Cách nuôi cá Vàng Đầu Lân khó hay dễ? Cá vàng đầu lân, còn gọi là cá vàng sư tử hay cá lan thọ, là một giống cá vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một trong những giống cá vàng đẹp và phổ biến trong giới chơi cá cảnh. Chúng được ưa thích do hình dáng đặc biệt và hợp phong thủy.
Mô tả giống cá Vàng Đầu Lân
Giống cá này nổi bật ở phần thân tròn ngắn, trên đầu có bướu thịt kéo dài từ đỉnh đầu đến hai bên má. Mắt và miệng chìm trong thịt, nhìn qua rất giống một chú sư tử oai vệ.
Bướu thịt trên đầu cá vàng đầu lân xuất hiện do bệnh đột biến về gen, đặc điểm này có tính di truyền. Độ lớn của bướu phụ thuộc nhiều vào giống cá và thức ăn, số lượng cá. Ngoài ra nhiệt độ nước, chất nước cũng có liên quan đến chất lượng cá.
Đối với cá vàng đầu lân, bướu càng lớn càng có giá trị cao. Khi cá vàng được 4 tháng, bướu bắt đầu phát triển. Đến 10 tháng bướu phát triển hoàn toàn. Trong thời gian này, xương miệng cá cũng biến đổi, xương sống cá cũng dần gập xuống.
Cá vàng đầu lân tiêu chuẩn có bướu thịt lớn, bao quanh má và miệng, mắt cũng chìm sâu trong thịt. Cá vàng đầu lân có nhiều màu sắc đa dạng như: đỏ, tím, đen, đỏ trắng,…
Môi trường nuôi cá Vàng Đầu Lân
Trong các giống cá vàng, cá vàng đầu lân thuộc loại dễ nuôi nhất, cách nuôi cũng tương tự như các giống cá vàng khác. Nếu nuôi cá trong bể đường kính 20cm, cần chú ý thay nước thường xuyên.
Vì bể có kích thước nhỏ, nước nhanh bị bẩn, dễ dẫn đến thiếu không khí. Do đó cá thường xuyên phải ngoi lên mặt nước để thở, ảnh hưởng đến sực phát triển của chúng. Nếu có điều kiện nên dùng bể kích thước tối thiểu 60×30 cm hoặc lớn hơn. Thành bể không cần quá cao, có gắn máy lọc nước là có thể nuôi cá.
Một số người nuôi gặp phải tình trạng nước bị đục. Đó là do thay nước mới quá nhiều, nước mới sẽ kích thích cá sinh ra chất nhầy làm đục nước.
Thức ăn thừa sau khi cá ăn cũng là một nguyên nhân dẫn tới nước bị đục. Nên phơi nước ngoài trời một thời gian để nhiệt độ nước cân bằng với nước trong bể. Giúp cá có thời gian thích nghi với môi trường.
Thói quen ăn uống của cá Vàng Đầu Lân
Khi nuôi cá vàng Ranchu, người nuôi cần khống chế lượng thức ăn cho chúng. Thừa mứa thức ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng bị chết. Lý do không phải vì giống cá này tiêu hóa không tốt, mà bởi vì khi thức ăn thừa trong nước sẽ làm giảm dưỡng khí.
Khi cá Ranchu ăn no, chúng cần lượng oxy nhiều hơn bình thường để hỗ trợ tiêu hóa. Nhưng lúc này dưỡng khí trong bể đã giảm xuống, dẫn đến cá không đủ oxy. Vì vậy khi cho cá Ranchu ăn phải điều chỉnh lượng ăn kịp thời. Đảm bảo chúng có thể ăn hết ngay thức ăn là được.
Số lần cho cá Vàng Đầu Lân
Nên cho cá ăn vào sáng sớm hoặc sau buổi trưa. Không nên cho cá ăn từ 5 giờ chiều trở đi. Theo kinh nghiệm của những người chơi lâu năm, mỗi lần cho ăn từ từ từng lượng nhỏ để cá ăn hết. Mỗi ngày cho ăn một hoặc hai lần là được. Ngoài thức ăn công nghiệp nên cho cá ăn thêm các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
Thức ăn cho cá phải được nghiền nhỏ, tránh các loại hạt kích thước quá lớn. Nếu cho cá ăn mồi sống cần đảm bảo tiệt trùng, tránh lây nhiễm bệnh cho cá.
