Mèo bị dại nếu phát hiện sớm có thể đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Chúng ta đều biết virus bệnh dại ở mèo lây truyền từ nước bọt, dãi của vật bị nhiễm virus qua vết cắn, xây xát. Nó gây bệnh cho người và các loài động vật máu nóng khác. Ở mèo nguy cơ cao nhất mắc bệnh dại là mèo đực dưới 3 năm tuổi.
Ở lứa tuổi này nhu cầu tìm mèo cái phối giống làm cho phạm vi hoạt động hoang dã rất rộng. Mèo sống ở nông thôn, miền núi, sống hoang dã dễ bị mắc bệnh dại hơn mèo cảnh nuôi trong các căn hộ.
Chúng có khả năng tiếp xúc nhiều hơn với các loài động vật mang tiềm tàng virus dại như: Dơi, cáo, chồn, gấu… Vậy làm cách nào để nhận biết mèo bị dại đây? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.
Bệnh dại là gì?
Mèo con có bị dại không?
Bạn cần lưu ý trong một số trường hợp như: nhận nuôi mèo ốm, bệnh hoặc không rõ nguồn gốc. Ngay cả những chú mèo bị lạc lâu ngày trở về nhà, mèo đực tìm cái quay về… Đây đều là những chú mèo có nguy cơ tiềm ẩn bệnh dại rất cao. Nghĩa là mèo bị dại có thể xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của chúng. Đặc biệt là mèo trưởng thành.
Đặc biệt là những con mèo bị dại thường không được tiêm phòng hoặc mèo lang thang. Trong quá trình sống hàng ngày, mèo có thể tham gia vào cuộc chiến với một động vật hoang dã bị nhiễm bệnh hoặc một con chó hoặc mèo đi lạc bị nhiễm bệnh.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu, biểu hiện mèo bị dại đã được cảnh báo ở trên nên cách ly vật nuôi ngay. Đảm bảo chúng không có cơ hội tiếp xúc với người hoặc vạt nuôi khác. Nếu mèo cắn người thì hậu quả thật đáng khôn lường. Khó có thể kiểm soát được việc người có bị dại hay không. Tốt nhất nên tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra.
Những biểu hiện và cách nhận biết mèo bị dại
Nếu không quan sát mèo thường xuyên bạn sẽ khó có thể nhận ra những dấu hiệu bất thường. Thời gian ủ bệnh của mèo bị dại kéo dài 9 – 60 ngày. Chúng chỉ có thay đổi đôi chút hành vi, tính tình. Ví dụ như: mèo bị dại di chuyển chậm chạp, buồn rầu hơn. Thậm chí tình cảm, quấn quýt với người hơn hoặc tự nhiên kích động bất thường. Mèo bị dại hay cáu kỉnh, khó tính. Thường thì 15 – 25 ngày sẽ phát bệnh.
Chẩn đoán mèo bị dại
Không có xét nghiệm chính xác để chẩn đoán cho mèo bị dại. Phương pháp xét nghiệm máu – ELISA cũng được dùng để chuẩn đoán bệnh dại. Tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
Hiện nay, người ta thường xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp để chẩn đoán. Nhưng nó chỉ có thể được thực hiện sau khi động vật chết. Virus dại có thể ủ trong cơ thể mèo ở bất cứ đâu từ chỉ một tuần đến hơn một năm trước khi hoạt động. Khi virus hoạt động, các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng. Mèo bị dại chết nhanh hơn.
Mèo bị dại có chữa được không?
Không có cách điều trị cho một mèo bị dại. Nếu nghi ngờ bệnh dại, mèo phải được cách ly và ngăn nó không làm bị thương ai đó. Có thể nhốt nó vào chuồng cho mèo. Sau đó nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y hoặc các tổ chức cứu trợ động vật.
Tính tới thời điểm này, chó mèo bị dại vẫn chưa có phương pháp và thuốc điều trị. Cách tốt nhất là tiêm vacxin phòng dại cho chúng định kỳ hàng năm. Hạn chế tiếp xúc với những vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh dại. Khi bắt đầu nuôi một chú mèo con, việc tiêm phòng là điều bắt buộc. Theo dõi lịch tiêm phòng cho mèo của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trong trường hợp bị mèo cắn gây ra vết thương hở nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng. Sau đó ngay lập tức tới gặp bác sĩ gần nhất để được hỗ trợ. Không được tự ý điều trị tại nhà với những phương pháp không rõ ràng.
