Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang bầu nuôi mèo là không nên, hoặc có bầu nuôi mèo sẽ rất nguy hiểm. Việc tiếp xúc với mèo có thể gây nguy hiểm. Một số người trong gia đình thậm chí còn lo lắng “khuyên nhủ” bỏ mèo đi. Không cách nào giải thích được với từng người để xua tan quan niệm “mèo sẽ khiến mẹ bầu sẩy thai và lây nhiễm bệnh cho con người”. Vậy thực hư việc mang thai nuôi mèo như thế nào? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
Ký sinh trùng Toxoplasma Gondii ở mèo
Toxoplasma Gondii còn được gọi là Toxoplasma, T.Gondii, trùng cong. Có thể xuất hiện trên hầu hết các động vật máu nóng như chó, mèo… Trứng của ký sinh trùng có trong đất bùn, rau quả… xâm nhập vào một vật chủ trung gian như chim, chuột, bò, dê… Khi mèo ăn thịt các động vật này, kí sinh trùng sẽ lây nhiễm sang cơ thể mèo.
Ở một số động vật (như chó), trứng của Toxoplasma không được bài tiết ra môi trường. Do đó không thể lây bệnh. Trong khi đó, chúng lại dễ dàng phát triển và đẻ trứng trong đường ruột của mèo. Sau đó được bài tiết ra ngoài qua phân. Mèo hoang có tỉ lệ mắc ký sinh trùng cao hơn mèo cảnh (mèo Anh lông ngắn, mèo tai cụp, mèo ba Tư…). Nhiều người cho rằng, người mang bầu nuôi mèo sẽ có nguy cơ cao nhiễm Toxoplasma.
Mèo rất khó mắc ký sinh trùng Toxoplasma Gondii
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng bệnh Toxoplasma trên mèo rất thấp. Tại Najiya Animal Clinics, bệnh viện thú y lớn nhất Bắc Kinh, Trung Quốc, số lượng mèo bị mắc bệnh hàng năm chỉ chiếm khoảng 2-3%.
Lý do là mèo sinh sống trong thành phố thường rất sạch sẽ. Chúng chủ yếu được ăn thức ăn cho mèo chuyên dụng, hoặc đồ hộp cho mèo. Nhiều con mèo rất ít khi ra ngoài đường. Nhờ đó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ký sinh trùng. Như vậy, không phải tất cả phụ nữ mang thai nuôi mèo đều nhiễm virut
Ở những gia đình nuôi nhiều mèo, mặc dù sống cùng một nhà nhưng không phải tất cả mèo đều bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng sau khi vào cơ thể mèo phải mất tới 2 tuần mới có thể sản sinh ra nang trứng và bắt đầu gây bệnh.
Nang trứng sau khi ra ngoài cơ thể phải mất ít nhất 1 ngày hoặc vài ngày mới có thể lây bệnh. Trừ khi bạn không làm tốt việc vệ sinh, chất thải để vài ngày mới được dọn dẹp. Nếu không rất ít khi mèo bị bệnh. Thế nên nguy cơ người mang bầu nuôi mèo bị nhiễm virut cũng rất hiếm. Không như nhiều lời đồn thổi.
Mang bầu nuôi mèo con được không?
Hiện nay, rất nhiêu phụ nữ mang bầu nuôi mèo. Họ có thể nuôi từ lúc chưa có bầ. Tuy nhiên thời gian người mẹ mang bầu nuôi mèo chỉ cần chú ú một chút, chứ không quá ảnh hưởng tới cuộc sống của mẹ bầu. Không nên nghe những thông tin đồn thổi.
Mang bầu nuôi mèo hay không còn tùy thuộc vào mức độ gần gũi và cách chăm sóc của từng người. Hãy yên tâm vì chúng không lây qua lông, mắt, mũi hay bất cứ bộ phận nào khác của mèo. Chỉ khi người mang bầu nuôi mèo bị dị ứng thì có thể mắc phải một số bệnh hô hấp do hít phải lông mèo mà thôi.
Nhưng có một thực tế đáng buồn, hàng ngày vẫn không đếm hết bao nhiêu con mèo vô tội bị chủ bỏ rơi. Chúng vô tình trở thành những chú mèo hoang không ai chăm sóc. Giống như vừa mất đi một người mẹ thứ 2 vậy. Đa số mọi người đều không hiểu rằng bệnh Toxoplasmosis ở mèo khá hiếm. Và đều cho rằng mang thai nuôi mèo chắc chắn bị bệnh và ảnh hưởng tói con.
Đó là chưa kể liệu những bà mẹ tương lai có bao giờ tự hỏi chính mình: “Làm cách nào mẹ có thể dạy con tính nhân ái, lòng yêu thương và trách nhiệm. Khi ngày mẹ đón chào con cũng là lúc chính bản thân mẹ bỏ đi người bạn bốn chân đã từng tồn tại gắn bó với mẹ rất lâu trước khi con đến với thế giới này?”
