Vẹt Palm Cockatoo là loài chim cảnh leo cây điển hình. Chúng chủ yếu sinh sống ở khu vưc rừng mưa nhiệt đới. Thông thường chúng sống theo đôi. Tới thời kỳ sinh sản thì ưa thích sống thành đàn. Loài vẹt này chủ yếu phân bố ở New Guinea và các đảo xung quanh và ở bang Queensland, Úc. Vẹt Palm Cockatoo rất phổ biến trên thị trường thú cưng quốc tế và Việt Nam. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu thêm thông tin về loài vẹt cảnh này nhé.
Giới thiệu chung về vẹt Palm Cockatoo
Tên khoa học: Palm Cockatoo
Tên Latin: Probosciger aterrimus
Bí danh: Palm Tree Cockatoo
Giới: Animalia
Ngành : Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Psittaciformes
Họ: Cacatuidae
Loài: Probosciger aterrimus
Phân loài: 3 phân loài
Người đặt tên và năm: Gmelin, 1788
Tên tiếng Anh: Palm Cockatoo
Kích thước chuồng nuôi vẹt Palm Cockatoo
Trong thời gian sinh sản vẹt Palm Cockatoo sẽ không làm tổ. Chúng sẽ sử dụng tổ đã được làm sẵn bị bỏ trống trong tự nhiên. Loài vẹt cảnh này có kích thước cơ thể chúng khá lớn. Vì vậy yêu cầu đối với môi trường nuôi dưỡng cũng tương đối cao.
Chuồng chim phải có kích thước lớn. Đường kính của tổ chim khoảng 25 – 60cm. Độ sâu thường thường khoảng gần 1m. Vẹt Palm Cockatoo sẽ sử dụng vật liệu thực vật khác nhau để làm tổ. Ví dụ như cành cây vừa và nhỏ, lá cây để trang trí cho tổ của mình.
Khu vực sinh sống của chúng có nhiều nguyên vật liệu thích hợp để xây tổ. Khi mùa sinh sản bắt đầu, chúng sẽ thường xuyên đến thăm những nơi này. Mục đích chính là thu thập nguyên liệu làm tổ. Năm này qua năm khác, việc sử dụng lặp đi lặp lại cùng một thời gian sinh sản phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
Vẹt Palm Cockatoo sinh sản
Mỗi lứa vẹt cái chỉ đẻ 1 quả trứng, đôi khi hai quả. Thời gian ấp trứng khoảng 30 – 33 ngày, khoảng 13 – 16 tuần thì lông sẽ mọc hoàn chỉnh. Vẹt bố mẹ cùng nhau ấp trứng. Việc nuôi dưỡng chăm sóc vẹt non hầu như do con đực phụ trách.
Nó có trách nhiệm tìm kiếm thức ăn cho vẹt con và con cái ăn. Vẹt non sau khi ra đời không có bất cứ cọng lông nào. Vẹt mẹ để vẹt con dựa vào cơ thể mình, khiến chung giữ được đủ nhiệt độ cơ thể. Cuối cùng khi vẹt non mọc lông, vẹt mẹ cũng có thể giúp vẹt bố tìm kiếm thức ăn. Nếu nuôi trong gia đình bạn có thể hỗ trợ chúng bằng cách pha chế thức ăn cho vẹt non bằng các công thức có sẵn.
Những con vẹt non không rời khỏi tổ cho đến khi đạt đến 100 – 110 ngày. Đó là khoảng thời gian ở trong tổ dài nhất trong tất cả các loài vẹt. Sau khi rời tổ, những con vẹt non sẽ không thể bay quá xa. Và chúng sống cùng bố mẹ thêm 6 tuần nữa.
Chim bố mẹ sẽ vẫn nuôi dưỡng cho đến khi mùa sinh sản tiếp theo bắt đầu. Khi vẹt sắp trưởng thành sẽ không được ở trong khu vực tổ ấm gia đình nữa. Độ tuổi để trưởng thành là khoảng 6 đến 7 năm.
Môi trường sinh sống của vẹt
Khi bạn nuôi dưỡng một chú vẹt Palm Cockatoo, đừng đợi đến khi mua được vẹt rồi mới mua dụng cụ sinh hoạt cho chúng. Như vậy rất bất lợi cho vẹt. Vẹt Palm Cockatoo trong môi trường tự nhiên ưa thích các khu vực rừng rậm nhiệt đới, vành đai ven rừng, thảo nguyên cây thưa rộng lớn…
Chính vì vậy, khi nuôi dưỡng trong gia đình bạn cần sắp đặt môi trường sống phù hợp. Đảm bảo cho các tập tính sinh sống ngoài tự nhiên của chúng. Vẹt Palm Cockatoo không thích môi trường bẩn. Vì thế nhất định phải đảm bảo lồng nuôi của chúng sạch sẽ. Nếu như phân của chúng quá nhiều thì phải chăm chỉ vệ sinh. Máng ăn, hộp đựng thức ăn, bình nước uống phải thường xuyên cọ rửa, đề phòng vi khuẩn sinh sôi.
Vẹt Palm Cockatoo cũng thích môi trường yên tĩnh. Khi cho vẹt tắm nắng, chú ý không tắm dưới ánh nắng gắt. Ví dụ khi bạn đặt một bệ tắm nắng thì không nên dựa ra ngoài. Vẹt không thể bị phơi nắng cả ngày được. Điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.
Trên đây là tất cả các thông tin tổng hợp về vẹt Palm Cockatoo mà bác sĩ thú y đã tổng hợp được. Hy vọng bạn có thể áp dụng để nuôi dưỡng chú vẹt của mình thành công. Nếu bạn muốn mua vẹt Palm Cockatoo, vẹt Lovebird, vẹt xám Úc… có thể tham khảo tại vietpet.vn.