Việc bị chó cắn chắc hẳn sẽ khiến cho nhiều người lo lắng. Bởi nếu không chú ý tới vết thương có thể gây ra những rủi ro vô cùng đáng tiếc. Đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh dại có thể gây tử vong ở người. Chó cắn người xảy ra bởi rất nhiều lý do. Bạn có thể bị cắn bởi một chú chó con đang trong giai đoạn mọc răng. Hay thậm chí bị tấn công bởi một con chó lạ trên đường. Bị chó dại cắn phải làm sao, có chết người không?…
Để tránh những rủi ro, bạn cần có những hiểu biết và học cách sơ cứu khi bị chó dại cắn kip thời. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng theo những cách mà Pet Mart chia sẻ dưới đây. Tuy nhiên, những gì bạn làm còn phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và tính nghiêm trọng của vết thương.
Nguyên nhân khiến một chú chó khó gần
Nếu mọi việc suôn sẻ, khi những con chó nhỏ lớn dần chúng biết vị trí của mình trong đàn. Chúng sẽ tôn trọng những con chó ở địa vị cao hơn. Đồng thời hướng dẫn những con chó ở địa vị thấp hơn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp con người nhận nuôi một chú chó con rất nhỏ. Chúng không thể tiếp tục các bài học của chó mẹ.
Các quy tắc, ranh giới và những giới hạn mà tất cả những chú chó cần phải được dạy dỗ đều không được học. Nếu con người không thiết lập các quy tắc của đàn mới cho chúng, sau này chó sẽ không biết cách cư xử. Và có thể trở nên hung dữ, khó gần.
Chó khó gần không biết cách tôn trọng không gian
Một chú chó được dạy dỗ sẽ biết vị trí của nó trong đàn. Trong khi đó một chú chó khó gần thì không. Một trong những dấu hiện nhận biết đó là chúng không tôn trọng không gian của con người. Hoặc động vật, đặc biệt là trong đàn riêng của mình.
Những chú chó đến chỗ con người để xin ăn trong bữa ăn. Hoặc cố gắng để “chắn giữ” người hoặc động vật khác trong nhà bằng cách chạy quanh hoặc đẩy họ. Chúng cũng có thể làm cho con người lúng túng bằng cách cố gắng đẩy mõm của chúng lên hoặc nhảy trên bất kỳ người nào đi vào nhà… Thậm chí còn bị chó cắn. Điều này làm cho mọi người cảm thấy khó chịu và bực bội
Chó khó gần khi bị quá kích động
Đối với con người, thật dễ dàng để xem một con chó điên quay tròn, sủa và nhảy lên vui mừng khi thấy chủ trở về nhà. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra dưới góc nhìn của một chú chó. Một chú chó quá vui mừng hành động như vậy vì nó không có bất kỳ quy tắc về việc phải đi đâu hoặc làm gì trong những tình huống nhất định.
Vì vậy tất cả sức lực của nó được diễn tả về mặt thể chất một cách ngẫu nhiên. Và khi cơ thể của chúng bị kích thích, nó không thể bình tĩnh lại. Giải pháp cho hành động này đó là hãy cho chúng vận động. Những chú chó quá khích này cần vận động nhiều để tiêu hao năng lượng dư thừa.
Chủ nhân cũng cần phải dừng lại việc thưởng cho những hành vi quá kích đó của chúng. Nếu bạn không muốn chú chó của bạn nhảy chồm lên, bị chó cắn tay chân khi bạn trở về nhà. Tốt nhất bạn nên phớt lờ nó khi ở trong trạng thái đó. Chú chó sẽ không mang tính thù hằn cá nhân. Nó sẽ chỉ biết rằng qua sự phấn khích không kiếm được một phần thưởng nào cả.
Chó khó gần có thể kéo hoặc tấn công khi đi dạo
Với vai trò là người dẫn dắt, chủ nhân luôn luôn là người ở phía trước khi đi dạo. Và một trong những vấn đề phổ biến nhất đó là những chú chó thường kéo họ đi. Hoặc chú chó khác cư xử tốt đột nhiên sẽ nhào đến khi chúng nhìn thấy một con chó hoặc một người đi bộ. Hãy cẩn thận tránh bị chó cắn.
