Chó bị hạ bàn là một trong những bệnh lý về xương khớp thường gặp ở chó. Bệnh hạ bàn ở chó tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của chó, nhưng sẽ làm mất dáng của chó và đi lại có phần khó khăn. Đặc biệt, tình trạng này phổ biến ở những giống chó lớn như Alaska, Becgie và Rotweiller… khi không được chăm sóc đúng cách về dinh dưỡng và môi trường sống.
Không chỉ là vấn đề về ngoại hình, chó bị hạ bàn còn phản ánh sự kháng cự trong hệ thống xương khớp và thần kinh của chó. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng này, đừng nản lòng. Dưới đây, cùng Pet Mart tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, giúp bạn có biện pháp hỗ trợ cún cưng tốt nhất.
Chó bị hạ bàn là bệnh lý gì?
Đây là một tình trạng khiến chó đi hoặc đứng mà bàn chân của nó bị cuốn vào. Khi chó bị hạ bàn, phần trên của bàn chân sẽ tiếp xúc với mặt đất thay vì phần đế chân.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm: bệnh giữa các đĩa đệm cột sống, bệnh tổn thương sợi thần kinh, hay thậm chí là do chấn thương.
Nguyên nhân khiến cho chó bị hạ bàn
Dấu hiệu cách nhận biết hạ bàn ở chó
Chó bị hạ bàn có chữa được không?
Cách chữa chó bị hạ bàn chân trước
Cách chữa chó bị hạ bàn chân sau
Biểu hiện thường gặp ở chó bị hạ bàn
Dấu hiệu rõ nhất của bệnh hạ bàn là 2 chân trước hoặc 2 chân sau của chó bị gập hẳn xuống. Một số con có thể biến dạng hoàn toàn khớp chân. Thông thường, chó sẽ chỉ đứng bằng nệm phía dưới bàn chân. Song khi chó bị bệnh hạ bàn, chân trước hoặc chân sau của chó bị gập xuống. Trường hợp nặng thì gập hẳn phần cổ chân xuống chạm đất.
Chó bị bệnh hạ bàn sẽ mang tật suốt đời nếu không được điều trị đúng cách. Hạ bàn là chứng bệnh tương đối khó điều trị. Tuy nhiên vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn đối với chó nhỏ ( từ 2 đến 7 tháng tuổi). Chó càng lớn thì chữa bệnh này càng khó.
Biểu hiện của chó bị hạ bàn do thiếu canxi là 4 chân không đứng vững. Đi lại chậm chạp, không nhanh nhẹn. 2 chân sau dễ bị sập, đi đứng lom khom. Khi thời tiết thay đổi, chó thường nằm một chỗ. Không chịu đi lại, run chân hoặc lết 2 chân sau.
Lưu ý: rất nhiều người bị nhầm lẫn chó bị hạ bàn với chó chân vòng kiềng. Các bạn cần chú ý đây là 2 loại bệnh khác nhau hoàn toàn.
Cách kiểm tra tứ chi ngón chân của chó
Đầu tiên, bạn nên kiểm tra xem chân sau có bị chấn thương hay bị vật gì đâm phải hay không. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau làm chúng không thể đứng thẳng lên được. Nếu phát hiện hai chân sau có vết thương ngoài, rất có thể khi chúng ra ngoài dạo chơi bị trầy xước. Hoặc do “gây chiến” với những chú chó khác, gây tổn thương.
Cũng không loại trừ việc có ai đó gây chấn thương cho cún cưng nhà bạn. Để giải quyết vấn đề này, trước hết hãy khử trùng chống viêm, băng bó vết thương cho chúng cẩn thận. Đảm bảo tránh để tình trạng nhiễm trùng. Quan sát một vài ngày nếu tình hình không cải thiện, hãy đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y. Tiến hành chụp chiếu để xem xương, cơ, các khớp chân có gặp vấn đề gì không. Xem có biểu hiện của chó bị viêm khớp hay không.
Còn nếu khi kiểm tra chân thú cưng không hề bị tổn thương ngoài da, 2 chân sau của chúng bị gập hẳn xuống, hoặc có những chú chó bị nặng thì có khi gập cả phần cổ chân xuống đất khi chúng đứng. So sánh với bình thường khi chúng không bị bệnh thì chỉ đứng bằng phần đệm thịt ở dưới lòng bàn chân. Tốt nhất nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ thú y.
