Chim yến Canary nhận được sự yêu mến của các bạn nuôi chim. Tiếng hót của chúng rất êm tai, màu sắc lông cũng vô cùng đẹp mắt. Nhưng làm thế nào mới có thể khiến cho chim Yến Canary sinh sản tốt hơn trong điều kiện nuôi dưỡng trong lồng đây? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu nhé.
Thời gian sinh sản của chim yến Canary
Thời gian sinh sản có thể từ trước tháng 2 cho đến tháng 11. Trong những căn nhà ấm áp ở phương Bắc, những chú chim trưởng thành có sức khỏe tốt thì mỗi năm sau khi hoàn thành việc thay lông vào tháng 7 cho đến tháng 9, thì có thể cho ăn thức ăn đông dục.
Sau khi mùa thu qua đi, mỗi ngày bổ sung thêm 2 – 3 tiếng phơi nắng. Đến tháng 11 sẽ bắt đầu đẻ trứng ấp trứng. Như vậy có thể sớm hơn 3 tháng so với trong điều kiện tự nhiên.
Tách chim yến Canary trống sau khi sinh sản
Nguyên nhân ấp trứng thất bại hoặc chim non gặp nguy hiểm phần lớn đến từ bố của chúng. Có những con chim trống tính dục quá mạnh, sau khi chim mái đẻ trứng mỗi lứa khoảng 2 – 6 quả thì vẫn thường xuyên đuổi theo chim mái. Sau đó thực hiện giao phối. Quấy rối việc ấp trứng. Thậm chí là đánh nhau với chim mái. Gây ra vỡ trứng.
Có những chú chim trống ăn tranh với chim non. Phá hoại sự nuôi dưỡng bình thường của chim mái, khiến cho chim non chết yểu. Chim non vừa mới nở, trong vòng 2 tuần, chim mái cứ 10 – 15 phút lại cho ăn một lần.
Sau mỗi lần cho ăn, chim mái vẫn giữ chim non trong dưới cơ thể mình để giữ ấm. Lúc này, nếu như chim trống thường xuyên đuổi chim mái ra khỏi tổ, và khi bắt buộc phải cho chim non ăn, thì chim mái lại không thể cho chim non ăn. Làm cho chim non chết trong vòng 1 tuần.
Nếu như có tình huống kiểu này, nên kết thúc lúc khi chim mái đẻ trứng. Tách chim trống ra nuôi riêng ở lồng khác. Để cho chim mái một mình hoàn thành nhiệm vụ ấp trứng và nuôi dưỡng chim non là có thể thành công.
Yếu tố ánh sáng vô cùng quan trọng
Nếu như không đủ ánh sáng, mặc dù cho ăn thức ăn động dục, chim mái trưởng thành vẫn không động dục. Thời gian sinh sản bị chậm lại rất nhiều. Sau khi màu thu qua đi, ánh sáng mặt trời dần ít đi. Việc đặt chim trưởng thành trong phòng không đủ ánh sáng, cho đến tháng 4 năm sau cũng sẽ không thể đẻ trứng.
Bởi vì ánh sáng là liều thuốc kích thích hệ thống thần kinh của các loài chim. Có thể nâng cao sự trao đổi chất của cơ thể. Tăng cường sự thèm ăn. Dưới tác dụng của ánh sáng, bên trong cơ thể hình thành vitamin D. Có thể thúc đẩy sự phát triển bình thường của xương khớp và hình thành vỏ trứng.
Đồng thời ánh sáng cũng ảnh hưởng để hoạt động của tuyến sinh dục. Chính vì như vậy, mùa đông cũng nên để cho chim Yến Canary mỗi ngày tiếp xúc với ánh sáng khoảng 10 tiếng. Làm đầy đủ mới có thể sinh sản trước thời hạn.