Trong những trường hợp này, chú chó không nhận được sự dẫn dắt cần thiết từ con người ở đầu bên kia của dây xích. Vì vậy nó tự nhiên di chuyển tới phía trước. Vì thế mà mỗi đàn bầy phải có một người dẫn dắt. Giải pháp cho trường hợp này đó là người cầm dây xích chó cần phải học cách bình tĩnh và quyết đoán. Không để cho chó vượt lên phía trước. Đồng thời không cho chúng tìm cách phản ứng với yếu tố môi trường. Hãy hướng dẫn chúng tới một chú ý khác tốt đẹp hơn.
Chó khó gần luôn tránh né đồng loại hoặc người lạ
Tâm lý của loài chó rất khác nhau. Một chú chó khó gần đều cố gắng tránh tất cả mọi người. Có thể là những người lạ hoặc là động vật khác. Vốn có bản năng tự nhiên luôn vui vẻ trong đàn. Nơi chúng được các thành viên trong đàn bảo vệ. Khi chúng cảm thấy như thể chúng đã bị đẩy ra khỏi đàn và việc chúng phản ứng là để lẩn tránh hoặc chạy trốn.
Giải pháp cho những chú chó nhát gan có thể khó thuần phục hơn so với những chú chó tích cực. Nhưng tất cả đều bắt đầu với bài học với sự tin tưởng bạn – người dẫn đầu của chúng. Nếu bạn là một người dẫn dắt một chú nhút nhát, bạn có thể phải ép buộc mình phải làm lơ nó trong một thời gian. Có thể là “không liên lạc, không nói chuyện, không giao tiếp bằng mắt” cho đến khi chúng cảm thấy thoải mái tiếp cận trong không gian của bạn.
Bị chó cắn do đang trong thời kì mọc răng
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp rất nhiều tình huống bất ngờ như chú chó bỗng nhiên sủa ầm ý hoặc tự ý lao tới cắn người. Tuy nhiên không phải tự nhiên nó lại trở nên như vậy. Tất cả đều có nguyên nhân. Vì thế khi thấy chú chó có dấu hiệu bạo lực không nên vội bỏ chạy. Càng chạy càng có thể bị chúng tấn công. Đặc biệt là khi thiếu hiểu biết mà bị chó dại cắn thì thật đáng tiếc. Việc tìm hiểu lý do rõ ràng có thể giúp bạn hiểu được hành vi của chúng hơn.
Ở một thời kì nào đó, chó con thường cắn người. Đó là những gì chúng làm khi chúng đang mọc răng. Đôi khi, một chú cún con có thể cắn xước da bạn. Nhưng điều quan trọng là đó chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của chúng.
Để xử lý vấn đề này, bạn phải giữ bình tĩnh. Tránh đánh mắng có thể làm tổn thương đến cún con của bạn. Việc sơ cứu khi bị chó cắn khi còn nhỏ cũng không quá phức tạp. Thông thường chỉ là những dấu cắn in hằn rất nhẹ.
Do trẻ em trêu đùa dẫn tới hành vi chó cắn người
Trẻ em bị chó cắn là một trong những tai nạn vô cùng đáng tiếc. Em bé và những chú chó có thể trở thành bạn tốt của nhau nếu cả 2 biết cách tương tác với nhau. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ khá tinh nghịch. Chúng chơi đùa một cách vô tư và không thể nhận thức được nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào. Việc trêu đùa những chú chó có vẻ như là việc chúng vô cùng thích thú. Điều này có thể khiến chú chó của bạn cáu giận.
Có thể là chạy nhảy, nhìn chằm chằm, cầm đuôi, cầm roi chơi đùa… Điều này có thể khiến cho chú chó cảm thấy sợ hãi và hoảng loạn. Như một quán tính, đối tượng sẽ bị chó cắn. Trẻ con thì không biết cách phòng vệ. Và sẽ thật đáng tiếc nếu điều này xảy ra.
Một trường hợp cũng khá hay xảy ra đó là việc đánh thức một chú chó đang ngủ. Có thể chúng sẽ giật mình và bị chó cắn vô ý thức. Hãy nhắc trẻ em không trèo lên người những chú chó. Không riêng gì với chó nhà, bạn cần dạy cho những đứa trẻ không nên quá thân thiết với những chú chó lạ.
Chó là loài trung thành và thân thiện với chủ nhân. Chúng cũng yêu quý trẻ em và người già. Tuy nhiên, những đứa trẻ thì lại chơi đùa theo chiều hướng không tốt. Không chỉ bị chó cắn khi ở trong nhà, những hành vi của trẻ có thể khiến chúng bị chó dại cắn khi chơi đùa bên ngoài. Chính vì vậy bạn cần dạy bảo chúng một cách nghiêm túc.
