Khoa học đã chứng minh việc nuôi thú cưng mang lại nhiều tác dụng rất tốt đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy những em bé lớn lên trong một ngôi nhà với một con mèo sẽ ít có khả năng bị bệnh hơn.
Những nghiên cứu này đi ngược lại với quan niệm truyền thống của nhiều người. Bởi đa số cho rằng nuôi chó mèo không tốt cho sức khỏe của trẻ em. Dẫn tới việc rất nhiều chó mèo bị bỏ rơi hoặc đem cho khi gia đình có trẻ nhỏ. Vậy lợi ích của chó mèo đối với trẻ em là gì? Hãy cùng Pet Mart hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nghiên cứu về việc nuôi thú cưng trong nhà
Các nhà nghiên cứu Phần Lan mới đây đã đưa ra một kết luận:
“Những chú chó nuôi trong nhà không chỉ là người bạn thân thiết của con người. Nó còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Để chống lại các căn bệnh về đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác”.
Nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan với 397 trẻ sơ sinh và đã kết luận rằng việc có vật nuôi trong nhà có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh cũng giảm đáng kể.
Trong 44 tuần đầu, trẻ sơ sinh rất dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Các vấn đề phổ biến nhất bao gồm sốt, nhiễm trùng tai, viêm mũi, ho, thở khò khè. Một số bệnh có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tại các gia đình có nuôi mèo, tỉ lệ mắc bệnh giảm tới 6% so với gia đình không nuôi mèo.
Nuôi thú cưng ở trong phòng có lợi ích gì?
Theo kết quả nghiên cứu, có tới 31% số trẻ em khỏe mạnh hơn khi gia đình có nuôi một chú chó. Trẻ em lớn lên trong gia đình với nhiều chó thậm chí còn tốt hơn. Trẻ có sức đề kháng tốt hơn hẳn so với trẻ ở gia đình không nuôi thú cưng.
Theo nghiên cứu này thì việc nuôi thú cưng trong gia đình là một điều hết sức có lợi. Những con vật nuôi dễ nuôi trong nhà như chó, mèo, heo, thỏ, cáo, chồn, hamster… không chỉ để vui cửa vui nhà, nó còn có tác dụng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh.
Để chứng minh cho nghiên cứu của mình. Các nhà khoa học Phần Lan đã đưa ra những con số và qua đó người ta chứng mình được rằng, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng tai, ho, chảy nước mũi của những em bé được sinh ra trong gia đình có vật nuôi thấp hơn. So với những em bé được sinh ra và lớn lên trong những gia đình không nuôi thú cưng.
Các nhà khoa học cũng cho biết rằng, những em bé sinh ra trong các gia đình không nuôi thú cưng thường cần sử dụng nhiều thuốc kháng sinh để hỗ trợ hơn. Và ngược lại, những em bé trong gia đình có nuôi chó mèo thì sử dụng thuốc ít hơn và gần như là không có.
Nuôi thú cưng rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ
Ảnh hưởng của việc nuôi thú cưng trong nhà
Khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tự động phân loại thành có hại hay không có hại. Phụ nữ mang thai có nuôi chó mèo sẽ thường xuyên tiếp xúc với lông, vết bẩn, dịch cơ thể của chúng. Điều này được khẳng định là ảnh hưởng đến miễn dịch của thai nhi.
Các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể người chứa một loại Protein đặc biệt. Thông qua việc nhận biết Protein này, bạch cầu có thể phân biệt tế bào thường và vi khuẩn. Nếu là vi khuẩn gây bệnh, bạch cầu sẽ tiêu diệt và lưu lại thông tin. Lần sau nếu gặp lại, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng đề kháng lại bệnh.
Thuyết vệ sinh (Hygiene Hypothesis)
Để giải thích cho hiện tượng trên, một số chuyên gia đã đưa ra thuyết vệ sinh. Đây là một giả thuyết về y học. Thuyết vệ sinh cho rằng con người khi còn nhỏ cần được tiếp xúc với vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn có lợi (như lợi khuẩn đường ruột) và động vật kí sinh.
Khi thiếu hụt điều này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ không thể phát triển hoàn thiện. Làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng và mẫn cảm ở trẻ. Một số bằng chứng chỉ ra chứng tự kỉ cũng có nguyên nhân do miễn dịch. Đồng thời là nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh bạch cầu gia tăng ở thanh thiếu niên các nước phát triển. Trong đó nhiều gia đình không nuôi thú cưng trong nhà.
