Chó cắn nhau hay thường xuyên xảy ra với những gia đình nuôi theo đàn. Hoặc cũng có thể xảy ra ngoài đường, công viên… Điều gì đã khiến cho những chú chó hiền lành đột nhiên trở thành một con vật điên cuồng.
Những chú chó thường có những lý do gây chiến hợp lý cho riêng mình. Nếu bạn nhận ra những lý do ấy, chắc chắn bạn có thể ngăn chặn hành vi của chúng. Những chia sẻ dưới đây của bác sĩ thú y sẽ rất hữu ích cho các bạn.
Xu hướng gây chiến tiềm ẩn của những chú chó
Những sự khác biệt, bất đồng và ẩu đả trong thế giới của loài chó thỉnh thoảng xảy ra. Rất may mắn là thường chỉ có những cuộc gây lộn nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi những cuộc chiến nghiêm trọng cũng xảy ra. Bạn có thể nhận biết sự tấn công qua các dấu hiệu hành vi của chúng. Cụ thể như sự gầm gừ, lao tới và hành động như thể muốn giết những chú chó khác. Trong trường hợp này khả năng chú cún gặp phải vấn đề lo lắng tiềm ẩn là rất cao.
Những chú chó đáng tin cậy nói chung là những người bạn kiên định và điềm tĩnh. Chúng phải có một lý do thật sự hợp lý để bắt đầu một cuộc chiến. Những chú chó luôn muốn gây chiến thường dễ sợ hãi và cảm thấy bị đe dọa. Theo Hiệp hội bệnh viện thú y Hoa Kỳ, lý do tiềm ẩn có thể là thiếu mối liên hệ cần thiết với các chú chó khác. Chính vì vậy mà chúng không đọc được những tín hiệu giao tiếp của nhau.
Những chú chó cắn nhau thường rất máu chiến. Trong chúng có chút gì đó hoang dại. Nó cũng có thể quay sang tấn công cả chủ nhân nếu có ý định can ngăn. Đối với những hành vi này nên can thiệp sớm nhằm tránh rủi ro sau này. Cắn nhau có thể là con đường lây truyền bệnh dại rất nguy hiểm.
Chó cắn nhau để thể hiện quyền sở hữu
Trong thế giới của loài chó, vật sở hữu thường là lý do dẫn tới những cuộc chiến. Thức ăn, đồ chơi, xương. Thậm chí những thứ khó có thể xác định rõ ràng như nơi ngủ, cơ hội tiếp cận với chủ, bạn tình có thể gây ra một cuộc chiến tồi tệ. Về cơ bản, bất cứ thứ gì được coi là có giá trị đều có thể được chúng bảo vệ. Một vài chú chó có thể có tính chiếm hữu cao hơn các con khác. Vì vậy chúng sẵn sàng bày ra tư thế tấn công để bảo vệ những gì chúng coi trọng.
Trong trường hợp này, chúng thường dánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu của mình. Bất kì đối tượng nào xâm phạm đều có thể bị tấn công. Trong một số trường hợp, chúng còn có thể tấn công cả chủ nuôi. Đặc biệt, trong lúc chúng đang ăn, tốt nhất bạn không nên mèo hay bất kì con vật nào tiến tới gần chúng.
Chó cắn nhau vì bị bắt nạt và thách thức
Khi những chú cún con trở thành một chàng chó trưởng thành, lượng Testosterone tăng lên. Chú chó có thể bắt đầu những thử thách cho bản thân. Những chú chó lớn hơn sẽ đưa chó con về chỗ của chúng. Sau một vài cuộc ẩu đả ồn ào, đồng loại của chúng hầu hết nhận ra ranh giới của nhau. Chúng hiểu ra cách để giao tiếp để cộng đồng có thể chấp nhận.
Điều thú vị là nhiều khi một vài chú chó con có thể làm cho những con chó lớn hơn rút lui. Đó có thể là một trận “game” đấu căng thẳng, ai thông minh hơn người đó chiến thắng. Và tất nhiên nó sẽ có địa vị nhất định trong cộng đồng.