Mèo bị dại sống được bao lâu?
Các giai đoạn ủ bệnh
Mèo bị dại sẽ trải qua 3 giai đoạn trước khi chết:
- Kỳ ủ bệnh: virus dại đã có độc, gây bệnh qua nước bọt truyền vào vết cắn, xước trên da người.
- Giai đoạn điên cuồng: biểu hiện mèo bị dại sẽ hay cắn xé đồ đạc. Biểu hiện bệnh dại ở mèo có thể là hay nhút nhát, hoảng sợ khác thường. Khi phát bệnh chúng sẽ xa lánh nơi chúng thường chơi đùa, chạy nhảy. Thậm chí chạy trốn khỏi đồng loại, sống ẩn dật, mắt đờ đẫn, mất thần sắc, lác con ngươi, sợ ánh sáng, tấn công bất kỳ ai kể cả chủ nuôi.
- Giai đoạn cuối là bại liệt: mèo bị dại chảy nhớt dãi do mất phản xạ nuốt, khản tiếng rồi không kêu được nữa. Chân đi loạng choạng, run rẩy. Sau những biểu hiện bệnh dại của mèo này chúng sẽ chết do liệt hô hấp, trụy tim mạch.
Cơ chế làm việc của virus
Sau khi bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Ở đây chúng có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian này, con vật vẫn khỏe mạnh và không có biểu hiện bệnh nào.
Trong vòng từ 1 – 3 tháng, mèo bị dại sẽ bị virus xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể. Tấn công tủy sống và não. Theo đó phải mất từ 12 – 180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương.
Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng. Dấu hiệu của mèo bị dại rõ rệt hơn. Virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ và cả nước tiểu của thú nuôi. Cuối cùng mèo bị dại sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.
Mèo cào, cắn có bị dại không?
Các vết thương do mèo cào
Vết thương khi bị mèo cào có thể có màu sắc như màu da bình thường, màu hồng hoặc màu đỏ. Vết thương có thể khô, nhưng ở nhiều trường hợp tổn thương da có mụn nước, mụn mủ. Đôi khi là bọng nước hoặc bọng mủ rất to và có thể vỡ tạo nên vết trợt hoặc vết loét, có vảy tiết. Một số bệnh nhân có kèm theo nổi ban đỏ toàn thân nhưng tồn tại một thời gian ngắn rồi lặn đi.
Nếu bị thương ở tay thì hay nổi hạch ở nách. Tổn thương ở chân thì hay nổi hạch ở bẹn. Tổn thương ở vùng mặt thì nổi hạch ở cổ. Một số trường hợp bị mèo cào vào mắt có thể gây tổn thương u hạt ở kết mạc. Kết mạc mắt viêm đỏ, đau xung quanh mắt và có hạch ở vùng cổ.
Các hạch sưng to, sờ vào mềm, đau, di động tốt. Có thể vỡ mủ ở một số trường hợp. Một số bệnh nhân khi nổi hạch thì thường có sốt, mệt mỏi. Đôi khi có thể có rét run hoặc buồn nôn. Thường thì đa số trường hợp sẽ khỏi sau 1 – 2 tháng. Một số trường hợp nặng thì có thể có các biến chứng như viêm não, viêm phổi, giảm tiểu cầu, viêm tuỷ xương, viêm gan, viêm lách…
Mèo cào nên làm gì?
Mèo là loài vật tinh nghịch, đôi khi rất hung hãn. Nếu thường xuyên tiếp xúc với mèo, đôi khi bạn có thể bị mèo cào hoặc cắn. Mèo có móng sắc nhọn để nó tự vệ, đôi khi chúng có thể gây ra cho người những vết cào khá sâu. Vậy mèo cào có bị dại không?
Để biết bị mèo cào có sao không thì bạn cần biết thông tin về con mèo đã tấn công bạn. Nếu là mèo nhà nuôi, được tiêm phòng đầy đủ thì bạn có thể yên tâm. Bạn có thể tự xử lý vết xước nếu không quá nặng. Phần lớn trường hợp, nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm thì sẽ mau lành.
