Đối với người nuôi chó, phòng bệnh cho chó rất cần thiết. Việc phòng ngừa hoặc phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu sẽ tốt hơn. Phòng bệnh cho chó thường xuyên sẽ giúp bạn bảo vệ vật nuôi luôn khỏe mạnh.
Do đó, các bác sĩ thú y khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cho chó. Và áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác. Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp đó là gì nhé.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vật nuôi
Một cuộc kiểm tra sức khỏe cũng định kỳ cho vật nuôi thường bao gồm:
- Khám sức khỏe toàn diện
- Kiểm tra tai
- Kiểm tra mắt
- Đánh giá cơ xương
- Kiểm tra da và lông
- Đánh giá trọng lượng và kiểm tra nha khoa
- Kiểm soát ký sinh trùng trong đường ruột, bọ chét, ve, bọ ve và giun.
Trong trường hợp chó có những biểu hiện bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm y khoa. Bởi nhiều bệnh ở chó có triệu chứng khá giống nhau. (Xem thêm các bệnh thường gặp ở chó tại petmart.vn)
Các xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, mẫu bệnh phẩm… Ngoài ra còn có thảo luận về dinh dưỡng và các bài tập thể dục cho vật nuôi.
Khám sức khỏe toàn diện
Các bước khám sức khỏe toàn diện để phòng bệnh cho chó:
- Kiểm tra trọng lượng của chó để xác định trọng lượng tối ưu. Những thay đổi về cân nặng có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh.
- Kiểm tra các biểu hiện bất thường của mắt, tai, da như viêm, chảy nước…
- Bằng cách sờ nắn bụng của vật nuôi, bác sỹ thú ý sẽ phát hiện ra hạch bất thường nếu có.
- Các chi, khớp xương cũng được kiểm tra nếu vật nuôi cảm thấy đau khi sờ nắn.
- Nghe tim, phổi để phát hiện những âm thanh bất thường.
Các bệnh răng miệng cũng được phát hiện khi bác sỹ kiểm tra răng và nướu. Kiểm tra răng miệng thường xuyên vô cùng quang trọng đối với vật nuôi. Ở nhà, bạn có thể tự quan sát để phát hiện ra bất kỳ mùi hôi miệng, đau, hoặc có dấu hiệu khác của bệnh.
Đo thân nhiệt của chó và ghi lại để theo dõi.
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh cho chó quan trọng
Tiêm chủng định kỳ hàng năm là rất cần thiết đối với vật nuôi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ thú để xác định lịch trình tiêm chủng cho chó của bạn. Chú ý những trường hợp vacxin có thể mất tác dụng.
Hiện nay vắc-xin được phân loại thành hai nhóm: chính và phụ. Vắc-xin chính nên được chỉ định tiêm phòng đối với tất cả chó từ sơ sinh đến trưởng thành. Vắc-xin phòng bệnh dại được yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Các vắc-xin phụ sẽ được tiêm phòng phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Bao gồm: lứa tuổi, giống chó, tình trạng sức khỏe, nguy cơ lây bệnh tiềm ẩn từ con vật có bệnh có khác, loại vắc-xin hoặc tình hình dịch bệnh ở nơi sống hoặc xung quanh đó.
Xét nghiệm ký sinh trùng ở chó
Nhiễm giun sán là một căn bệnh nghiêm trọng lây truyền qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh, nếu không được điều trị có thể gây tử vong. Bác sỹ thú y khuyên bạn nên phòng ngừa giun ở chó con trong vòng một năm đầu đời. Hàng năm chó sẽ được thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để phát hiện bệnh.
Việc khi nào và bao lâu cần xét nghiệm giun ở chó cũng là một vấn đề gây tranh cãi. Bạn nên xét nghiệm cho những chú chó trưởng thành khi chúng phòng ngừa giun lần đầu. Ngoài ra, tất cả chúng cần phải được xét nghiệm hàng năm.