Thức ăn giúp lên đầu cho cá Ranchu
Ngoài nguồn nước và ánh sáng, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng để kích thích hình thành bướu thịt trên đầu cá. Để lên đầu đẹp, cá vàng Ranchu cần được ăn thực phẩm giàu chất đạm. Ví dụ: nhộng tằm, giun đất, tôm cua, giun quế. Thường xuyên bổ sung tảo xanh và rêu trong thức ăn.
Ngoài thức ăn tươi, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại thức ăn tổng hợp cho cá Ranchu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài loại thức ăn dưới đây:
- Sinh vật phù du, bọ gậy
- Tôm đồng (khô hoặc tươi luộc chín)
- Bèo tấm, rễ cây nhỏ
- Lòng đỏ trứng (không nên cho ăn nhiều vì dễ bị đục nước)
Cách cho cá ăn
Khi nuôi cá vàng Ranchu, người nuôi cần khống chế lượng thức ăn cho chúng. Thừa mứa thức ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng bị chết. Lý do không phải vì giống cá này tiêu hóa không tốt, mà bởi vì khi thức ăn thừa trong nước sẽ làm giảm dưỡng khí.
Khi cá Ranchu ăn no, chúng cần lượng oxy nhiều hơn bình thường để hỗ trợ tiêu hóa. Nhưng lúc này dưỡng khí trong bể đã giảm xuống, dẫn đến cá không đủ oxy. Vì vậy khi cho cá Ranchu ăn phải điều chỉnh lượng ăn kịp thời. Đảm bảo chúng có thể ăn hết ngay thức ăn là được.
Thời gian cho cá ăn
Nên cho cá ăn vào sáng sớm hoặc sau buổi trưa. Không nên cho cá ăn từ 5 giờ chiều trở đi. Theo kinh nghiệm của những người chơi lâu năm, mỗi lần cho ăn từ từ từng lượng nhỏ để cá ăn hết. Mỗi ngày cho ăn một hoặc hai lần là được. Ngoài thức ăn công nghiệp nên cho cá ăn thêm các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
Thức ăn cho cá phải được nghiền nhỏ, tránh các loại hạt kích thước quá lớn. Nếu cho cá ăn mồi sống cần đảm bảo tiệt trùng, tránh lây nhiễm bệnh cho cá.
Trong quá trình nuôi cá vàng Ranchu, việc cho cá ăn đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán cá vàng Ranchu tại Hà Nội và các thành phố lớn. Người nuôi có thể dễ dàng tìm mua.
Điểm quan trọng khi nuôi cá Vàng Đầu Lân
Theo những người nhân giống cá tại Nhật Bản, quê hương của giống cá này, phần đầu cá Ranchu hình thành trước khi chúng định hình màu sắc. Do đó giai đoạn đầu của quá trình phát triển là quan trọng nhất để tạo hình cho cá.
Để có phần đầu đúng chuẩn, người chơi cần cân bằng tốc độ tăng trưởng của các bộ phận. Ví dụ:
- Tăng kích thước u thịt trên đỉnh đầu nhưng không được lan xuống hai bên mang.
- Toàn bộ phần đầu tăng trưởng đều nhau.
- Tăng kích thước u thịt trên má và dưới mắt.
Việc phát triển các bộ phận khác trên cơ thể cũng rất quan trọng. Đầu và thân phải cân đối theo một tỉ lệ nhất định. Giúp chúng cân bằng khi di chuyển trong nước.
