Làm thế nào để nuôi lợn cảnh trong khoảng thời gian từ lúc vừa mới sinh ra cho đến khi đươc 1 tháng. Đây là một bài toán khó cho những người yêu thích loài thú cưng này. Vì giai đoạn này những chú lợn cảnh cần được chăm sóc bằng 1 chế độ đặc biệt. Để có thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi lợn cảnh con mini, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của petmart.vn.
Chăm sóc lợn cảnh từ 0 – 4 tuần tuổi
Cho dù lợn cảnh vô cùng thông minh nhưng chúng vẫn có tính sống thành đàn bẩm sinh. Nhưng nếu như muốn để chú lợn nhỏ trở thành thú cưng thì không hề dễ dàng. Muốn chọn lợn thông thường trở thành thú cưng thì có thể lựa chọn giống lợn mini.
Lợn cảnh con từ 0 đến 4 tuần tuổi có thể cho ăn sữa bột nguyên kem. Mỗi bữa khoảng 2 – 3 thìa sữa bột hòa thành 100cc sữa bò. Có thể cho thêm một thìa bơ nhỏ hoặc 1 lòng đỏ trứng sống để tăng thêm dinh dưỡng.
Rất nhiều người nuôi lợn cảnh nói rằng chúng không thể uống sữa bò giống như con người. Vì thành phần dinh dưỡng không giống với sữa của lợn mẹ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi lợn cảnh cho rằng không phát hiện ra phản ứng không tốt khi sử dụng sữa bò. Bạn có thể yên tâm cho lợn cảnh uống.
Nuôi dưỡng lợn cảnh 4 – 6 tuần tuổi
Sau 4 tuần tuổi có thể tiếp tục cho lợn cảnh nhỏ ăn bột sữa nguyên kem. Mỗi bữa cho ăn khoảng 2 thìa bột sữa và giảm bớt lượng sữa bò dạng dung dịch cho lợn uống. Việc này được gọi là “sữa nhân tạo”. Mục đích là để huấn luyện hệ tiêu hóa của lợn cảnh đối với thức ăn thể rắn.
Sau 6 tuần tuổi có thể cho lợn cảnh ăn thức ăn thể rắn với một lượng nhỏ. Cũng có thể bắt đầu thử cho ăn các thức ăn như hoa quả, rau xanh… Khi cho lợn cảnh ăn thức ăn mới, lợn cảnh con có thể gặp phải 1 số vấn đề không tốt. Khi phát hiện phân của lợn cảnh con có hình dạng không hoàn chỉnh mà khá lỏng, thì hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y.
Lợn cảnh sau khi được 1 tháng tuổi thì có thể cho ăn thức ăn thể rắn hoàn toàn. Lợn là động vật ăn tạp cho nên thức ăn cần phải bao gồm cả rau củ, hoa quả và protein động vật. Ví dụ như thịt gà, thịt bò, dưa chuột non… mới có thể cân bằng dinh dưỡng. Đảm bảo để lợn cảnh con phát triển khỏe mạnh.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi lợn cảnh
Cúm và ho là bệnh phổ biến khi nuôi lợn cảnh. Loại bệnh này một năm 4 mùa đều có thể phát sinh. Vậy lợn cảnh bị ho và cúm có triệu chứng như thế nào? Người nuôi nên xử lý ra sao?
Khi lợn cảnh xuất các triệu chứng như ho, trong mắt, mũi có chất dịch nhầy chảy ra, nhiệt độ cơ thể lên tới 40 – 42°C, hít thở gấp gáp… chủ nuôi nên nhanh chóng đưa đến chỗ bác sĩ để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ đo nhiệt độ cơ thể của lợn cảnh trước và chẩn đoán bệnh tình thông qua hệ thống hô hấp của lợn cảnh.
Sau đó xem xét mức độ rồi mới dùng phương pháp tiêm hoặc uống thuốc để điều trị. Sau khi đưa về nhà chăm sóc nên quan sát thêm 2 – 3 ngày nữa. Nếu như tình hình của lợn cảnh vẫn chưa chuyển biến tốt thì nên nhanh chóng đưa trở lại gặp bác sĩ.
Trong trường hợp phân có màu sắc khác thường hoặc phân dạng dịch lỏng, lúc này cần cung cấp cho lợn thức ăn và nước uống sạch sẽ. Nếu như phân của lợn cảnh vẫn luôn có dạng dịch lỏng, hãy nhanh chóng đưa lợn cảnh đến chỗ bác sĩ để điều trị. Tránh dẫn tới phát sinh những bệnh tật khác nguy hiểm hơn.
Trên đây là cách nuôi lợn cảnh khi còn nhỏ. Hy vọng những kiến thức mà bác sĩ thú y cung cấp giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công.