Hành vi thỏ tự cắn chân mình thực ra không hiếm. Thông thường tình huống này xuất hiện khi môi trường sống không tốt và thân thể chúng bị ẩm ướt. Thỏ tự cắn chân mình vì ký sinh trùng hoặc bị các bệnh về da. Đặc biệt là khi thỏ bị ghẻ. Tất nhiên không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Cũng có khả năng chân của chúng bị thương. Vì vậy chúng có thói quen liếm chỗ bị thương. Có một vài trường hợp lại vì vết thương sắp khỏi nên bị ngứa. Để giảm bớt cảm giác ngứa chúng sẽ tự cắn chân mình. Bài viết dưới đây petmart.vn sẽ cùng bạn đọc làm rõ hơn về vấn đề này.
Thỏ bị ghẻ là như thế nào?
Thỏ bị ghẻ là 1 căn bệnh kí sinh trùng ngoài da rất phổ biến. Nó gây tác hại lớn trong ngành chăn nuôi thỏ. Trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, các loài ghẻ có thể truyền nhiễm và kí sinh trên da loài thỏ qua các đồ vật. Đặc biệt khi thỏ bị ghẻ có tốc độ lây lan cực kì nhanh. Nếu không kịp thời phát hiện và cách ly có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới những chú thỏ khỏe mạnh khác.
Thỏ bị ghẻ ở những lứa tuổi nào?
Căn bệnh ghẻ ít biểu hiện ở đàn loài thỏ con theo mẹ và thỏ từ 1 2 tháng tuổi. Tuy nhiên với loài thỏ từ 2 tháng tuổi trở đi, căn bệnh ghẻ phát triển rất nhanh. Đặc biệt, tỷ lệ loài thỏ mắc căn bệnh này vào mùa mưa thường nhiều hơn là vào mùa khô. Vì lúc này, môi trường sống ẩm ướt là điều kiện phát triển của các bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng.
Khi thỏ bị ghẻ, cơ thể của thỏ bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra. Xuất hiện tình trạng mất máu. Thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần. Sau đo sẽ chết. Do vậy, chủ nuôi cần chú ý phát hiện và chữa trị sớm.
Thỏ bị ghẻ rất hay cắn chân mình
Hành vi thỏ tự cắn chân mình là một dấu hiệu nhận biết của chủ nuôi và bác sĩ thú y. Thỏ không có thói quen tự cắn chân. Vì vậy sau khi khi chủ nhân phát hiện tình trạng này nên kiểm tra kỹ càng xem vị trí chúng cắn có vết thương không. Hoặc kiểm tra xem có phải vì vấn đề về da không. Nếu có vết thương nên nhanh chóng cạo sạch lông đồng thời sát khuẩn. Nếu có bệnh về da nên nhanh chóng tiến hành chữa trị. Cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống.
Thỏ bị bệnh ghẻ ở chân do môi trường chăm sóc thấp, hoặc vệ sinh không hợp lý dẫn đến. Ngoài việc làm sạch và không chuồng, cần làm sạch chân, khử sâu bọ cho chúng định kỳ.
Ngoài ra, hành vi thỏ tự cắn chân mình còn mang nhiều dấu hiệu bệnh tật khác. Trên chân thỏ có thể có vết thương. Thỏ có thể cắn vào chân khi chúng bị đau. Một vết cắt do gai hay mảnh vỡ, hay những viên đá nhỏ mắc kẹt trong miếng đệm dưới bàn chân là một trong những nguyên nhân khiến chân của thỏ con bị đau đớn. Chúng sẽ tìm cách gạt những viên đá ra ngoài để giảm bớt đau đớn.
Chân bị viêm da: tình huống này thường có quan hệ trực tiếp tới tấm lót của chuồng. Vì vậy khi làm chuồng bằng trúc, nên lựa chọn chất liệu bằng phẳng, thẳng. Khoảng cách giữa các khe phù hợp khoảng 1.2cm để phân có thể lọt xuống dễ dàng.