Với những chủng loại thú cưng khác thường, hiện nay có rất nhiều bạn bắt đầu nuôi dưỡng lợn cảnh, vậy thì nảy sinh vấn đề rồi, nuôi lợn cảnh có dễ không? Bình trường thì đòi hỏi làm những việc gì, thực ra thì hoàn toàn không cần lo lắng, lợn cảnh cũng giống như những vật nuôi khác, chăm sóc chúng cho chúng ăn, tắm rửa là được rồi.
Ngoài ra không thể chịu lạnh, không thể bị cảm cảm nắng mà sinh bệnh, lợn cảnh một khi đã bị ốm sẽ làm giảm tuổi thọ. Nguyên nhân lợn cảnh dễ nuôi dưỡng còn ở chỗ không đòi hỏi tắm rửa thường xuyên, bởi vì bản thân chúng thích sạch sẽ và tính đặc biệt của làn da chúng. Sau đây petmart.vn sẽ giới thiệu chi tiết cho mọi người những vấn đề về nuôi dưỡng lợn cảnh.
Heo kiểng có dễ nuôi không?
Lợn cảnh chỉ cần môi trường xung quanh thoải mái thì đều rất dễ nuôi dưỡng, nhưng cần chú ý rằng lợn cảnh thích môi trường sinh sống khô ráo yên tính, khi các bạn nuôi dưỡng lợn cảnh có thể để chúng ở ngoài ban công, phòng sách hoặc phòng khách.
Ngoài ra lợn cảnh khá sợ lạnh, những ngày giá lạnh cần phải làm cho chúng một chiếc ổ ấm áp, rải chăn thảm lông lên trên, cố gắng hết sức không để cho chúng bị cảm lạnh.
Cách nuôi heo kiểng
Lợn cảnh được khoảng 1-3 tuần tuổi có thể cho ăn sữa bột nguyên kem, mỗi bữa cho ăn khoảng 2 – 3 thìa sữa bột hòa thành 100cc sữa bò, và có thể cho thêm một thìa bơ nhỏ hoặc 1 lòng đỏ trứng sống để tăng thêm dinh dưỡng.
Lợn cảnh được khoảng 4 tuần tuổi thì có thể giảm bớt lượng sữa bột ở thể rắn, cố gắng cho chúng ăn bột sữa nguyên kem khô, nhằm huấn luyện khả năng tiêu hóa của lợn cảnh đối với thức ăn. Lợn cảnh được 6 tuần tuổi có thể cho ăn một lượng nhỏ thức ăn rắn ngâm nước, như rau xanh hoa quả…
Sau khi lợn được 1 tháng tuổi thì có thể cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn dạng rắn, thường thì sẽ không kén ăn, cho nên lợn cảnh có phải rất dễ nuôi không!
Bệnh tật thường gặp ở lợn cảnh
Những triệu chứng như trong lỗ mũi của lợn cảnh có chất dịch nhầy tiết ra, ho, sốt cao, hít thở gấp gáp…cần phải đưa đến chỗ bác sĩ ngay để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đo nhiệt độ cơ thể của lợn cảnh trước và nghe chẩn đoán bệnh tình trạng hệ thống hô hấp của lợn cảnh.
Sau khi xác định tình hình bệnh của lợn cảnh có nghiêm trọng hay không, rồi mới dùng phương pháp tiêm hoặc uống thuốc để giảm bớt tình trạng bệnh, sau đó chủ nuôi đưa lợn cản về nhà quan sát 2-3 ngày, nếu như tình trạng bệnh của lợn cưng vẫn không có chuyển biến tốt thì cần phải đưa tới chỗ bác sĩ một lần nữa.
Ngoài ra phân của lợn cảnh sẽ có dạng dịch lỏng, lúc nàu cần cho lợn cảnh dùng nước và thức ăn sạch sẽ, xuất hiện triệu chứng như vậy trong thời gian dài thì cần tìm bác sĩ để tránh dẫn tới những bệnh khác.
Vấn đề thường gặp khi nuôi heo kiểng
Cần phải tắm rửa thường xuyên cho lợn cảnh không? Trong ấn tượng của phần lớn mọi người thì lợn không phải là loài ưa sạch sẽ, thực ra thì lợn rất thích sạch sẽ. Trừ phi ra ngoài chơi đùa thật sự sẽ làm cho mình bẩn lấm lem, bình thường không cần phải giúp chúng tắm rửa.
Có thể dùng khăn lông ẩm nhẹ nhàng lau sạch mũi và miệng của lợn cảnh, nếu tắm rửa cho chúng thường xuyên, sẽ dẫn đến các bệnh hại cho làn da của lơn cảnh như da khô nứt nẻ, mẩn đỏ…
Bế ôm lợn cảnh như thế nào? Rất nhiều bạn đều không biết ôm lợn cảnh như thế nào, hoặc là cứ ôm bừa thôi, phương pháp ôm bế lợn cảnh chính xác là, từ chỗ xương bả vai của lợn cảnh bế lên nhẹ nhàng.
Có lúc bế lên thì bốn chân của lợn cảnh sẽ giãy lung tung hoặc kêu lớn, tức là không thể miễn cưỡng, để tráng làm cho lợn cảnh lo lắng dẫn đến căng thằng mà cắn người. Xin nhắc nhở rằng thú cưng là một phần cuộc sống của bạn, nhưng bạn lại là toàn bộ của chúng, vì vậy cần đối xử tốt với thú cưng.