Tại sao cho rằng mang bầu nuôi mèo rất nguy hiểm?
Toxoplamosis là một bệnh truyền nhiễm do virút Toxoplasma Gondii gây ra. Virut này có trong đất cát, thịt sống và phân mèo. Những người khỏe mạnh dù bị virut này tấn công cũng không bị ảnh hưởng gì.
Phụ nữ khi mang thai nuôi mèo nếu bị virut Toxoplasma Gondii tấn công sẽ có nguy cơ rủi ro bị sẩy thai. Hoặc có bầu nuôi mèo bị nhiễm virut sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, em bé sinh ra có khả năng bị dị tật.
Ở nước ta hầu như chưa có vacxin ngừa virut Toxoplasma Gondii. Chính vì thế nên nỗi hoang mang về chuyện “nghe đồn người mang thai nuôi mèo, chơi với mèo sẽ gây hại cho bào thai” càng trở nên ám ảnh hơn. Thế nhưng nỗi lo sợ này thường bị thổi phồng hơn sự thật, khiến người có bầu nuôi mèo hoang mang.
Thứ nhất, không phải tất cả các mẹ mang thai nuôi mèo có virut này đều sẽ truyền sang con. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ mẹ truyền virut này sang con là 15%. Tiếp 3 tháng giữa thai kỳ là 30%.
Và 3 tháng cuối thai là 60%. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, dù tỉ lệ mẹ truyền sang con là cao nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hẳn đi. Nếu người mẹ mang bầu nuôi mèo có virut này vài tháng trước khi có thai thì sẽ không thể truyền cho con khi mang thai được.
Thứ hai, không phải cứ là mèo thì chắc chắn sẽ có virut này. Chỉ những chú mèo hay ăn đồ ăn sống, hay đi rong nghịch đất ngoài vườn mới có nguy cơ bị nhiễm. Nuôi mèo con trong nhà và sử dụng thức ăn cho mèo được nấu chín sẽ không có cách nào tiếp xúc với loại virut này.
Cuối cùng, cách duy nhất để người mang thai nuôi mèo bị nhiễm Toxoplamosis là dùng tay không đụng vào phân của chúng. Toxoplamois không lây qua lông mèo, mắt mũi miệng tay chân mèo. Nên người mang bầu nuôi mèo có thể yên tâm nếu không có những hành vi trên.
Hướng dẫn người có bầu nuôi mèo an toàn
Một số lời khuyên từ bác sĩ thú y có thể giúp phụ nữ có bầu nuôi mèo:
- Nếu bạn mang bầu nuôi mèo thì hãy nhờ người khác dọn phân mèo giùm bạn. Nếu trường hợp không ai làm giúp, bạn cần đeo găng tay loại dùng 1 lần rồi bỏ đi khi dọn phân mèo. Có thể đeo cả khẩu trang. Và sau đó nhớ rửa tay sạch sẽ.
- Virut Toxoplasma Gondii bắt đầu phát triển trong phân mèo 24 giờ sau khi được thải ra. Điều đó có nghĩa là nếu người có bầu nuôi mèo dọn phân thường xuyên mỗi ngày và tốt nhất là nhanh chóng sau khi chúng “ị” thì khả năng lây virut này là hoàn toàn không có.
- Huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ.
- Người có bầu nuôi mèo nên giữ mèo trong nhà, hạn chế cho chúng chơi đất cát ngoài vườn ngoài đường.
- Cho mèo ăn thức ăn khô của mèo hoặc thức ăn đã được nấu chín.
- Khi mang thai nuôi mèo cần thường xuyên dọn dẹp khay vệ sinh cho mèo và nơi ở của thú cưng.
- Tắm rửa và chải lông cho mèo thường xuyên. Nếu trong gia đình có người mang bầu nuôi mèo, cần vệ sinh sạch sẽ khu vực sống.
Phân nửa các trường hợp người mang bầu nuôi mèo nhiễm Toxoplamosis là do ăn thức ăn sống (nhất là thịt sống). Và do tay tiếp xúc với đất cát rồi đưa vào mắt mũi miệng. Điều này không hề liên quan gì đến mèo. Thế nên những phụ nữ mang bầu nuôi mèo cần ăn đồ ăn đã nấu chín. Rửa tay bằng xà bông thường xuyên. Đeo găng tay nếu bạn làm vườn.
Vì vậy, những bà mẹ có bầu nuôi mèo hãy yên tâm bên cạnh thú cưng của mình nhé. Đừng làm tổn thương những người bạn bốn chân vô tội và cũng đừng làm tổn thương chính mình – trái tim của người sắp bước vào làm Mẹ.