Bị chó cắn do đang bị căng thẳng sợ hãi
Những chú chó nhút nhát dễ rơi vào tình trạng tấn công người khác. Có thể sợ hãi âm thanh lớn như giống như pháo hoa, sấm sét hay sự xuất hiện đột ngột của một chú chó lớn… Điều này sẽ khiến chúng nhút nhát sợ hãi và sinh ra hành vi dữ tợn. Tình trạng này khá dễ xử lý, chủ nhân duy trì bình tĩnh, an ủi để xoa dịu chúng, để chó cưng cố gắng thả lỏng thư giãn.
Bi chó cắn do tranh chấp quyền lực địa vị
Giữa chó cũng có sự phân biệt giai cấp cho dù là bên trong hay bên ngoài. Nếu nhà bạn không chỉ nuôi một chú chó hoặc còn nuôi những thú cưng khác, chó sẽ thiết lập vị trí lãnh đạo. Chúng cũng có thể có hành vi tấn công.
Có lúc, chó sẽ cho rằng con người là một thành viên trong nhóm của chúng. Chúng cũng sẽ nhe răng gầm gừ, sủa lớn và thậm chí là chó cắn người. Chủ nhân cần tỏ ra mạnh mẽ hơn. Nếu ở bên ngoài, chó con thể hiện uy hiếp những chú chó khác thì chú ý không được để chúng xảy ra tranh đấu.
Bị chó cắn vì đang giận cá chém thớt
Đá, ném đồ vật là cách con người trút giận lên những thứ không liên quan. Loài chó cũng có hành vi như vậy. Chú chó có thể bị một con khác hoặc đồ vật gì đó làm tức giận, nếu nó không thể trực tiếp trút giận lên đó, nó sẽ tùy tiện tìm một đối tượng khác làm mục tiêu. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng mà chủ nhân cần biết.
Bị chó cắn do đang trong thời kỳ động dục
Chó cắn người có khả năng xảy ra trong thời kỳ sinh sản. Vì lúc này Hormone tiết ra, dẫn đến hành vi tấn công bất ngờ. Khi chó mẹ chăm sóc chó con, cũng sẽ trở nên cáu kỉnh. Lúc này xuất hiện hành vi tấn công người là điều bình thường. Có thể là chúng đang coi đó là hành vi tự vệ. Chính vì vậy không bao giờ được quấy rầy một chú chó đang ngủ, đang ăn, hoặc đang chăm sóc chó con.
Chó tấn công người do bản năng giống loài
Bên cạnh một số giống chó rất thân thiện, hiền lành còn có một số giống chó mang tính cách khó gần. Hoặc trải qua các lớp huấn luyện chó, chúng được học cách tấn công và cắn con mồi. Nếu không dạy dỗ đúng cách rất có thể sẽ phản tác dụng.
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này như: chó Pitbull tấn công người không? Chó Alaska tấn công người đúng hay sai? Chó Rottweiler tấn công người có gây nguy hiểm? Chó Becgie tấn công người nhà không? Gặp chó hoang tấn công người thì nên làm gì? Chó dại cắn, tấn công người biểu hiện như thế nào?… Cũng có rất nhiều các video chó tấn công người được đăng tải trên mạng xã hội. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân làm chúng tấn công thì rất có thể những phản ứng của bạn sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn.
Có không ít giống chó, mục tiêu đầu tiên khi huấn luyện chúng là cắn con mồi hoặc để chiến đấu. Đặc biệt là những giống chó săn. Khác hoàn toàn với việc chơi đùa cùng chủ nhân. Vì thế, nói một cách tương đối có một vài chú chó con có tính cách ngoan cường dũng cảm. Chúng có bản năng tấn công và cắn
Ví dụ, những giống chó sục như Terrier Mỹ, chó Pit bull, Ngao, Becgie, Rottweil… Theo thống kê những giống chó này cắn người thường xuyên hơn. Tuy vậy, chúng có bản chất hung hăng dũng cảm, không có nghĩa là chúng nguy hiểm. Nếu chủ nhân biết cách huấn luyện đúng, chúng sẽ rất ngoan ngoãn và ứng xử tốt
Bị chó cắn do chúng đang có vấn đề về sức khỏe
Rất nhiều bệnh khiến chó con bị đau hoặc có những tình trạng không thoải mái. Chú chó rơi vào tình trạng như vậy trong thời gian dài sẽ khiến tâm trạng chắc chắn cũng không thể tốt được. Lúc này loài chó cũng dễ bị kích thích hơn. Vì thế nếu thấy chú cún của bạn có những dấu hiệu bất thường, nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra.
