Trong mùa hè nóng nực và oi bức, làm thế nào để phòng bệnh khó thở cho Rùa? Trong quá trình nuôi dưỡng hàng ngày, môi trường nuôi không hợp lí rất dễ khiến rùa bị bệnh khó thở. Trong hoàn cảnh nhiệt độ cao, khí áp thấp, dưỡng khí trong nước giảm cũng sẽ khiến rùa ngạt hơi. Vậy chúng ta có cách nào để phòng tránh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của petmart.vn nhé!
Nguyên nhân khiến rùa bị bệnh khó thở
Các loại Rùa bán cạn thường trầm mình một thời gian rất dài dưới đáy nước, vì không thể lên bờ, chúng chỉ có thể trôi nổi trên mặt nước, nhô chiếc cổ dài ra để thở, qua một thời gian dài khiến sức Rùa không đủ mà sặc nước. Có khi thay nước, lượng nước lớn đột nhiên đổ tới, va đập quá lớn trên mặt nước cũng có thể khiến chúng chết đuối.
Triệu chứng bệnh ở rùa cảnh
Phần cổ Rùa sưng to, bốn chân yếu đuối. Đặc biệt là phần cổ thô to, phần đầu liên tục nhô ra hoặc nghểnh lên, khi bệnh nhẹ Rùa còn có thể há miệng ra thở. Khi giải phẫu có thể trông thấy phần phổi Rùa ngập nước, thể tích tăng, do thiếu Canxi và dưỡng khí nên máu biến thành màu đen.
Phương pháp trị liệu
Khi phát hiện Rùa bệnh, hãy hạ đầu Rùa xuống để nước trong mũi chảy ra ngoài, đồng thời dùng ngón tay ấn tứ chi của Rùa theo quy luật. Rùa bị ngạt nước nhẹ có thể đặt ở nơi thông thoáng, để chúng từ từ hồi phục. Tiêm Furosemide để kích thích phổi đẩy nước ra ngoài; Tiêm kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi.
Cách phòng tránh bệnh khó thở cho rùa cảnh
- Bình thường nên đảm bảo nước trong ao duy trì ở mức cố định, không được để quá sâu. Các bờ dốc, bờ cho ăn, bờ phơi nắng trong hồ không tạo góc nghiêng quá lớn so với với mặt nước để thuận tiện cho việc bò lên bò xuống của Rùa.
- Trong thời tiết oi nóng, nên thay nước cho hồ nuôi, thêm nước sạch, đặt thiết bị bơm khí Oxy hoặc thiết kế hệ thống lọc khí cho hồ.
Rùa bán thuỷ sinh và Rùa cạn cũng rất dễ ngạt hơi với quy mô lớn. Ví dụ trong trường hợp ngâm nước không hợp lí. Dùng nước quá sâu để nuôi Rùa bán thuỷ sinh… Do đó các chủ nuôi trước khi nuôi Rùa cần tìm hiểu kỹ lưỡng về chú Rùa mà mình muốn nuôi. Đừng để xảy ra các tình huống đáng tiếc sau này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh cho bệnh ngạt hơi của Rùa. Các chủ nuôi đã nắm chắc cả rồi chứ? Hi vọng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp ích nhiều cho các bạn!