Trước đây, nếu bạn đã tiến hành phòng bệnh cho chó thường xuyên thì không cần phải xét nghiệm mỗi năm. Nhưng hiện nay các bác sỹ thú y khuyên đi xét nghiệm hàng năm để kiểm soát hiệu quả hơn.
Kiểm soát bọ chét, ve: Bọ chét, ve gây ngứa ngáy cho vật nuôi. Bọ chét có thể gây thiếu máu, viêm da dị ứng và nhiễm trùng. Chúng sống ký sinh trên cơ thể vật nuôi, và có thể lây bệnh sang người gây ra những bệnh như Lyme…
Bạn nên phòng ngừa bọ chét, ve ở khu vực sống từ tháng 3 đến tháng 11 (mùa hè và mùa thu). Nhiệt độ dưới 32oC sẽ diệt được chúng. Hiện nay, có một số loại thuốc dùng để bôi hoặc uống, hãy tham khảo sự tư vấn của bác sỹ để kiểm soát loài côn trùng gây hại này đối với chó.
Kiểm soát ký sinh trùng trong đường ruột
Quyết định về việc xét nghiệm và tẩy giun phải dựa trên các yếu tố như sau:
- Tuổi của chó
- Khả năng chó tiếp xúc với phân từ động vật khác
- Chó từng bị nhiễm giun trước đây
- Bạn có kế hoạch để nuôi chó cái
- Bạn có trẻ nhỏ chơi với chó
Tẩy giun thường xuyên là khuyến cáo của Hiệp hội thú y Mỹ (AAVP), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) …
Giun đũa và giun móc ở chó có thể lây bệnh nghiêm trọng sang con người, đặc biệt là trẻ em, những người không có thói quen vệ sinh tốt. Điều trị cho vật nuôi rất quan trọng đối với sức khỏe của nó cũng như đối với chính bạn.
Nhiều bác sỹ thú y đồng ý rằng, tối thiểu chó cần được xét nghiệm phân hàng năm. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ký sinh trùng trong đường ruột. Từ đó, bạn cần phải thay đổi môi trường sống cho vật nuôi và lựa chọn loại thuốc thích hợp để loại bỏ loại ký sinh trùng đó.
Xét nghiệm sàng lọc
Nhiều bác sỹ thú y đang bắt đầu thực hiện những xét nghiệm sang lọc đối với vật nuôi lớn tuổi. Bệnh đái tháo đường, thận và một số bệnh nội tiết xảy ra nhiều hơn đối với vật nuôi lớn tuổi. Xét nghiệm máu và chụp X-quang là rất hữu ích để xác định bệnh. Nếu kết quả bất thường, chúng ta có thể chẩn đoán và điều trị tình trạng bệnh khi ở giai đoạn đầu.
Dinh dưỡng và tập thể dục để phòng bệnh cho chó
Nhu cầu dinh dưỡng ở chó cũng thay đổi theo từng thời kỳ như con người. Đối với chó con, chế độ ăn cần nhiều protein, canxi và chất béo. Khi trưởng thành, chế độ ăn uống sẽ giảm dần protein và chất béo.
Tập thể dục là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của vật nuôi. Việc tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, ngăn nguy cơ mắc bệnh béo phì, tăng sự linh hoạt.
Các bài tập thể dục bạn có thể tham khảo như sau:
- Cho chó chơi ở sân
- Dắt cho đi dạo ở công viên
- Huấn luyện cho cho thực hiện một số động tác linh hoạt…
Thói quen tập thể dục thường xuyên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chó của bạn duy trì sức khỏe lành mạnh.
Tóm lại, kiểm tra sức khỏe vật nuôi định kỳ hàng năm cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tiêm chủng, tẩy giun sán, và kiểm soát ký sinh trùng trong đường ruột… sẽ giúp chó của bạn sống khỏe mạnh và lâu hơn.