Nhận biết dấu hiệu chó sắp tấn công bạn
Bản năng tự nhiên của chó là hay tò mò và bảo vệ những gì thuộc lãnh thổ của chúng. Vì vậy, để tránh xung đột không cần thiết, bạn cần theo dõi hành vi của chúng. Chỉ lại gần những chú chó có thái độ tích cực. Đối với những giống chó nguy hiểm, chúng có thể tấn công bạn bất kì lứa tuổi nào. Dưới đây là một vài biểu hiện của chó dữ:
- Gầm gừ và nhe răng thể hiện rõ sự bị xâm lược lãnh thổ.
- Mắt trợn nhìn rõ lòng trắng cho thấy chó đang tức giận, một chú chó bình thường sẽ không làm như vậy.
- Tại vểnh lên, kéo lại về phía sau.
- Đầu, vai và hông thẳng hàng.
Khi sắp bị chó dại cắn và tấn công nên làm gì?
Có rất nhiều cách để xử lý tình huống này một cách hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một vài cách sẽ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần phải thật bình tĩnh trong trường hợp này. Đồng thời sử dụng một số biện pháp sau đây để giữ an toàn cho chính mình.
Giữ thái độ bình tĩnh khi sắp bị chó dại cắn
Thường thì mọi người hay có hành vi bản năng là vung tay lên để dọa chó không cắn mình. Nhưng vung tay nhanh cũng kích thích chó cắn người. Chó phản ứng rất nhanh với các chuyển động. Khi vung tay dễ bị tấn công vào ngực, vào cổ. Nếu chú chó đã được huấn luyện tấn công thì nó sẽ nhảy xổ vào cắn ngay nếu nhìn thấy cánh tay vung lên. Hãy bình tĩnh và đưa ra những hành động khiến chú chó giảm bớt sự hung hăng của mình.
Khi một chú chó lạ tiến đến gần, bạn hãy đứng yên một chỗ. Tuyệt đối không vẫy tay xung quanh hoặc đá chân, chúng sẽ cho rằng những hành động này là một mối đe dọa.
Nắm chặt 2 bàn tay và duỗi thẳng, tuyệt đối không nhìn vào mắt chúng. Điều này sẽ làm cho chúng nghĩ bạn là một cái cây. Chó sẽ thấy chán nản, không cảm thấy bị đe dọa và bỏ đi.
Có nhiều trường hợp chúng sẽ tiến đến sát với vị trí bạn đang đứng. Thậm chí còn đánh hơi tuy nhiên mục đích của chúng lại không phải là tấn công bạn. Không nên quá căng thẳng.
Không nên bỏ chạy khi gặp chó dữ. Việc bạn cố chạy thoát sẽ làm đánh thức bản năng săn mồi của động vật. Tốc độ khi chạy của chó nhanh hơn bạn rất nhiều. Mất bình tĩnh có thể bị chó dại cắn vì kích thích hành vi hung dữ của chúng.
Đánh lạc hướng khi bị chó cắn, gầm gừ
Chó thích những vật chuyển động
Bẩm sinh loài chó yêu thích những vật thể đang vận động. Ví dụ như bóng đang lăn, thỏ đang chạy nhanh, người đang chạy… Nhưng cũng có lúc chúng có thể không tấn công bạn, mà là muốn chơi cùng với vật thể đang vận động thôi. Đương nhiên, chơi cùng có thể bị cào hoặc cắn bị thương. Vì vậy, gặp phải tình huống này thì đứng im bất động.
Hoặc là ném chìa khóa hoặc thứ gì đó trên người bạn cho chúng đi nhặt. Sau đó gọi chủ của chúng tới dắt chúng đi. Đừng hét lên với chúng. Bởi vì nếu chú chó muốn tấn công bạn, bạn hét lên với nó sẽ khiến nó càng hung dữ hơn. Nếu như một chú chó muốn chơi với bạn, tiếng hét sẽ dọa nó sợ. Một khi nó sợ cũng có khả năng tấn công.