Các loại nước cần xử lý khi nuôi cá Vàng Đầu Lân
Việc nhận biết, phân biệt chất nước là kết quả đúc kết được từ việc quan sát không ngừng trong quá trình nuôi cá cảnh. Hơn nữa, chất nước cũng chủ yếu phân thành các loại lớn. Bao gồm nước lã chưa qua xử lý, nước mới là nước tự nhiên, nước máy đã qua phơi nắng từ 48 tiếng trở lên.
Nước cũ là nước lẫn tạp chất bẩn, nước xanh. Loại nước có thành phần gần nhất với nước tự nhiên ở sông suối, ao hồ, hay còn gọi là nước mặt. Nước lắng là nước cũ đột nhiên trong vắt hoặc có nhiều tảo dưới đáy… Đây cũng là cách bạn xử lý nước nuôi cá cảnh khi mới bắt đầu.
Nuôi nước xanh quan trọng nhất chính là nuôi cấy các loại tạo lục. Hơn nữa còn tạo cho chúng điều kiện sinh sản tốt. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi cấy như vậy cần chú ý nhiều vấn đề khác nhau..
Thiết lập hệ thống xử lý nước nuôi cá cảnh
Sự chuyển hóa của nước xanh
Sự chuyển hóa của nước xanh tương đối quan trọng. Nước xanh cũ vốn không thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của Lan Thọ. Nó cực kì dễ khiến cho Lan Thọ xuất hiện tình trạng “bỏng đuôi” hoặc là “ngạt thở. Vì vậy, vào thời điểm thích hợp cho thêm một ít nước mới vào bể cá vàng đảm bảo chất lượng nước trong bể cá để giảm bớt lượng tảo lục khi chuyển hóa thành nước xanh.
Trong quá trình nuôi nước xanh có một mối quan hệ biện chứng. Cần phải nắm chắc sự thay đổi của chất nước. Nuôi được nước xanh tốt. Sau đó lựa chọn bể nuôi cá Lan Thọ cũng vô cùng quan trọng. Bác sĩ thú y tin rằng nếu bạn nắm vững những điều này thì việc nuôi cá Lan Thọ coi như đã thành công một nửa.
Khống chế nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp không chỉ có thể đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của Lan Thọ. Chức năng quang hợp của các loại tảo lục cũng có thể làm việc bình thường. Vì vậy, duy trì nhiệt độ nước từ 15°C trở lên là phương pháp nhất cử lưỡng tiện.
Cố gắng hết sức tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể cá. Ánh sáng mặt trời quá mạnh không có lợi cho sự sinh trưởng của các loại tảo. Nhưng nhất định phải đảm bảo chiếu sáng mỗi ngày cho cá, đáp ứng chức năng quang hợp của tảo.
Tác dụng của ánh sáng mặt trời
Cá vàng Ranchu cần được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Ánh nắng tự nhiên giúp cá khỏe mạnh và lên màu tươi sáng, rực rỡ hơn. Đồng thời ánh nắng cũng giúp rêu tảo và thực vật phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên bể cá ngoài trời có nhược điểm là nhiệt đọ có thể quá cao. Ánh sáng trực tiếp trong nhiều giờ cũng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cá. Chúng sẽ bơi nhiều hơn và chóng mệt, đầu to hơn nhưng vây và đuôi yếu đi.
Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng mái che hoặc tán cây để giảm ánh nắng trực tiếp xuống hồ cá. Không để nhiệt độ bể cao hơn 30°C.
Chăm sóc cá Vàng Đầu Lân
Lý tưởng nhất là cho cá ăn thức ăn tươi, nếu không có thể dùng thức ăn chế biến sẵn. Chú ý cho ăn ít một để tránh cá ăn không hết, thức ăn còn thừa làm nước biến chất. Đối với thức ăn chế biến sẵn, có thể dùng loại thông thường, không nên dùng thức ăn có nhiều màu.
Nên đặt bể cá ở nơi có ánh nắng mặt trời. Ánh mặt trời có tác dụng giúp cá sinh trưởng khỏe mạnh, làm nổi bật màu sắc của cá. Khi nào thời tiết quá nóng bức mới cần che chắn.
