Trong hầu hết các trường hợp, nếu cơ thể của Rùa không thoải mái, điều này sẽ được phản ánh thông qua một số hiện tượng. Chỉ cần chúng ta quan sát cẩn thận, nhất định sẽ phát hiện ra. Chất thải (phân) của Rùa được coi là cơ sở khá đáng tin cậy nói lên tình hình sức khoẻ của Rùa. Rùa cảnh bị bệnh có thể dựa vào phân rùa để dự đoán. Nhưng phương pháp cụ thể là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của phân rùa cảnh
Khi mới cho ăn lần đầu, sau khi ăn 1 tiếng chúng sẽ bài tiết. Sau 2 – 3 ngày có thể đẩy hết chất thải ra ngoài. Chất thải của Rùa khoẻ mạnh sẽ đóng khuôn thuôn dài như hình xúc xích. Không tan rã trong nước, khi vỡ ra sẽ có dạng bột. Một vài người còn dùng chất thải của rùa khoẻ mạnh để trị viêm dạ dày. Nguyên nhân do trong đó chứa các vi khuẩn có ích, nhờ đó mà giúp rùa cảnh điều chỉnh dạ dày (sinh vật trị liệu).
Rùa cảnh bị bệnh dẫn tới màu sắc phân thay đổi
Từ màu sắc của chất thải, chúng ta có thể rút ra được rất nhiều thông tin. Vì ăn các loại thực phẩm khác nhau mà chất thải của Rùa cũng có màu sắc khác nhau. Thông thường thường thấy màu đen nhạt đến màu nâu nhạt. Đây không tính đến khả năng chứa sắc tố vì bị ảnh hưởng bởi một vài loại thuốc, ví dụ như một vài Canxi dạng viên có thêm màu thực phẩm, điều này sẽ khiến cho chất thải của Rùa vô cùng “sặc sỡ”, mọi người cũng không cần lo lắng.
Màu xanh: Thường do nhiệt độ không khí không đủ ấm, tiêu hoá không tốt mà thành, có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày nhẹ. Nếu có hình sợi dài thì vấn đề không lớn, nhưng nếu ở dạng từng bãi từng bãi một, chủ nuôi nên ngừng cho Rùa ăn và tiến hành theo dõi sát sao hơn.
Màu đỏ: Sau khi ăn một số loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt dê hoặc tôm, chất thải của Rùa sẽ có dấu hiệu biến thành màu đỏ, nếu không phải do nguyên nhân từ thức ăn, chủ nuôi cần cân nhắc xem liệu có phải chúng đã bị thương, chảy máu trong hoặc viêm dạ dày nghiêm trọng hay không.
Màu đen ngả xanh: Thường xảy ra khi Rùa ăn rau quả rồi bị tiêu chảy, nguyên nhân do thức ăn không thích hợp.
Khi thời tiết còn chưa ổn định, các chủ nuôi ở vùng khí hậu phía Nam ấm hơn (có Việt Nam) nếu không nhịn được mà cho Rùa ăn, cần đảm bảo duy trì đúng thời gian, đúng lượng thức ăn. Nên cho ăn vào trước hoặc sau buổi trưa, thà cho ăn ít chứ đừng ham nhiều, hoặc dứt khoát ngừng cho ăn vì khả năng tự điều tiết của Rùa vốn cũng rất tốt rồi!