Nuôi thú cưng tác động tới hệ miễn dịch của trẻ
Các nhà khoa học Phần Lan cho biết, một trong những lý do để giải thích cho kết luận trên có thể là do trên mình các loài vật nuôi mang theo những loại vi khuẩn có lợi cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Sự có mặt của một chú chó trong nhà làm giảm sự nhạy cảm của trẻ. Giảm nhạy cảm đối với các loại phấn hoa hay các chất gây dị ứng khác.
Các nhà khoa học cho rằng lông của các con vật nuôi có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch ở trẻ. Trước đây việc chơi với chó mèo sẽ dễ khiến trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Thế nhưng thực tế thì những em bé ở gần chó và mèo có xu hướng ít cần kháng sinh hơn. So với những em bé ở những gia đình không có thú nuôi.
Điều này cho thấy rằng việc nuôi thú cưng là rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không cần đến thuốc thang mà vẫn có sức đề kháng tốt. Chống lại sự xâm nhập của virus gây hại. Kết luận này cho chúng ta cái nhìn hoàn toàn khác về việc các loài vật nuôi thú cưng.
Nuôi thú cưng giúp giảm chứng dị ứng ở trẻ
Amish là một cộng đồng thiểu số đặc biệt ở Mỹ. Người thuộc cộng đồng này gần như không sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Di chuyển bằng xe ngựa và giữ nguyên lối sống nông nghiệp như tổ tiên hàng trăm năm trước. Các gia đình ở đây thường nuôi thú cưng trong nhà. Trẻ em được tiếp xúc với thiên nhiên từ nhỏ. Chúng thường chơi với bùn đất, tiếp xúc với vi khuẩn, nấm và chất thải ở nông trại.
Tỷ lệ trẻ bị hen suyễn, dị ứng và nhiều bệnh truyền nhiễm lại thấp một cách đáng kinh ngạc. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan niệm nuôi dạy trẻ thông thường của phương Tây. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân có thể do môi trường sống quá sạch sẽ. Cơ thể không được làm quen với tác nhân gây bệnh. Dẫn tới giảm khả năng miễn dịch.
Làm thế nào để trở thành người chủ tốt
Cho thú cưng ăn uống đầy đủ
Đầu tiên, hãy nhớ gửi gắm tình yêu và tình cảm tới vật nuôi của bạn, dù là nó một con vẹt hay một chú chó con. Đừng quên chăm sóc thú của bạn mọi lúc. Hãy cho chúng thấy bạn yêu chúng nhiều như thế nào. Luôn luôn nhớ rằng phải cố gắng cho chúng ăn và uống nước. Nếu bạn nuôi chó hãy mua cho chúng thức ăn cho chó, nuôi mèo hãy mua thức ăn cho mèo… Đừng nhầm lẫn thức ăn của các vật nuôi với nhau.
Có rất nhiều đứa trẻ nghĩ rằng thú cưng chỉ là để yêu quý. Nhưng thực tế chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm khi chăm sóc vật nuôi. Hãy cho gia đình và bạn bè thấy được bạn là người vâng lời và đáng tin. Bố mẹ bạn sẽ tự hào về điều đó.
Luôn coi thú cưng là bạn
Để trở thành người chủ tốt các bé hãy chơi với chúng. Có rất nhiều con vật dễ trở nên buồn chán, béo phì và lười biếng. Đừng để điều đó xảy ra với những người bạn yêu quý này. Hãy dắt chú cún của bạn đi dạo ít nhất 1 lần trong ngày.
Hoặc hãy vui đùa vui vẻ với chúng. Có thể bằng bất cứ thứ gì có thể chơi. Không nhất thiết phải là những món đồ chơi mà chúng yêu thích. Một quả bóng tennis cũ, 1 sợi dây cũng có thể giúp bạn và cún cưng có những giây phút vui vẻ bên nhau.
Chăm sóc sức khỏe cho thú cưng thường xuyên
Giữ cho vật nuôi của bạn được sạch sẽ. Không ai thích một con vật có mùi lạ cả. Tắm cho chúng khi chúng bị bẩn và làm cho chúng thật thơm tho nhé. Có thể bạn quá bận rộn để làm việc này. Nếu bạn nuôi chó và mèo, bạn có thể mang chúng đi spa tắm và sử dụng dịch vụ cắt tỉa lông chó, mèo tại Pet Mart.