Nếu như chó đuổi người, ngay lập tức tìm một vật chắn hoặc một chỗ cao để trốn đi. Có thể căn cứ vào màu sắc phán đoán xem thuộc giống chó nào. Nếu như là chó đã được huấn luyện, có thể thử nhìn chúng và nói quát to những câu mệnh lệnh như “Ngồi xuống” “Stop”. Có lẽ chúng sẽ nghe lời. Nếu chúng hung dữ quá hãy tránh xa, tránh bị chó dại cắn.
Xử lý khi bị chó dại cắn, đuổi
Nếu như bạn bị chó dại cắn và đuổi, cố gắng đặt những vật cản giữa bạn và chú chó. Vũ khí chủ yếu của chó là miệng. Có thể nhét những đồ vật như ô dù, giấy báo… vào miệng nó để giảm bớt sự đe dọa. Nếu chúng tiếp tục đe doạ bạn, hãy cho chúng bất kì thứ gì bạn có để chúng có thể nhai như balo hay một chai nước.
Tuyệt đối không đưa cánh tay hoặc cẳng chân của bạn ra để chó dại dễ cắn và tiếp xúc hơn. Việc này giúp bạn đánh lạc hướng chúng, trong lúc đó bạn đã có thời gian trốn thoát hoặc tìm sự giúp đỡ. Bạn có thể chuẩn bị sẵn những món đồ chơi khi đi chơi hoặc đi du lịch, hoặc quanh nơi bạn ở có chó dữ. Mục đích của việc làm này là đề phòng các trường hợp nguy hiểm do chó tấn công xảy ra.
Chó là loài động vật rất nhạy cảm, chúng có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của bạn. Việc bạn trở nên kích động và bỏ chạy hoặc la hét sẽ làm cho chúng cảm thấy tự tin hơn. Tồi tệ hơn, nếu chó nghĩ bạn muốn tấn công chúng, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Bảo vệ chính mình
Nếu chó đã bắt đầu cắn, bạn phải hành động thật nhanh để bảo vệ chính mình. Hãy đấm hoặc đá vào cổ họng, mũi, mặt chó. Bạn sẽ làm chúng bị choáng tạm thời và có thời gian để chạy trốn. Nếu bạn có một cây gậy hoặc vũ khí nào khác, hãy sử dụng để tự bảo vệ. Nếu là chó hoang cần hết sức cẩn thận. Nếu bị chó dại cắn sẽ rất nguy hiểm.
Không đánh lên trên đỉnh đầu của chúng bởi việc này sẽ làm chúng trở nên giận dữ hơn. Chó dại cắn sẽ hung hăng hơn. Dùng đầu gối hay khủy tay để đè chúng xuống. Sau đó sử dụng một phần cơ thể của bạn đè vào phần lưng để cố định chúng cho đến khi có người giúp đỡ đến.
Nếu bạn bị ngã xuống đất trong vụ tấn công, hãy bảo vệ đầu và cổ của mình bởi đây chính là những khu vực dễ tổn thương trên cơ thể. Nếu bị chó dại cắn ở những nơi này bạn sẽ có thể phải đối mặt với tử vong. Bảo vệ mặt của bạn bằng cách quỵ gối xuống, lấy 2 tay che qua đầu và nắm chặt tai. Bạn không nên hét lớn lên hoặc cố tình tìm cách lăn đi. Những hành động này có thể khuyến khích con chó tấn công bạn nhiều hơn.
Khi chó dừng tấn công, hãy từ từ rời khỏi địa điểm bị tấn công bằng cách đi thật chậm. Chú ý không cử động đột ngột. Bạn phải thật sự giữ bình tĩnh bởi nếu chó biết bạn đang lo sợ, chúng rất dễ quay lại và tấn công bạn lần nữa.
Bị chó cắn phải làm sao?
Sơ cứu khi bị chó dại cắn kịp thời
Cách sơ cứu khi bị chó cắn đúng cách có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh dại. Theo Hội chữ thập Đỏ, nếu bạn bị cắn bởi một con chó lạ thì bạn không nên cố dừng, bắt hay giữ nó. Hãy liên lạc với cơ quan chức năng càng sớm càng tốt để họ bắt chúng. Nếu chú chó đã cắn bạn có chủ thì hãy cho họ biết tên và số điện thoại của bạn.