Nếu bạn bị mèo lạ cào, cắn mà mèo chưa được tiêm phòng dại thì bạn cần bệnh viện thú y kiểm tra ngay. Vì khả năng mèo bị dại rất cao. Bởi nếu không kịp thời xử lý, bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, uốn ván hoặc mắc bệnh dại. Đặc biệt, khi bị mèo cào kèm theo cắn thì có đến 80% nguy cơ nhiễm trùng.
Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế. Việc bị mèo cào có cần tiêm ngừa dại, uốn ván hay không cần được bác sĩ quyết định. Điều quan trọng là bạn cần biết cách xử lý nhanh chóng ngay khi bị mèo cào hoặc cắn.
Phải làm sao khi bị mèo dại cắn
Khi bị mèo cào, đặc biệt là tại vết cào có chảy máu thì bạn cần sơ cứu vết thương trước vì nó quyết định rất nhiều đến nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
- Rửa vết thương bằng xà phòng. Nếu không có xà phòng thì vẫn rửa dưới vòi nước đang chảy từ 10 – 15 phút.
- Vệ sinh kỹ với cồn sát khuẩn càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không bịt kín vết thương, không nên cố gắng chích hoặc nặn máu vì làm vậy không tốt cho da còn kích thích virus chạy nhanh hơn vào máu.
- Bảo vệ vết thương với băng cá nhân. Việc này sẽ ngăn bụi bẩn và vi khuẩn, giúp cho vết thương mau lành.
- Tiêm phòng dại trong trường hợp mèo bị dại, bạn bị cào hoặc cắn từ phần ngực trở lên. Các trường hợp còn lại, nếu mèo đã được chích ngừa hoặc chưa thấy dấu hiệu bệnh dại thì bạn có thể theo dõi thêm, chưa cần phải chích ngừa ngay.
Những trường hợp nghi ngờ mèo bị dại qua các biểu hiện như cào, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt, ăn những thứ khác thường, sợ ánh sáng và âm thanh thì bạn nên đi chích ngừa ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy con vật đang mắc bệnh dại.
Trợ tử cho mèo bị dại
Có lẽ đây là quyết định khó khăn nhất mà mọi chủ nuôi mèo phải đối mặt: liệu đã đến lúc để cho người bạn bốn chân yêu dấu của mình ra đi hay chưa. Đề tài này thường khiến người ta đau lòng, nhưng nếu nghĩ đến điều tốt nhất cho thú cưng thì bạn cần quyết định một cách lý trí. Có hai yếu tố để quyết định việc trợ tử. Yếu tố thứ nhất là về thể chất, và yếu tố thứ hai thuộc về tinh thần.
Mèo bị dại là một căn bệnh cực kì nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh. Gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi. Nguy cơ rất cao gây nguy hiểm cho chủ nuôi và các thành viên trong gia đình. Thậm chí là ảnh hướng đến rất nhiều người. Vì thế, hãy áp dụng tất cả các phương pháp phòng tránh để hạn chế tối thiểu tất cả mọi rủi ro có thể xảy ra.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu mèo bị dại do các con vật nhiễm bệnh dại khác cắn phải, phương pháp trợ tử là cách giúp chúng giải thoát. Nếu không cần phải cách ly theo dõi, chăm sóc mèo trong 6 tháng. Nếu chúng không chết vì bệnh dại trong khoảng thời gian này, chúng có thể được về nhà. Một tháng trước khi được thả, chúng sẽ cần được tiêm chủng ngừa dại.
Phương pháp phòng tránh mèo bị dại
Vacxin giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh. Vacxin chứa những kháng nguyên giống như sinh vật gây bệnh nhưng không thực sự gây ra bệnh. Điều này giúp hệ miễn dịch nhận biết và tấn công tác nhân gây bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ.
Để phòng tránh mèo bị dại, tiêm phòng vacxin là cách duy nhất ở thời điểm này. Đây là phương pháp được ưa chuộng để kiểm soát và loại trừ bệnh dại trên thế giới. Mèo cần được tiêm phòng bệnh dại lần đầu tiên vào lúc 4 – 6 tháng tuổi. Sau đó, sẽ được tiêm nhắc lại vào mỗi năm.
Ngoài việc tiêm phòng tránh mèo bị dại theo định kì bạn cần phải thường xuyên nuôi mèo trong nhà. Không được để mèo đi lang thang, bỏ nhà đi bụi. Đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản. Tốt nhất là triệt sản cho mèo.