Với những người nuôi thỏ, chăm sóc thỏ con là công việc rất khó khăn. Nhất là thỏ con sơ sinh không được cho bú. Chúng cần có sự chăm sóc chu đáo để vượt qua giai đoạn đầu đời đầy khó khăn này. Đây là điều không ít người nuôi thỏ đã gặp phải.
Vậy lý do tại sao thỏ mẹ không cho con bú? Chăm sóc thỏ con sơ sinh thiếu sữa mẹ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Vì sao thỏ mẹ không cho con bú?
Tập tính của thỏ là thường tránh xa hang ổ của nó, nhất là sau khi sinh con. Trong tự nhiên, thỏ hoang thường cho con bú 1-2 lần vào đêm khuya và sáng sớm. Mục đích của việc này là tránh những động vật săn mồi có thể phát hiện ra thỏ con. Khi nuôi trong nhà, thỏ vẫn giữ lại một phần bản năng của mình.
Thỏ con khi mới sinh ra cũng không cần bú mẹ ngay lập tức. Nếu 1-2 ngày đầu thỏ mẹ chưa cho con bú, bạn cũng không cần quá lo lắng. Thỏ con có đủ dinh dưỡng để sống qua giai đoạn này. Tuy nhiên cần theo dõi tình trạng để chăm sóc thỏ con đúng cách.
Lúc này bạn cần cung cấp cho thỏ mẹ dinh dưỡng đầy đủ để giúp thỏ mẹ có đủ sữa. Dinh dưỡng cũng giúp sữa thỏ mẹ có chất lượng tốt hơn. Nếu thỏ mẹ bị thiếu sữa, bạn có thể cho thỏ con ăn sữa thay thế. Mỗi ngày cho bú ít nhất 3 lần. Các loại sữa thay thế có thể mua ở cửa hàng thú y hoặc các pet shop.
Chăm sóc thỏ con thiếu sữa như thế nào?
Nếu thỏ mẹ không đủ sữa, bạn hãy cho uống nước luộc đậu nành. Thỏ mẹ sẽ cho con bú nếu nó cảm thấy có nhiều sữa. Thỏ con có đủ sữa sẽ căng bụng, da hồng hào, người ấm. Nếu thỏ mẹ vẫn chưa cho bú, bạn phải cho thỏ con uống sữa ngoài. Khi cho ăn để thỏ con nằm sấp, cho ăn đến khi nào bụng căng tròn thì thôi.
Khi thỏ con được 2 tuần tuổi, chúng bắt đầu có thể ăn một ít cỏ linh lăng (Alfalfa Hay). Nhưng chúng vẫn cần được cho bú thường xuyên cho đến 2 tháng tuổi. Nước cho thỏ uống nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước đóng chai để tránh thỏ bị tiêu chảy.
Lồng nuôi thỏ phải có một tấm gỗ lót dưới sàn. Do chân thỏ không có đệm thịt như chó mèo, nếu đi lại nhiều trên nan lồng sắt, chúng sẽ bị viêm loét da chân. Có thể mua một vài đồ chơi để thỏ vận động và không bị buồn chán. Thỉnh thoảng cho thỏ ra ngoài trời dạo chơi sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn.
Chăm sóc thỏ con bằng thức ăn xanh
Thỏ con sẽ giảm tần suất bú sữa và ngừng hẳn khi được 8 tuần tuổi. Trong thời gian này, bạn hãy bổ sung thức ăn cứng cho chúng. Thức ăn chủ yếu của thỏ là cỏ khô, có tác dụng cung cấp chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa của thỏ.
Một số loại cỏ phổ biến hiện nay:
- Cỏ Timothy: là thức ăn xanh được dùng rộng rãi nhất hiện nay. Phù hợp cho thỏ, chuột, ngựa và nhiều loại gia súc khác.
- Cỏ Orchard: thành phần dinh dưỡng tương tự như cỏ Timothy. Nếu thỏ con của bạn không thích Timothy, bạn có thể thử cho chúng ăn loại cỏ này.
- Cỏ yến mạch (oat hay): có thể dùng làm thức ăn chính, tuy nhiên có thể gây dị ứng ở một vài giống thỏ.
Vừa cho thỏ ăn vừa quan sát xem chúng có ăn hết hay không. Các loại cỏ khô để lâu ngày sẽ bị ẩm, dễ sản sinh vi khuẩn và mầm bệnh. Xem thêm các bệnh thường gặp ở thỏ tại petmart.vn
Chăm sóc thỏ con bằng thức ăn dạng viên
Ngoài cỏ khô, thức ăn dạng viên cũng là lựa chọn không tồi nếu bạn sống ở thành phố, ít có điều kiện chuẩn bị cỏ xanh cho thỏ. Thức ăn đóng gói có thành phần dinh dưỡng hợp lý, cũng có tác dụng giúp thỏ vệ sinh răng miệng.
Theo các bác sĩ thú y, lượng thức ăn phù hợp cho thỏ là 30g thức ăn tương ứng 1kg cân nặng. Nhưng mỗi chú thỏ lại có nhu cầu dinh dưỡng và sở thích khác nhau. Vì vậy khi cho thỏ ăn hãy quan sát xem chúng ăn như thế nào.
Nếu thỏ ăn khỏe, lông mượt, không gầy hoặc béo quá, nghĩa là khẩu phần ăn phù hợp cho chúng. Nếu thỏ nhẹ cân, bạn nên gia tăng lượng thức ăn cho chúng. Hoặc bổ sung các loại thức ăn dinh dưỡng cao hơn cho thỏ con.
Bổ sung rau củ quả cho thỏ con
Ngoài cỏ khô và thức ăn dạng viên, bạn nên cho thỏ ăn thêm rau củ quả. Để giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng không có trong cỏ và thức ăn hạt. Ngoài ra rau xanh cũng bổ sung nước, hỗ trợ tiêu hóa cho thỏ.
Vấn đề lớn nhất của rau củ quả là dư lượng thuốc trừ sâu, trứng sâu hoặc kí sinh trùng. Vì vậy trước khi cho ăn, bạn phải rửa sạch, ngâm muối và để ráo nước. Rau củ đảm bảo tươi mới, không bị héo, thối hoặc có bệnh.
Một số loại rau quả tốt cho thỏ: cải rổ, cà rốt, rau dền, xà lách, cải thìa, bạc hà, rau mùi, lá bồ công anh, thì là, cần tây, cải xoong, cải bó xôi, táo, cam, đủ đủ, dứa. Hoa quả và cà rốt nên dùng như đồ ăn vặt, không cho ăn chính.
Nếu bạn đang quan tâm: cách chăm sóc thỏ con mới đẻ, chăm sóc thỏ đẻ tại nhà, cách chăm sóc thỏ sinh sản. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.