Những nguyên nhân gây bệnh hạ bàn ở chó
Theo các bác sĩ thú y, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc chó bị hạ bàn:
- Do chế độ ăn uống, vì chủ của chó lạm dụng thức ăn: Cho ăn quá nhiều chất béo, dẫn đến mất cân bằng dinh dương. Đặc biệt là thiếu khoáng chất và canxi nên dẫn đến hệ xương cơ của chó bị sập. Nên dẫn đến việc chó bị bệnh hạ bàn.
- Do chó không được vận động một cách thường xuyên: Do chủ không có thời gian chăm sóc, thường xuyên xích hoặc nhốt chó trong lồng. Vì chó đứng 1 chỗ, không được di chuyển nên bị chùn chân, để lâu tình trạng này sẽ dẫn đến chứng chó bị hạ bàn.
Chó hạ bàn do hoạt động chạy nhảy quá nhiều
Hầu hết những người chủ hay có thói quen dắt thú cưng đi dạo. Sau đó để chúng chạy nhảy thoải mái tự do. Đối với sức khỏe của chúng mà nói thì đây là một việc làm có lợi, giúp cún cưng được hít thở bầu không khí xung quanh, tinh thần được thoải mái, vui vẻ, đồng thời rèn luyện các cơ, xương khớp.
Nhưng để hoạt động quá nhiều trong thời gian dài như vậy cơ thể chúng sẽ bị quá tải. Dần dần dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng khiến chó bị hạ bàn. Trong trường hợp này, hai chân sau bị yếu là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ cần cho chúng nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, đều đặn, tránh hoạt động mạnh. Hai chân sẽ dần dần hồi phục và hoạt động lại như bình thường. Việc chó hạ bàn sẽ không quá nghiêm trọng
Chó hạ bàn do không được vận động
Chó bị hạ bàn rất dễ bị mắc phải do người chủ của chúng không có thời gian chăm sóc. Chúng hay xích hoặc nhốt trong lồng, chuồng trại quá lâu. Việc đứng yên một chỗ quá lâu, không di chuyển nên bị chùn chân. Để lâu tình trạng này sẽ dẫn tới cún bị mắc bệnh hạ bàn.
Cũng như con người, xương khớp muốn linh hoạt cần vận động thường xuyên. Việc tập thể dục, đi dạo chơi có thể giúp cho cún cưng tiêu hao năng lượng. Vừa rèn luyện được sự linh hoạt của các khớp xương, các cơ khỏe mạnh.
Chó hạ bàn do di truyền
Một số trường hợp chó bị hạ bàn khác có thể là do di truyền. Chúng thường có những triệu chứng trước khi bị bệnh. Ví dụ như chúng đang bước đi bình thường đột nhiên ngồi phụp xuống đất. Khi đi bộ dáng vẻ uể oải, mệt mỏi, chân xoắn lại hoặc ngần ngừ không muốn đi. Chân hoạt động không linh hoạt, nhanh nhẹn, dễ bị mệt. Khi ngồi hai chân không gọn lại hoặc phải đứng trong một thời gian dài thì hai chân sau cũng dễ bị yếu.
Ngoài ra, chó béo phì có lượng canxi dư thừa cũng trở thành nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh chó hạ bàn rất nhiều, nhưng không thể cứ xử lý một cách tùy tiện. Cần phải tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết thích hợp.
Căn bệnh này tương đối khó chữa. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của chó nhưng sẽ làm mất dáng của chó và đi lại có phần khó khăn. Những chú nhỏ nhỏ tầm 2 – 7 tháng tuổi sẽ dễ chữa hơn. Với những chú chó có kích thước lớn và từ 1 năm tuổi trở lên thì cách chữa tương đối khó khăn. Nhưng chỉ cần bạn kiên trì và áp dụng đúng phương pháp, chắc chắn sẽ giúp cún cưng thoát khỏi tình trạng khó khăn này.
