Sóc cảnh có kích thước cơ thể của sóc cưng đều vô cùng nhỏ bé. Chủ yếu ăn các loại thực vật cỏ là chính. Hạt thực vật và quả đều có thể là thức ăn của sóc cảnh. Bài viết hôm nay petmart.vn sẽ hướng dẫn nuôi sóc đơn giản. Hãy theo dõi nhé.
Đặc điểm chung của sóc cảnh
Tính cách của chúng hiền lành, lanh lợi, cực kỳ được mọi người yêu mến. Đương nhiên phương pháp nuôi dưỡng sóc cưng cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần chú ý chăm sóc thường ngày thi có thể nuôi dưỡng một chú sóc cưng rồi.
Nuôi dưỡng sóc cưng, đầu tiên cần chuẩn bị cho chúng một môi trường sinh sống tốt. Lồng nuôi dưỡng sóc không thể quá nhỏ, cần để cho sóc cưng có để không gian hoạt động, nếu không sẽ vì không có đủ lượng vận động mà dẫn đến sóc phát triển không tốt.
Đồng thời, sóc ăn hạt quả là chính hơn nữa còn có thói quen mài răng, vì thể thức ăn chuẩn bị cho chúng nên là các loại quả có vỏ cứng. Thoản mãn nhu cầu ăn uống của sóc đồng thời cúng thỏa mãi nhu cầu sinh hoạt mài răng của sóc, để phòng ngừa răng của sóc dài ra.
Mặc dù có lúc chúng cũng thích bắt chộp các loài chim, nhưng lại không ăn. Hạnh nhân, quả phỉ, quả sồi và cây họ Dẻ cũng là thức ăn mà chúng thường ăn.
Sóc có vẻ mặt thanh thú, đôi mắt sáng ngời lấp lánh, cơ thể cường tráng, bốn chân nhanh nhẹn, vô cùng nhạy cảm, vô cùng lanh lợi. Khuôn mặt hoạt bát, trên người có một chiếc đuôi xinh đẹp hình dải, rõ ràng đặc biệt xinh đẹp.
Chiếc đuôi lúc nào cũng vểnh lên, luôn cong lên đến trên đầu, tự mình thì trốn dưới đuôi để hóng mát. Chúng thường thường ngồi thẳng đứng cơ thể, dùng tay giống như con người vậy, dùng chân trước để đưa thức ăn vào trong miệng.
Hướng dẫn nuôi sóc khi bị rụng lông
Sóc cưng nuôi trong nhà, lông ở trên đuôi cứ luôn bị rụng, thì nên làm như thế nào? Muốn giải quyết vấn đề này, đầu tiên cần phải làm rõ nguyên nhân lông đuôi của sóc bị rụng trước.
- Rụng lông theo mùa: Đại đa số động vật đều có hiên tượng rụng lông, thay lông vào mùa xuân và mùa thu.
- Bị bệnh hoặc nhiễm kí sinh trùng: Nếu như đuôi của sóc mắc các bệnh tật như viêm chân lông hoặc bệnh mẩn ngứa, hoặc có một lượng lớn Demodex hoặc bọ nhảy kí sinh, cũng sẽ dẫn đến rụng một lượng lông lớn.
- Nguyên nhân do con người: Không ít gia đình vì ham tiện lợi, nên trực tiếp sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm của con người sử dụng, thậm chí là bột xà phòng, chất tẩy rửa đểu tắm rửa cho sóc. Sau đó bởi vì phần lớn da của động vật có xu hướng trung tính. Sản phẩm giặt rửa mà con người sử dụng có tính kiềm quá cao đối với làn da của chúng. Khiến cho da dẻ trở nên khô táp, mẩn ngứa, khiến cho demodex, vi khuẩn, nấm có cơ hội phát sinh. Hình thành bệnh về da, cuối cùng dẫn đến rụng lông.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Sự thiết hụt các loại vitamin và khoáng chất cũng sẽ khiến cho đuôi của sóc bị rụng lông.
- Ánh sáng và nhiệt độ không khí: Môi trường tự nhiên như ánh sáng mặt trời và nhiệt độ không khí cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của lông. Nếu như không được ánh nắng mặt trời chiếu sáng trong thời gian dài, quanh năm nuôi dưỡng ở trong nhà, cũng sẽ tạo thành hiện tượng rụng lông nhẹ quanh năm.
Nguyên nhân dẫn đến việc sóc rụng lông, mọi người đều đã biết rồi chứ. Nhớ rằng tuyệt đối phải bảo vệ tốt cho chiếc đuôi xinh đẹp đáng yêu của các bạn sóc nhỏ nhé.