Thú cưng vốn là những loài động vật ưa sạch sẽ. Tuy nhiên, chúng cũng rất ham chơi nên rất dễ bẩn. Chúng sẽ rất hạnh phúc nếu được tắm táp thường xuyên. Tất cả những gì chúng cần là được tắm, chải lông, làm đẹp… để có thể sạch sẽ, thơm tho cả bên trong lẫn bên ngoài.
Luôn nhắc nhở bố mẹ bạn hãy để ý và thường xuyên đưa thú cưng tới gặp bác sĩ thú y. Danh sách các phòng khám thú y bạn có thể tham khảo tại petmart.vn. Quan sát và phát hiện những biểu hiện bất thường của thú cưng để có phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời giúp chúng có tỷ lệ hồi phục nhanh chóng hơn.
Bảo vệ thú cưng luôn an toàn
Nếu bạn nuôi thú cưng trong gia đình, hãy giữ cho thú cưng của bạn luôn được an toàn. Thật là không tốt khi để vật nuôi của bạn lang thang xung quanh hàng xóm. Chúng có thể sẽ bị thương, đi lạc hoặc bị đánh cắp bởi những tên trộm xấu tính. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát và xác định được vị trí của chúng. Vậy làm thế nào để bảo vệ thú cưng an toàn?
- Sử dụng bảng tên, vòng cổ cho chó.
- Không để cún đi chơi xa một mình.
- Dắt chó đi dạo bằng dây dắt.
- Để chó trong chuồng khi cần thiết, lưu ý không để trong thời gian quá dài.
- Mua đồ chơi cho chó khi chúng phải ở một mình.
Huấn luyện chó chuẩn bị cho em bé mới sinh
Trong thời gian bạn mang thai, có thể huấn luyện chó tuân theo các mệnh lệnh cơ bản xuất phát từ thái độ và lời nói của chủ nhân. Không cần quá hoàn hảo như những chú chó nghiệp vụ. Bạn chỉ cần dạy chúng bài học cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ, ngồi xuống, nằm hoặc ở yên đó. Hoặc không được hung dữ với người nhà, cắn phá đồ đạc…
Bạn nên dành thời gian quan sát và tìm hiểu xem chó của bạn thuộc loại hiếu động hay điềm tĩnh. Nếu chúng thích chạy nhảy và hay sủa với những động tĩnh nhỏ, hãy tìm cách giải tỏa năng lượng cho chúng. Có rất nhiều cách như: dắt chó đi dạo, để chúng chơi đùa với những chú chó khác… Sau khi tìm hiểu tính cách của chú chó, bạn nên nghĩ đến những trường hợp có thể xảy ra khi có trẻ nhỏ. Tiếp tục tìm hiểu xem chó của bạn sẽ ứng xử như thế nào. Một số hành vi thường bắt gặp đó là:
Trẻ con rất hay nắm đuôi hoặc tai chó
Trẻ nhỏ rất thích nghịch đuôi và tai chó. Một số chú chó sẽ bỏ chạy. Một số khác lại trở nên hung dữ và có thể cắn lại. Nếu bạn bị cắn, hãy tỏ thái độ không hài lòng với chúng ngay. Chú ý chỉ nắm nhẹ vào đuôi/tai, không nên làm chó bị đau.
Trẻ con thường xê dịch bát ăn của chó
Khi đang ăn chó có thể trở nên hung dữ hơn. Bạn có thể thử phản ứng của chó bằng cách đến vuốt đầu chó khi chúng ăn. Xê dịch nhẹ đĩa ăn hoặc lấy bớt phần ăn khi chúng đang ăn. Chú ý ngay sau khi lấy bớt đồ ăn hoặc xê dịch đĩa ăn của chó, nên cho chó ăn nhiều hơn một chút. Hoặc ăn thức ăn ngon hơn để làm dịu sự căng thẳng của chúng. Chó của bạn có thể chưa quen thuộc với các hành vi này nhưng nếu bạn lặp lại hằng ngày, chúng sẽ cảm thấy bớt bị đe dọa hơn.
Huấn luyện chó làm quen với em bé mới về nhà
Cho chó làm quen với mùi của em bé
Những chú chó thường không thích và có phản ứng với người lạ. Chúng có bản năng lãnh thổ rất cao. Với một số con, chúng chỉ chấp nhận sự có mặt của người quen. Người mà chúng đã quen “mùi”. Nếu không chúng sẽ trở nên hung dữ hơn. Nếu chó trở nên hung dữ, bạn nên nghiêm khắc nhắc nhở chúng. Đồng thời tỏ ra thân thiết hơn với người lạ. Điều này để cho chúng hiểu, khi bạn tỏ ra thân thiết với ai đó, chúng không nên sủa, cắn để dọa người đó.