Chó bị hạ bàn do thiếu canxi
Sự thiếu hụt canxi không phải ngày một ngày hai mà thành. Một chú chó ăn quá ít thức ăn giàu canxi, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi. Chó mèo con không được bú sữa mẹ đầy đủ hoặc bị ngã từ nhỏ hay nuôi trong điều kiện ẩm thấp dễ dẫn đến thiếu canxi. Đây là một trong những nguyên nhân làm chó bị hạ bàn.
Trong trường hợp này, bạn nên chú ý phác đồ bổ sung canxi cho chó hợp lý và kịp thời. Không nên cho chúng ăn dồn dập và quá nhiều thực phẩm giàu canxi. Tránh trường hợp ngộ độc và phản tác dụng. Ngoài ra, cho chó cưng chúng tập thể dục, tắm nắng, hấp thụ vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi và cho xương chắc khỏe. Bổ sung canxi 1 lần/ngày vào buổi sáng trước khi tắm nắng kèm với ăn nhẹ buổi sáng.
Chó sẽ bị liệt hoàn toàn nếu không điều trị kịp thời
- Biểu hiện: Chân nghi bị liệt tác động vào không có phải ứng, teo tóp hoặc chai sần (do lê lết nhiều), việc đi lại hoàn toàn phụ thuộc vào 2 chân trước hoặc sau. Đối với mèo liệt 2 chân sau, vùng hậu môn cũng thường xuyên trầy xước, lở loét do lết.
- Cách chăm sóc: Chó bị liệt hoàn toàn, chân đã bị teo và không có phản ứng nhưng vẫn cần bổ sung canxi như trường hợp thiếu canxi. Đối với những trường hợp liệt, sẽ có xe lăn luyện tập thay thế chức năng của chân bị liệt.
Thường xuyên cho luyện tập xe lăn cho quen. Thường xuyên vệ sinh vùng tiếp xúc với đất do mèo lê phần thân đó đi (như vùng hậu môn, 2 chân sau..) tránh lở loét, nhiễm trùng.
Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung hàm lượng canxi tránh cho chó bị hạ bàn tốt nhất hiện nay bạn nên mua về sử dụng. Khi bị liệt thì hệ tiêu hóa hoàn toàn bị ảnh hưởng, chỉ cho ăn thức ăn mềm, lỏng, ăn nhiều rau, sữa chua, phomai, xoa bóp bụng nhiều.
Cách chữa và điều trị khi chó bị hạ bàn
Chó bị hạ bàn có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm và chữa trị tích cực. Nhất là với chó nhỏ. Phương pháp chữa trị phải kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Tích cực dắt chó đi dạo, cho chạy nhảy nền đất sần sùi mỗi ngày vài lần. Buổi sáng cho tắm nắng 1 tiếng từ 6h30 đến 7h30. Kết hợp bổ sung canxi bà bầu 1 ngày 1 ống vào buổi sáng trước khi tắm nắng kèm với ăn nhẹ buổi sáng.
Bạn có thể dễ dàng mua canxi cho bà bầu tại các hiệu thuốc tây. Bạn có thể chọn các sản phẩm thức ăn có chứa công thức Calcium Phosphate, Calcium và Vitamin. Nếu chó được chơi đùa với đồng loại cùng cân nặng thì càng tốt. Thường xuyên nắn bóp chân cho chó sẽ giúp chúng nhanh chóng phục hồi hơn.
Đối với những trường hợp yếu chân do thiếu canxi, chưa liệt hoàn toàn, việc cần thiết là bổ sung canxi. Thường xuyên cho tắm nắng, xoa bóp để chân tay không bị cứng. Bắt đi lại nhiều để luyện tập. Cho uống viên canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Hệ tiêu hóa của những trường hợp này cũng khá kém do không vận động nhiều. Vì vậy cho ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, rau. Ăn thêm thức ăn bổ sung canxi như phomai. Cho ăn thêm sữa chua tránh bị táo bón.
Bệnh hạ bàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của chó. Những con chó thuần chủng sẽ bị giảm giá trị rất nhiều nếu mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh hạ bàn lại rất dễ phòng tránh và chữa trị. Chúc bạn chăm sóc cún cưng một cách tốt nhất nhé.