Một vài chú chó lại rất huênh hoang có thể thách thức những con chó khác. Chúng sẽ chiến đấu cho đến khi những chú chó kia ngừng lại và có dấu hiệu nhượng bộ. Một vài chú chó có thể trở lên hiếu chiến hơn những con chó khác khi chúng đến tuổi trưởng thành. Chúng có thể cắn nhau cho tới chết thì thôi. Trong một số trường hợp có thể phải nhờ sự can thiệp của các chuyên gia phân tích hành vi của chó.
Những lý do chó cắn nhau khác
Đã bao giờ bạn xem thấy hình ảnh một vài chú chó bất chợt sủa lớn sau một hàng rào và sau đó đánh lộn với nhau. Kiểu gây chiến này được biết đến như “sự chuyển hướng gây hấn”. Xu hướng tăng cao khi bị kích thích. Những chú chó bị thua và không có khả năng để phản công lại liền chuyển hướng sự thất vọng vào nhau. Kết quả cuối cùng là gây ra một cuộc chiến thực sự.
Chó cắn nhau đôi khi vì tình mẫu tử. Những chú chó mẹ thường rất hung dữ và có xu hướng tấn công rất cao. Bất kỳ có một đối tượng nào lạ xuất hiện gần khu vực của chúng đều bị chúng đe dọa. Một vài chú chó cũng sẽ chiến đấu khi những kẻ lạ xâm lược đến của cải của hay đến quá gần với chủ của nó.
Nếu chú chó của bạn trở nên quá hung hãn và không kiểm soát được hành vi của mình, nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y. Hãy cách lý chúng với các vật nuôi khác. Với những giống chó máu chiến như Pitbull, Ngao Tây Tạng… thậm chí còn phải đưa chúng tới các trường đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp để có thể trở nên ngoan ngoãn hơn.
Những rắc rối khi chó hay cắn, hung dữ
Khi một người khách đến thăm gia đình, đa số chó sẽ trở nên hung dữ và có những hành vi đe dọa. Điều này khiến khách cảm thấy e ngại, thậm chí không muốn tới thăm nhà. Khiến chủ nhân cảm thấy xấu hổ. Nếu chó mất kiểm soát ở nơi công cộng, bạn có thể gặp nhiều rắc rối khác.
Khi hai con chó gặp nhau và không thể hòa hợp, chúng có thể gây thương tích cho nhau. Nhiều trường hợp chó tử vong do những vết thương nghiêm trọng. Hơn nữa, khi dắt một con chó hung dữ ra đường, bạn sẽ phải chú ý gấp đôi. Một chuyến đi như vậy liệu có thoải mái không?
Chó hay cắn nhau rất dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Phổ biến nhất là bệnh dại, một bệnh chưa có thuốc điều trị. Bệnh dại có thể lây sang người và có tỉ lệ tử vong cao, việc điều trị rất tốn kém và nguy hiểm.
Một số giống chó nổi tiếng do khả năng chiến đấu
Chó Pitbull có nguồn gốc từ Mỹ. Nổi tiếng với ngoại hình cơ bắp, nhanh nhẹn, thông minh, ý chí chiến đấu và sức bền cao. Đặc biệt cấu tạo hàm răng của chúng tạo ra lực cắn mạnh mẽ, gây sát thương cao cho đối thủ. (Xem thêm đặc điểm giống chó Pitbull tại petmart.vn).
Chó Tosa là giống chó chọi Nhật Bản. Chúng được biết đến nhiều bởi sự kiên nhẫn, bình tĩnh và không biết sợ hãi. Giống chó này có cơ thể đầy cơ bắp, khỏe khoắn, đầu to, da chùng, mõm vuông, miệng rộng và quai hàm đầy sức mạnh.
Dogo Argentino có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Là một giống chó mạnh mẽ, nhanh nhẹn, có lực cắn khỏe và dai sức. Đầu chó to và vuông, hộp so rắn chắc. Quai hàm vạm vỡ tạo lực cắn tuyệt vời.