Nếu trên người cá xuất hiện vết bầm tím, đó là hiện tượng xuất huyết dưới da. Người nuôi có thể pha thêm muốn vào nước để chữa trị cho cá. Hoặc có thể dùng kháng sinh Nitrofuran, tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng. Với bể nuôi có kích thước nhỏ, không nên cho quá nhiều thuốc. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng thuốc.
Lựa chọn cá Vàng Đầu Lân
Khi mua cá đầu lân nên lựa chọn những con có thân tròn, ngắn, khỏe mạnh. Bướu thịt dày, phồng lên như quả dâu tây. Vây ngực to, đầu và lưng rộng, bụng phình to. Miệng và mắt đều chìm trong bướu thịt. Vây bụng dấu bên dưới vây đuôi. Có đủ các điều kiện kể trên có thể xếp vào loại cao cấp.
Trước đây cá vàng đầu lân đa số là màu đỏ hoặc vàng, những năm gần đây trên thị trường xuất hiện thêm nhiều màu sắc và hoa văn mới lạ. Hiện nay tại Hà Nội và các tỉnh thành có rất nhiều cửa hàng bán cá vàng đầu lân. Người nuôi có thể dễ dàng lựa chọn một chú cá ưng ý.
Tuổi thọ của cá Vàng Đầu Lân
Cá Vàng Đầu Lân sống được bao nhiêu năm?
Cá Lan Thọ có tuổi thọ là khoảng 8 – 10 năm. Tuổi thọ trung bình của cá vàng cảnh thông thường là từ 4 – 6 năm. Cũng có một số trường hợp đặc biệt cá vàng cảnh có tuổi lâu đến hơn 8 năm. Khi tuổi của cá vàng cảnh càng cao thì giá trị trang trí của nó sẽ càng giảm. Khi cá có tuổi quá lớn thì không thể so sánh được sự phát triển với cá ít tuổi.
Mọi sự so sánh cần phải tương đồng. Khi cơ thể cá già nua sẽ không còn toát lên được cái thần thái như lúc còn “trẻ” nữa. Từ dáng bơi lội, màu sắc và độ nhanh nhẹn cũng bị giảm đi đáng kể. Để đảm bảo cho cá vàng phát triển bình thường, hãy chăm sóc chúng thật tốt ngay sau khi mang chúng về nhà.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của cá
Tuổi của cá có liên quan mật thiết đến công việc nuôi dưỡng hàng ngày. Nếu điều kiện môi trường nuôi dưỡng hàng ngày tốt, tuổi thọ của cá sẽ kéo dài. Ngược lại nếu cá vàng đang bị bệnh nặng hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng trong nuôi dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số năm tuổi của chúng.
Những vấn đề bạn cần quan tâm đó chính là môi trường sống của cá. Chất lượng nước, nhiệt độ bể cá, ánh sáng… Tất cả đều có ảnh hưởng tới sức khỏe của cá cảnh.
Lưu ý khi chọn thức ăn cho cá Vàng Đầu Lân
Thức ăn của cá vàng cũng liên quan đến tuổi thọ của chúng. Nếu như thức ăn của cá vàng đơn giản, không đủ, thiếu hụt về dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của hình dạng u đầu mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.
Nếu như thức ăn của cá có dinh dưỡng hợp lý, việc bổ sung Protein trong giai đoạn phát triển khối u đầu đầy đủ thì tuổi thọ của cá sẽ lâu hơn. Cần lưu ý rằng nên cho Cá Lan Thọ ăn ít và ăn nhiều bữa. Mỗi lần ăn không thể cho ăn nhiều.
Có thể thấy rằng, tuổi thọ của cá được ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Người nuôi cá không thể chỉ tập trung chú trọng 1 vấn đề.
Cần kết hợp chăm sóc và nuôi dưỡng cá thật tốt. Đảm bảo cân bằng hệ sinh thái trong bể cá, tạo không gian sống thoải mái, sạch sẽ. Đồng thời lựa chọn các sản phẩm thức ăn phù hợp, tốt cho cá con