Có như vậy, bạn mới có thông tin để kịp thời tiêm phòng bệnh dại. Và sau đó gọi sơ cấp cứu khi bị chó cắn để bạn được tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Đặc biệt, nhớ kiểm tra xem đã tiêm phòng dại cho chó chưa nhé.
Nếu chú chó cắn bạn bị tê liệt một phần, hung hăng, thậm chí cư xử một cách kì lạ thì rất có thể nó đã bị dại. Đối với các vết bị chó dại cắn, hãy chắc chắn là vết thương được làm sạch và khử trùng hoàn toàn. Bởi vì mọi vết thương do động vật cắn đều có thể truyền vi khuẩn và gây nhiễm trùng.
Tiêm vaccine phòng dại khi bị chó cắn
Cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị cắn. Vì chó dại cắn có thể gây bệnh dại. Nếu chưa tiêm vaccine uốn ván trong 5 năm qua thì bạn có thể yêu cầu điều trị uốn ván phòng ngừa bổ sung. Bất kỳ vết thương nào do bị chó cắn cũng cần phải được kiểm tra cẩn thẩn bởi một chuyên gia y tế.
Với cách sơ cứu khi bị chó nhà cắn cũng tương tự. Tuy nhiên, việc kiểm soát hành vi cắn của chó nhà có thể sẽ dễ dàng hơn so với những chú chó lạ. Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn thì không còn cách nào khác ngoài tiêm phòng dại. Kết hợp theo dõi dấu vết và sức khỏe của chú chó đã cắn bạn. Tỷ lệ chó dại cắn gây chết người cao hơn rất nhiều so với chó nhà.
Cách sơ cứu nhanh chóng khi bị chó cắn
Bị chó cắn có sao không? Câu trả lời là cực kì nguy hiểm nếu bạn không biết cách sơ cứu đúng cách. Đặc biệt là khi bị chó dại cắn. Tùy vào lực tiếp xúc của bạn và chú chó dẫn tới các thương tổn về da. Có thể chỉ là vết xước nhẹ. Cũng có thể là một vết cắt dài và sâu. Sẽ có những cách sơ cấp cứu khi bị chó cắn khác nhau.
Cách 1
Khi bị chó nuôi, chó dại cắn, bạn cần nhanh chóng rửa nhẹ nhàng vết thường với nước sạch để tránh nhiễm trùng vết cắn. Trong trường hợp không tìm được nước sạch. Có thể dùng bất kì loại nước nào bạn có lúc đó để rửa sạch vết cắn. Nếu có nước sạch nên rửa vết thương ít nhất 5 phút. Kết hợp rửa cùng với xà phòng hay với các loại dung dịch sát trùng.
Trong mọi trường hợp, cho dù chảy máu nhiều, trong 10 – 15 phút đầu nên rửa sạch vết thương trước. Cứ để máu chảy không cần cầm máu. Nếu sau 15 phút máu vẫn tiếp tục chảy, hãy dùng gạc khô để cầm máu. Khi cầm máu xong, thay gạc mới rồi băng vết thương lại.
Đối với các vết thương bị chó cắn sâu sau ba ngày mới tiến hành khâu, kể cả trường hợp chó, mèo đã có giấy chứng nhận tiêm phòng dại. Trường hợp vết thương sâu, đứt mạch máu lớn, máu phun ra thành tia, hay chảy nhiều. Cần phải garo vết thương để cầm máu. Sau đó, đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu tiếp.
Cách 2
Cách sơ cứu ban đầu khi bị chó dại cắn là rửa vết thương dưới vòi nước. Sau đó làm sạch bằng oxy già hoặc cồn. Bôi kem kháng sinh ngoài da rồi dùng băng y tế băng vết thương lại.
Nếu vết thương sâu gây chảy máu. Hãy bình tĩnh và đừng quá sợ hãi. Trừ khi vết thương của bạn chảy máu quá nhiều hoặc máu phun ra mạnh. Trong trường hợp vết cắn sâu hoặc ở những khu vực như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… cần tiến hành tiêm ngừa dại sớm nhất dù con vật không bị dại. Nếu tiêm muộn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc có thể không còn tác dụng.
Sau năm phút, nếu bạn có thể làm máu ngừng chảy thông qua áp lực trực tiếp lên vết thương thì hãy làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy với xà bông nhẹ. Còn nếu vết thương tiếp tục chảy máu thì hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Không nên tự ý dùng thuốc nam để trị vết cắn.