Nếu bạn đang nuôi thú cưng, ngay sau khi sinh bé, bạn nên đem vài vật dụng của em bé về nhà. Việc này nhằm mục đích cho chó quen với mùi của em bé. Sự quen thuộc về mùi sẽ khiến chó của bạn cảm thấy bình tĩnh và trở nên hiền lành hơn khi tiếp xúc với em bé mới.
Ngay khi đón bé về nhà, bạn nên kêu chú chó của bạn đến và cho phép chúng ngửi em bé ở một khoảng cách an toàn. Hãy nhìn vào mắt chúng khi chúng làm việc đó để chúng biết bạn đang kiểm soát tình hình chặt chẽ. Nếu bạn sinh con lần đầu và chú chó của gia đình đang nhận được nhiều quan tâm từ các thành viên. Bạn nên cư xử khéo léo và hài hòa. Tránh cho chúng cảm thấy bị chia sẻ tình cảm và ghen tỵ.
Xây dựng lại không gian sống của bé và thú cưng
Bạn cần sắp xếp lại không gian trong nhà cho hợp lý hơn. Bắt đầu đặt các vật dụng cho em bé từ những tháng đầu tiên. Sau đó dạy cho chó không được đặt chân vào khu vực dành cho em bé. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nhắc nhở chúng. Có thể kêu tên chúng một cách nghiêm khắc ngay khi thấy chúng đặt chân vào khu vực này.
Ban đầu có thể chúng sẽ không hiểu. Nhưng một mệnh lệnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ trở thành phản xạ của chúng. Cố gắng để khu vực chơi của bé và khu vực ăn của chó xa nhau. Đồ chơi, chỗ ngủ của cún cưng cũng nên đặt ở một vị trí hợp lý hơn. Và đặc biệt, đừng khiến chúng cảm thấy sự thay đổi đó là không công bằng. Trong khi huấn luyện chó, hãy luôn vuốt ve và khen thưởng chúng để chúng cảm thấy luôn được yêu thương.
Dạy chó con nghe lời, thân thiện với trẻ
Huấn luyện thú cưng của bạn biết nghe lời và ngoan ngoãn sẽ cải thiện mối quan hệ giữa chúng và các thành viên trong gia đình. Cố gắng dạy cho chú chó của bạn biết đi vệ sinh đúng chỗ, đứng, ngồi. Giữ cho chó, mèo thậm chí cả vẹt phải biết bình tĩnh, hiền lành khi có người đi qua. Bạn có thể dạy chúng tại nhà hoặc cũng có thể đưa chúng tới huấn luyện tại các trường nghiệp vụ. Điều này giúp ích cho cả hai.
Những người bạn sẽ biết nghe lời và ngoan ngoãn hơn, hiểu những mệnh lệnh của bạn khi cần thiết. Từ đó bạn có thể giám sát và điều khiển được mọi hành vi của chúng. Với tất cả tâm trí, hãy yêu thương con vật của bạn một cách hoàn hảo nhất. Chúng sẽ rất cảm ơn bạn vì điều đó. Để đền đáp lại tình yêu đó, chúng không những yêu thương bạn mà còn yêu thương cả những thành viên khác trong gia đình.
Hướng dẫn trẻ biết yêu thú cưng
Trẻ em học cách yêu thú cưng bằng việc quan sát người khác. Ngay cả khi bạn tạo ra hình mẫu tốt cho con em mình thì cũng sẽ có vài người khác làm điều ngược lại với chúng. Dạy cho trẻ biết quý trọng động vật rất cần thiết ở mỗi giai đoạn phát triển trong cuộc đời chúng. Đặc biệt là khi nhà bạn có nuôi thú cưng.
Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử tốt và yêu thú cưng là thiết yếu. Những đứa trẻ sẽ có thêm những người bạn, được tăng thêm sức đề kháng. Đồng thời, dạy cho trẻ biết cách yêu thương động vật xung quanh mình. Hãy bắt đầu từ việc nuôi thú cưng và chăm sóc chúng thật tốt.
Để dạy được trẻ điều đó, trước hết bạn phải là người làm mẫu. Hãy thể hiện sự tử tế của của bạn với thú cưng. Ví dụ như hành động bế nhẹ nhàng chú mèo ra khỏi bàn thay vì quăng nó xuống. Thức dậy và tìm hiểu xem tại sao chú chó nhà bạn lại sủa thay vì quát nạt nó phải im lặng.
