Chấn động não còn gọi là chấn thương sọ não nhẹ, là một loại chấn thương rất phổ biến ở người. Tuy nhiên, chấn động não ở chim chim cũng rất phổ biến. Nhưng mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều và sẽ để lại di chứng ngay cả khi được chữa khỏi.
Do đó, việc phòng tránh chấn động não sẽ hiệu quả hơn so với điều trị sau khi bị bệnh. Dưới đây, petmart.vn sẽ tổng hợp những nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương cho chim cảnh. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây chấn động não ở chim
Nguyên nhân phổ biến nhất của chấn động não ở chim là do đập đầu vào vật cứng. Chủ yếu là nan lồng chim, trần nhà và kính cửa sổ. Thông thường chim mới bị bẫy và mới chuyển sang môi trường mới sẽ cảm thấy rất sợ hãi. Chỉ một động tĩnh nhỏ cũng khiến chúng hỗn loạn và dễ bị va đập vào nan lồng, dẫn tới chấn thương.
Đôi khi, trong lúc thay nước và thức ăn, người nuôi quên đóng cửa lồng. Nếu lồng ở trong nhà, chim sẽ bay loanh quanh trong phòng. Chiều cao của trần nhà thường chỉ khoảng 3 mét. Nếu chim bay quá nhanh, nó sẽ không thể tránh kịp các vật cản và bị chấn thương.
Ngoài ra, mắt của chim không thể nhìn thấy cửa kính thủy tinh. Con người biết rằng thủy tinh không thể đi qua được nhưng chim không nhận thức được điều này. Khi cố gắng tìm cách ra khỏi nhà, chúng sẽ đập đầu vào cửa sổ. Nếu lực đập quá mạnh, chúng có thể chết vì gãy cổ.
Sự nguy hiểm của chấn động não đối với chim
Triệu chứng của chấn động não ở chim là mất thăng bằng, tinh thần sa sút. Chim không bay và nằm một chỗ cả ngày. Nếu chim bị bệnh nghiêm trọng, sau khi va đập sẽ co giật mạnh và có nhiều dấu hiệu khác. Lúc này nếu không được cấp cứu sẽ dẫn đến cái chết.
Một số trường hợp chim có thể hôn mê trong vài phút sau khi va chạm. Sau đó chúng thức dậy và bình thường. Đây là dấu hiệu chấn thương ở mức tương đối nhẹ, có thể không gây nguy hiểm cho chim.
Chấn động não ở chim là vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, được coi là bản án tử hình với chúng. Bởi hai lý do, đầu tiên là đa số người nuôi chim không có kiến thức để điều trị loại chấn thương này. Phải nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ thú y.
Thứ hai, nhiều người nuôi chim thường không ở nhà khi tai nạn xảy ra và bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất. Hoặc bỏ qua các dấu hiệu nhận biết chấn thương ở chim.
Để tránh sự cố đáng tiếc này, hãy hạn chế nuôi chim hoang dã nếu bạn không có kinh nghiệm thuần chim. Đối với chim mới mua cũng cần có một không gian yên tĩnh. Giúp chúng thích nghi với môi trường mới.