Không được sử dụng cồn, oxy già, iot hay thuốc đỏ với những vết thương hở khi bị chó dại cắn. Bởi những loại này có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Thông thường, những vết thương hở không cần thiết phải băng bó. Chỉ nên băng hờ vết thương do bị cào, cắn bằng băng sạch, không nên băng kín vết thương để hạn chế gây bầm dập thêm cho vết cắn. Về chế độ ăn uống cũng cần kiêng một số thực phẩm theo chỉ định của bác sĩ.
Bị chó cắn cần theo dõi trong bao nhiêu ngày? Theo các bác sĩ thú y, các bệnh nhân nếu bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh là 1 đến 4 ngày. Nếu bị chó dại cắn thì cơn dại sẽ phát tán trong khoảng thời gian từ 7 đến 40 ngày. Đáng chú ý, khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi bị chó dại cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất để bệnh dại lên cơn.
Huấn luyện chó ngoan ngoãn không cắn bậy ngay từ nhỏ
Nuôi dưỡng và chăm sóc chó đúng cách
Hầu hết các cuộc tấn công của chó đều là do chúng bị nuôi dưỡng sai cách. Chó bị xích hoặc nhốt trong một thời gian dài cũng có thể làm chúng trở nên hung dữ hơn. Do vậy chó cần được huấn luyện thật cẩn thận để tránh các tình huống xấu xảy ra. Dạy chó của bạn biết nghe lời chủ, không cắn bậy linh tinh, đặc biệt là không được phép cắn người. Bạn cần kiên trì và rèn luyện chúng ngay từ nhỏ để hình thành thói quen tốt khi trưởng thành.
Khi trong gia đình có trẻ em lại cần hết sức lưu ý, vì đây là đối tượng rất dễ bị tấn công. Nếu trẻ em bị chó nhà cắn, cả hai đều phải “trả giá”. Thậm chí khi trẻ em bị tổn thương thể chất, các bé có thể bị ảnh hưởng cảm xúc. Đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra tại Việt Nam và trên thế giới. Chú chó có thể chịu kết thúc không có nhà và một viễn cảnh không được chăm sóc tốt.
Cho chó làm quen với trẻ nhỏ
Để chào đón sự xuất hiện của một đứa trẻ hãy cho chú chó làm quen với trẻ em bằng mùi hương. Dưới sự giám sát của người lớn, cho chú chó tiếp cận với đứa trẻ ở mức độ an toàn. Quan sát biểu hiện của chú chó và điều chỉnh chúng ngay nếu có bất cứ hành vi gây hấn nào. Nhất là trong khoảng độ tuổi từ lúc sơ sinh tới lúc 4 – 7 tháng tuổi. Tốt nhất nên cách ly khỏi chú chó của bạn ở một khoảng cách nhất định.
Bên cạnh hướng dẫn cún con làm quen với trẻ nhỏ, bạn cũng cần dạy bảo những đứa trẻ biết cách chơi với chó cưng tránh bị chó cắn. Ví dụ như dạy cho chúng biết hỏi chủ chó trước khi muốn vuốt ve chúng, không chạy đuổi và la hét theo chó, không tiến lại gần chó đang bị nhốt, xích…. Đây đều là những kĩ năng cơ bản giúp bảo vệ cún cưng và đứa trẻ của bạn.
Ngoài ra, muốn dạy bảo cún cưng trước hết hãy hiểu chúng muốn gì. Có rất nhiều hành vi tưởng như vô hại nhưng đối với chúng, đó là nguy hiểm. Đặc biệt, cần tiêm phòng cho chó và làm các xét nghiệm cho chó đầy đủ. Nhất là phải tiêm phòng dại cho chó, vì chó dại cắn có thể gây chết người.
Con người tồn tại nhờ các kỹ năng sinh tồn
Theo tìm hiểu của bác sĩ thú y, Bear Grylls đã từng sản xuất một series phim tài liệu “Cẩm nang tự lực sinh tồn thường ngày”. Chủ đề chính nói về việc sử dụng trực giác và những kỹ năng sinh tồn đặc biệt. Đồng thời miêu tả phương pháp ứng phó khi gặp những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống thường ngày. Việc may mắn sống sót hay gặp khó khăn, điều quan trọng quyết định ở việc có vận dụng cách sống sót để đưa ra lựa chọn chính xác hay không.