Chó Ovcharka (chó chăn cừu Kavkaz) đến từ nước Nga. Nổi tiếng với kích thước lớn và cơ thể mạnh mẽ. Chúng là giống chó bảo vệ gia súc với cân nặng lên tới 70-81kg. Bộ lông rậm, da dày, chân to khỏe giúp chúng chiến thắng trong hầu hết những cuộc đụng độ.
Chó hay cắn lộn do bản thân chúng
Thời tiết: vào mùa hè, nhiệt độ liên tục tăng cao. Con người cũng trở nên bức bối, khó chịu và loài chó cũng vậy. Một số con sẽ chán ăn, ủ rũ, lười hoạt động. Trong khi đó nhiều con dễ cáu gắt và hung dữ. Nhất là khi không được ra ngoài dạo chơi thường xuyên.
Mùa sinh sản: chó đực trong mùa sinh sản rất dễ cắn lộn với những con khác. Nhất là với các giống chó lớn. Việc triệt sản có thể giải quyết vấn đề hành vi của chó vào mùa sinh sản. Chó cái khi đang mang thai và nuôi con có thể trở nên hung dữ.
Hội chứng chó nhỏ: là một hội chứng về tâm lý thường gặp ở các giống chó cỡ nhỏ như Phốc Sóc, Pug, Chihuahua… Những chú chó được cưng chiều quá mức bị lầm tưởng về vị trí của nó trong gia đình. Dẫn tới tính cách bướng bỉnh, hay cáu gắt hoặc quậy phá.
Thức ăn: là nguyên nhân lớn dẫn tới hành vi cắn nhau ở chó. Chúng không muốn chia sẻ thức ăn mặc dù không thiếu thốn.
Chó hay cắn lộn do tác động bên ngoài
Huấn luyện: khi chó lớn lên, chúng bắt đầu có suy nghĩ và tính cách riêng. Nhiều chú chó trở nên nhút nhát, hiền lành. Một số khác dữ dằn hơn. Cần lưu ý khi huấn luyện chó vào thời điểm này.
Khi chủ nuôi thêm chó mới: có thể bạn không tin nhưng chó cũng biết ghen. Những chú chó sống một mình thường phản ứng tiêu cực khi chủ đưa một chú chó khác về nhà. Nó sẽ hung dữ với thành viên mới và đôi khi cả chủ nhân của nó.
Thay đổi về ngoại hình: rất nhiều người có thói quen cho chó đi cắt tỉa lông để có được ngoại hình thời trang nhất. Nhưng liệu chó có thích điều đó? Với những chú chó nhạy cảm, việc bị cạo hết lông hoặc nhuộm lông sẽ khiến chúng bị stress. Đôi khi gây khó chịu.
Cách giải quyết khi chó hay cắn nhau với đồng loại
Chó ít khi tấn công mà không có sự cảnh báo. Hãy quan sát các dấu hiệu để ngăn chặn ngay lập tức:
- Cơ thể chó cứng lại, đuôi hạ thấp và vẫy chậm hơn. Đừng nghĩ rằng chó vẫy đuôi là vui vẻ.
- Chó cố gắng tránh mặt khi một con khác tiến đến. Ví dụ quay mặt đi, di chuyển sang chỗ khác.
- Chó nhe răng, nhăn mũi, liếm mép.
Để ngăn hai con chó đang cắn nhau, bạn không nên làm một mình. Cần có 2 người để tách chúng ra. Các bước cơ bản bao gồm:
- Giữ bình tĩnh
- Không la mắng chó khi chúng đang hăng máu.
- Mỗi người nhấc chân sau của một con, đồng thời kéo chúng ra xa.
- Khi kéo không được đi thẳng, hãy đi theo đường zic zac hoặc đi vòng quanh. Lúc này chó phải dùng chân trước để giữ thăng bằng, chúng không thể cắn ngược lại bạn.
- Kéo ra một chỗ xa để chúng không thể nhìn thấy nhau. Đừng buông tay ngay lập tức. Hãy chờ đến khi chúng bình tĩnh lại.