Nhện Tarantula có rất nhiều loại, đặc điểm chung là kích thước to lớn, hầm hố. Khi nuôi nhện cảnh Tarantula, mọi người đều quan tâm đến việc nhện có cắn người hay không. Nếu cắn thì có gây nguy hiểm không?
Trên thực tế, đa số nhện cảnh Tarantula có tính cách hiền hòa, nếu được ăn no thì sẽ không cắn chủ. Nhưng một số trường hợp nhện bị kích động, cảm thấy bị đe dọa sẽ cắn người. Vậy phải làm gì khi bị nhện cắn? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhện Tarantula có nguy hiểm không?
Tarantula là một họ nhện lớn với hơn 900 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Tất cả các loài thuộc họ này đều có độc. Được chia thành hai loại: độc tính mạnh và độc tính yếu. Một số loài có hình thức đẹp, dễ thuần được nuôi phổ biến để làm thú cưng. Cách xử lý khi bị nhện cắn cũng khác nhau.
Bị nhện cắn không phải là chuyện hiếm gặp đối với người chơi nhện cảnh. Đối với nhện độc tính yếu, cách xử lý tương đối đơn giản. Nhưng với loài có độc tính mạnh, vết cắn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến cái chết của con người. Kích thước của nhện cũng quyết định mức độ nguy hiểm của chúng.
Theo các bác sĩ thú y, nhện con kích dưới 5cm sẽ không cắn người. Khi lớn lên mới cắn. Đa số các trường hợp bị nhện cắn là do không biết cách cầm nắm hoặc chọc giận chúng. Do đó cần thận trọng khi nuôi dưỡng loài động vật này
Nhện Tarantula có độc tính mạnh
Những loài có độc tính mạnh ít khi được nuôi làm cảnh. Vết cắn của một số loài có thể gây đau đớn dữ dội và đi kèm với những cơn co thắt mạnh. Có thể tái phát trong một vài ngày sau đó. Nọc độc của một loài Tarantula châu Phi cũng gây ra ảo giác mạnh.
Khi bị nhện độc cắn, đầu tiên hãy dùng băng gạc hoặc dây buộc chặt phía trên miệng vết thương. Ngăn cản sự lan truyền của nọc độc đi khắp cơ thể.
Dùng túi chườm đá hoặc khăn mặt lạnh chườm bên ngoài vết thương. Sau đó nhanh chóng đến bệnh viện để chữa trị. Với vết thương do nhện độc cắn, bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh chuyên dụng để điều trị.
Nhện có độc tính yếu
Mặc dù có độc tính yếu, nhưng những vết thương cũng gây đau buốt và ảnh hưởng đến vài tháng. Với những người có thể chất đặc biệt, nọc độc của nhện Tarantula có thể gây sốc phản vệ. Đe dọa đến tính mạng.
Khi bị nhện cắn, đầu tiên hay dùng xà phòng rửa sạch chỗ bị cắn. Dùng nước lạnh xối rửa sạch sẽ. Sau đó chườm khăn mặt hoặc vải lạnh lên miệng vết thương. Người trưởng thành bị cắn có thể dùng Aspirin hoặc Paracetamol để giảm bớt triệu chứng. Nếu triệu chứng nghiêm trọng thì bắt buộc phải đến bệnh viện để điều trị.
Nếu trẻ nhỏ bị cắn, sau khi rửa sạch sẽ thì nên đưa đến bệnh viện kịp thời. Không được cho trẻ uống Aspirin. Việc điều trị phải tuân theo chẩn đoán và chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi nuôi nhện Tarantula
Mặc dù các loài được nuôi làm cảnh thường có tính cách ôn hòa, người nuôi vẫn nên thận trọng khi nuôi dưỡng. Bởi mặc dù không cắn, nhưng chúng có thể phóng lông tơ. Gây kích ứng da hoặc gây sốc với những người có cơ địa mẫn cảm.
Khi cho ăn và bắt chúng lên tay chơi đùa cần nhẹ nhàng, không có hành động bất ngờ. An toàn nhất là đeo găng tay dày. Chỉ cầm chơi khi nhện đã ăn no. Nếu bị nhện cắn cần bình tĩnh, đừng hoảng sợ. Tiến hành lần lượt các biện pháp sơ cứu. Tránh những nguy hiểm không cần thiết. Trường hợp nặng hãy tìm đến các cơ sở y tế.