Skip to content
PetShop
  • Trang chủ
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác
PetShop

Phòng bệnh và điều trị Rùa bị bệnh tắc nghẽn trực tràng

15/02/2024 0
admin ajax 317

Tháng 9 đúng như kỳ hạn mà đến, thời tiết dần dần chuyển sang lạnh hơn, lúc này cũng là thời kỳ cao điểm rùa mắc bệnh tắc nghẽn trực tràng. Bệnh tắc nghẽn trực tráng do cái gì, phán đoán như thế nào, sau khi phát hiện thì điều trị ra sao, bài viết này Bác sĩ thú y sẽ nói cho mọi người biết.

Tắc nghẽn trực tràng

Nguyên nhân gây bệnh: Hai mùa xuân thu dễ phát sinh bênh này, chủ yếu là do môi trường sinh sống của rùa có sự chênh lệch nhiệt độ biến đổi quá nhanh quá lớn, đặc biệt là trong phòng 6 tiếng khi rùa ân thức ăn, khiến cho nhiệt độ cơ thể của rùa hạ xuống nhanh chóng, chức năng sinh lý suy giảm, không thể tiến hành tiêu hóa, bài tiết bình thường, phân bị tích tụ trong cơ thể, trở nên cứng, và càng tích càng nhiều, tạo thành rạn nứt trực tràng, cuối cùng dẫn đến cái chết của rùa.

Triệu chứng: Rùa mắc bệnh ít vận động hoặc là không vận động, gốc đuôi thường sẽ to thô, bốn chân hơi sưng phù, mắt không có thần. Khi lật mai lưng ngược lại, qua thời gian dài không nhúc nhích hoặc không thể tự mình lật lại, không bài tiết phân ra ngoài.

Điều trị: Bệnh này chủ yếu nên phòng ngừa

Trước khi rùa ngủ đông khoảng 1 tuần thì dừng cho ăn, cho rùa vào trong nước khoảng 30oC, mực nước nên vừa hay đến mai lưng của nó, ngâm trong vòng 20 phút, để cho rùa thải sạch sẽ lượng phân trong cơ thể. Sau đó mới để nó ngủ đông tự nhiên.

Rùa trong thời kì đầu mắc bệnh, có thể đặt rùa ở trong nước khoảng 35oC để ngâm tắm trong khoảng 20 phút, xem xem có phân bài tiết ra hay không. Nếu như không có, thì có thể dùng hai tay từ từ ấn bốn chân và đầu của rùa từ ngoài vào trong mai, để giúp chúng bài tiết, cũng có thể dùng ống thụt hoặc là nước xà phòng ấm nhỏ trực tiếp vào trong trực tràng của rùa bệnh, rồi đặt vào trong nước ấm một thời gian (khoảng 20 phút), rồi ấn nhẹ để giúp bài tiết, rùa bệnh nghiêm trọng dùng cách này sẽ không có hiệu quả, tỷ lệ tử vong cực kỳ cao.

Nguyên tắc “4 đúng” của việc cho rùa ăn

Đúng thời gian

Rùa là động vật biến nhiệt, nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước có quan hệ mật thiết với sự kiếm ăn, sinh trưởng và phát triển của chúng.

Khi nhiệt độ nước đạt mức 20oC thì có thể bắt đầu thử cho chúng ăn thức ăn cho rùa, mùa xuân màu thu mỗi ngày cho ăn 1 lần, thời gian cho ăn tốt nhất là khoảng 9-10h hoặc là 14-15h.

Mùa hè nhiệt độ nước cao, sự ham muốn ăn của rùa mạnh mẽ, sinh trường phát triển nhanh, phải nắm bắt được thời gian cho ăn đầy đủ với thức ăn chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của rùa, mỗi ngày cho ăn 2 lần, 6-7h, 17-18h mỗi khoảng thời gian cho ăn 1 lần.

(Đương nhiên những bạn nuôi rùa có thể căn cứ bào thời gian của mình để xác định, tức là mỗi ngày đên cho ăn vào khoảng thời gian giống nhau là tốt nhất.)

Đúng định lượng

Theo tiêu chuẩn: Lượng thức ăn hàng ngày bằng khoàng 3% tổng trọng lượng cơ thể rùa.

Tháng 6 đến tháng 8 cho ăn nhiều, tháng 4-5, 9-10 cho ăn ít, thời gian ngủ đông không cho ăn.

Tuy nhiên lượng này tương đối khó khống chế, vẫn nên để chúng ăn xong trong vòng 10 phút là được, cụ thể theo tình hình thời tiết và tình trạng kiếm ăn của rùa để nắm bắt linh hoạt.

Đúng vị trí

Thức ăn cho rùa tốt nhất đên đặt ở cùng một vị trí, như vậy có thể khiến cho rùa có thói quen đến ăn thức ăn ở cùng một vị trí, cũng khiến cho các bạn nuôi rùa có thể nắm chắc chuẩn xác tình hình kiếm ăn của rùa.

Đúng chất lượng

Thức ăn mồi phải có dinh dưỡng phong phú, vừa miệng tính tốt, thức ăn cho rùa là loại thức ăn vô cùng lý tưởng cho rùa, có lợi cho tiêu hóa và sự hấp thụ của rùa.

Nếu như muốn cho ăn các loài động vật mồi, cũng ghi nhớ rằng phải cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn, và nên cho thêm một lượng nhỏ các khoáng chất và đa dạng các loại vitamin thích hợp vào mồi sống.

Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS

Nội dung liên quan

Phòng bệnh và điều trị Rùa bị bệnh tắc nghẽn trực tràng

Hướng dẫn nuôi rùa hộp ba vạch đắt hơn vàng đang gây sốt

Phòng bệnh và điều trị Rùa bị bệnh tắc nghẽn trực tràng

Điều kiện môi trường sống của Rùa Chân Đỏ Red Foot Tortoise

Phòng bệnh và điều trị Rùa bị bệnh tắc nghẽn trực tràng

15 quy tắc cần thuộc lòng khi nuôi Rùa trong nhà

Leave a Comment Hủy

Tin cập nhật

macdinh 679

Chế độ khẩu phần ăn cho chó con luôn khỏe mạnh

15/02/2024
macdinh 678

Chăm sóc chó Alaska con 2 tháng tuổi cần chú ý gì?

15/02/2024
macdinh 677

8 cách huấn luyện dạy chó ngồi im theo mệnh lệnh

15/02/2024
macdinh 676

Nguyên nhân và cách chữa bệnh chó bị sỏi thận

15/02/2024
macdinh 675

Chuẩn đoán và điều trị loạn sản xương hông ở chó

15/02/2024

Chó Cảnh

macdinh 679

Chế độ khẩu phần ăn cho chó con luôn khỏe mạnh

macdinh 678

Chăm sóc chó Alaska con 2 tháng tuổi cần chú ý gì?

macdinh 677

8 cách huấn luyện dạy chó ngồi im theo mệnh lệnh

Bài mới

macdinh 679

Chế độ khẩu phần ăn cho chó con luôn khỏe mạnh

macdinh 678

Chăm sóc chó Alaska con 2 tháng tuổi cần chú ý gì?

macdinh 677

8 cách huấn luyện dạy chó ngồi im theo mệnh lệnh

Copyright © 2025 PetShop
Offcanvas
  • Trang chủ
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác