Vẹt Yến Phụng là một trong những giống vẹt cảnh nhỏ nhắn và đáng yêu. Với kích thước nhỏ bé chúng vô cùng lanh lợi. Hầu hết mọi người đều có thể nuôi chúng. Trong các giống Vẹt thì Vẹt Yến Phụng có giá tương đối rẻ, thức ăn cho chúng cũng không quá phức tạp. Có thể dễ dàng mua được các thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM… Chúng thậm chí có thể bắt chước nói được tiếng người. Điều này giúp chúng trở nên thú vị hơn. Một đặc điểm ấn tượng nữa đó là chúng có thể ngáp lây truyền lẫn nhau. Cụ thể thế nào mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của petmart.vn.
Hiện tượng ngáp lây thường gặp ở những động vật nào?
Từ trước tới nay, các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng chỉ có con người, hắc tinh tinh, chuột Sprague- Dawley một loại chuột bạch dùng trong phòng thí nghiệm có hiện tượng ngáp lây truyền. Tới năm 2008, Ramiro Joly-Mascheoni của Đại học thành phố London đã thông qua nghiên cứu phát hiện ra rằng chó cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc ngáp của con người. Hiện tại các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New York lần đầu tiên phát hiện trong những loài động vật không có vú cũng tồn tại hiện tượng ngáp lây truyền.
Kết quả thí nghiệm ở Vẹt Yến Phụng
Vẹt Yến Phụng là một loài vẹt có tính xã hội hóa cao. Đã có 2 thí nghiệm được thực hiện. 2 thí nghiêm này để quan sát giữa những con Vẹt Yến Phụng với nhau. Với mục đích kiểm tra xem chúng có thể thông qua hiện tượng ngáp gây ảnh hưởng lẫn nhau hay không.
Thí nghiệm thứ nhất, họ nhốt những chú Vẹt Yến Phụng trong một chiếc lồng cạnh nhau. Giữa những chiếc lồng bố trí tấm ngăn nhưng lại có thể nhìn thấy nhau. Thực nghiệm phát hiện, khi một con Vẹt Yến Phụng ngáp, thì trong vòng 5 phút khả năng ngáp của con ở chuồng bên cạnh là gấp 3 lần bình thường.
Theo các bác sĩ thú y và các nhà nghiên cứu, trong những loài có tính xã hội cao, ngáp sẽ trở nên lây truyền. Đây cũng là lần đầu tiên sử dụng thực nghiệm chứng minh hiện tượng ngáp lây truyền của động vật không có vú.
Ngáp lâu truyền có thể do sự đồng cảm
Hiện tượng ngáp lây truyền dường như có mối liên hệ nào với quá trình đồng cảm nào nó. Vì vậy các nhà nghiên cứu nhận định rằng, những loài động vật không có vú có tính xã hội có những hình thức đồng cảm nào đó.
Bản thân hiện tượng ngáp lây truyền không phải là một dạng đồng cảm. Nhưng điều này có thể chỉ ra xu hướng mô phỏng và đồng bộ của cơ thể chúng. Quá trình này có lẽ là nền móng của ảnh hưởng đồng cảm ở động vật có vú.
Kết quả của thí nghiệm này là khởi đầu tốt cho việc nghiên cứu các loài động khác. Cho đến nay, đại đa số các nghiên cứu đồng cảm chỉ nhắm vào động vật có vú. Ảnh hưởng đồng cảm rất có khả năng là một loại cơ chế phổ biến hơn. Chúng có thể xuất hiện ngay cả những động vật không có vú. Cụ thể ở đây chính là loài chim Yến Phụng. Và người nuôi cũng sẽ chẳng cảm thấy ngạc nhiên khi những chú Vẹt đáng yêu của mình thay phiên nhau ngáp.