Khen thưởng trẻ bằng cách ôm khi chúng tiếp xúc nhẹ nhàng với thú cưng. Và chỉ ra thú cưng của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc thế nào. Giải thích cho trẻ hiểu vì sao mèo kêu gruuu khi được vuốt ve, và tại sao chó lại lăn vòng để được gãi bụng.
Dạy trẻ tự tay chăm sóc thú cưng
Trẻ nhỏ và thú cưng sau khi đã làm quên với nhau hãy để chúng cùng chơi, cùng chăm sóc lẫn nhau. Có thể để con trẻ của bạn tham gia vào những hoạt động cho thú cưng ăn và quét dọn. Chúng có thể giúp đổ thức ăn cho mèo hoặc chải lông chó. Các loài thú cưng vốn dĩ rất yêu thích trẻ nhỏ, chắc chắn chúng sẽ không làm hại trẻ nhỏ.
Đưa trẻ cùng đến thú y vào những buổi kiểm tra thường niên cho thú cưng. Cần giải thích vì sao động vật cần được kiểm tra giống như trẻ con. Và để chúng giúp giữ bình tĩnh cho chó hoặc mèo nếu có thể. Như vậy, khi thấy thú cưng bị ốm trẻ nhỏ cũng học được cách lo lắng và chăm sóc cho chúng. Những đữa trẻ sẽ học được cách quan tâm và chăm sóc tới những vật nuôi xung quanh mình.
Nếu gặp bất kì trường hợp ngược đãi động vật nào, hãy lên án và thông báp với các nhà chức trách. Hãy chỉ cho trẻ thấy, thú cưng là để yêu thương chứ không phải để hành hạ với chúng. Điều đó là ác, là sai trái. Nếu gặp những con vật bị bỏ rơi, đi lang thang có thể hướng dẫn trẻ nhận nuôi hoặc giúp chúng tìm chủ mới.
Hiện nay, có rất nhiều các câu lạc bộ, trung tâm, trạm nhận nuôi động vật ở Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM… Nếu ở gần những khu vực đó, có thể cùng trẻ tham gia các hoạt động cứu hộ động vật cùng các tình nguyện viên trong tổ chức. Điều này thật sự rất tốt cho đứa trẻ của bạn.
Dạy trẻ không gây nguy hiểm cho chính mình
Ngoài việc dạy trẻ yêu thương thú cưng, bạn cũng phải dạy trẻ cách bảo vệ chính mình.
- Không dùng bạo lực với thú cưng như đánh đập, túm đuôi chó mèo…
- Không hù dọa hay chạm vào thú cưng khi chúng đang ngủ.
- Chỉ tiếp xúc với thú cưng khi có người lớn giám sát.
- Không tranh đồ ăn và đồ chơi với thú cưng
Nuôi thú cưng trong nhà có trẻ em cần chú ý
Mặc dù được chứng minh là có lợi, nhưng các bậc cha mẹ cần thận trọng khi nuôi thú cưng trong nhà. Bởi sẽ rất nguy hiểm nếu hệ miễn dịch mắc sai lầm hoặc không thể phân biệt vi khuẩn. Cơ thể sẽ có phản ứng quá khích hoặc không phản ứng.
Đã có nhiều trường hợp bị sốc phản vệ sau khi bị ong đốt. Trong 40 năm trở lại đây, chứng dị ứng, khó thở do sốc phản vệ trở nên phổ biến ở phương Tây. Tỷ lệ tăng cao gần gấp đôi. Gây đau đầu cho các chuyên gia và bậc làm cha mẹ.
Việc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh không đồng nghĩa với vệ sinh kém. Rất nhiều vi khuẩn và virus có sức tấn công mạnh mẽ vào hệ miễn dịch. Nếu không có sự bảo vệ, trẻ rất dễ mắc bệnh. Có nhiều trường hợp tử vong do những bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng.
Khi để thú cưng cạnh trẻ nhỏ bạn cũng phải đảm bảo rằng bộ móng của thú cưng không bị sắc. Thú cưng thường có móng sắc nên dễ cào xước da của trẻ. Nhiều vật nuôi có thể làm nhiễm trùng da trẻ như mèo. Đối với những thú cưng còn nhỏ thì bạn cũng nên xem răng của chúng.
Trong khoảng thời gian cún cưng đang phát triển, chúng rất hay bị ngứa răng. Chúng sẽ cắn đùa trẻ nhỏ nên bạn cũng phải lưu ý. Những trường hợp này rất ít nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Bạn hãy nên quan sát khi để thú cưng và trẻ nhỏ chơi đùa với nhau nhé!