Việc chuẩn bị thức ăn cho nhím kiểng là việc đầu tiên khi bạn đưa chúng về nhà. Mặc dù nhím kiểng là loài ăn tạp, nhưng không phải vì thế mà không chú ý đến khẩu phần ăn của chúng. Nhím kiểng cần có một chế độ ăn uống khoa học để có ngoại hình đẹp và sức khỏe tốt.
Vậy thường ngày bạn hay cho nhím cần được cho ăn những gì? Có chắc đó là những loại thức ăn cho nhím kiểng phù hợp và tốt nhất hay chưa? Khi cho nhím cảnh ăn cần chú ý những gì? Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về điêu này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.
Tiêu chuẩn về thức ăn cho nhím kiểng
Tốt nhất là chủ nuôi hãy lập ra một tiêu chuẩn ăn uống chất lượng cao cho nhím. Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn cho nhím kiểng dạng thô cho mèo chất lượng cao. Hoặc bạn cũng có thể tự làm thức ăn cho nhím kiểng. Nhưng không khuyến khích sử dụng đồ ăn cho nhím có các thành phần dinh dưỡng thấp. Có một số thành phần thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng của chúng. Nên tìm hiểu kĩ về thành phần và chất lượng của sản phẩm thức ăn trước khi nuôi.
Bạn nên lựa chọn thức ăn cho nhím kiểng loại tốt. Đảm bảo chất thô nên chứa 15% chất béo, 32 – 35% protein. Tỷ lệ này đảm bảo dinh dưỡng toàn diện cho nhím. Tránh các loại thức ăn thô có ngô và chất phụ gia. Rất nhiều chủ nuôi áp dụng phương thức này để nuôi nhím kiểng. Thậm chí hàng ngày cứ để mặc thức ăn ở đó, cách này không khoa học. Thậm chí gây nguy hiểm cho nhím.
Nên áp dụng nhiều cách cho ăn khác nhau để tránh thiếu dinh dưỡng. Ví dụ như hoa quả, rau xanh và thịt gà chưa ép khô. Hoặc là còn có thể cung cấp thêm sâu bột hoặc tằm. Thậm chí là dế hoặc rệp. Đây là những thức ăn cho nhím kiểng mà chúng vô cùng yêu thích. Bạn có thể cho ăn 1 – 4 lần/tuần.
Các loại thức ăn cho nhím kiểng tốt nhất
Thức ăn cho nhím kiểng rất nhiều. Nhím kiểng thích ăn thịt gà, đặc biệt là lườn gà. Bạn có thể cho chúng một ít thịt xắt nhỏ trộn với rau dưa. Thịt phải nấu chín để tránh bị tiêu chảy. Do nhím cảnh nuôi trong gia đình không có sức đề kháng tốt như nhím tự nhiên.
Về rau củ, nhím thích ăn cà rốt và dưa chuột. Phải rửa sạch, cắt nhỏ trước khi cho nhím ăn. Các loại quả này có nhiều nước và hỗ trợ tiêu hóa cho nhím rất tốt. Ngoài ra bạn có thể cho nhím ăn thêm sâu bột, sâu bướm, giun hoặc ốc sên. Nhím kiểng là động vật ăn tạp, chúng ăn gần như tất cả các loại côn trùng và động vật nhỏ. Đặc biệt là sâu bột, là loại thức ăn ưa thích của chim, cá và nhím.
Nên đa dạng các loại thức ăn cho nhím kiểng, không tập trung quá vào một loại. Như vậy có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng. Việc thừa hoặc thiếu một loại dinh dưỡng nào đó sẽ gây ảnh hưởng tới việc tăng trưởng của nhím kiểng.
Các loại quả hạch như óc chó, lạc, hạnh nhân, hạt dẻ có chứa nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều. Chỉ dùng như một loại đồ ăn vặt hoặc phối hợp với các loại thức ăn chính với lượng vừa phải.
Ngoại trừ việc cho ăn, chủ nuôi còn cần phải chuẩn bị một khay đồ ăn cho nhím mà chúng không thể lật đổ. Ngoài ra còn cần phải chuẩn bị một bình nước kèm khay nước. Cung cấp đồ ăn cho nhím nhưng cũng dừng quên việc chúng cũng cần phải uống nước.
Nên cho nhím kiểng ăn bao nhiêu là đủ?
Những con nhím rất dễ bị béo phì. Vì vậy điều quan trọng nhất là phải theo dõi xem sử dụng thức ăn cho nhím bao nhiêu là phù hợp. Mỗi ngày, nên cung cấp 1 – 2 muỗng thức ăn cho nhím trưởng thành. Kết hợp cùng với một muỗng cà phê trái cây và rau quả và một số côn trùng.
Những con nhím lớn hơn có tính cách năng động có thể cần nhiều thức ăn hơn. Tuy nhiên, trọng lượng của nhím nên được theo dõi bằng cách cân thường xuyên. Nếu có mức tăng cân hơn 10%, bạn nên cắt giảm lượng thức ăn cho nhím mà bạn đang cung cấp.
Một con nhím có thể ăn nhiều hơn vào ban đêm khi nó hoạt động mạnh nhất và chạy trên bánh xe. Lúc này rất nhiều năng lượng được giải tỏa. Vì vậy, cũng đừng quá lo lắng nếu bạn không thấy nó ăn nhiều vào ban ngày. Nếu thức ăn cho nhím còn thừa hãy bỏ đi và đừng quên cung cấp nước uống cho chúng.
Những thức cho nhím kiểng nên tránh xa
Cây họ cam, chanh và trái cây khô
Cam, chanh, bưởi, quất… là những loại hoa quả hết sức quen thuộc đối với chúng ta. Các loại quả này là nguồn cung cấp Vitamin C quan trọng. Ngoài ra, cây họ cam, chanh còn rất giàu chất xơ, các chất chống oxy hóa.
Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng cam, chanh lại là thực phẩm độc hại đối với nhím. Khi ăn phải các loại quả này, thành phần Axit trong đó sẽ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa của nhím. Bên cạnh đó, cam chanh rất dễ gây tiêu chảy ở nhím. Trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài cam, chanh, cũng không cho nhím kiểng ăn lê và nho, đặc biệt là nho khô. Những loại quả này có chứa thành phần mà nhím không tiêu hóa được. Có thể gây ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa. Trái cây sấy khô cũng có thể gây nghẹn và khó tiêu ở nhím cảnh.
Sữa và sản phẩm làm từ sữa, rượu bia
Nhím cảnh cũng giống như chó mèo, đều không tiêu hóa được thành phần Lactoze trong sữa. Do trong đường ruột của chúng không có loại Enzym đặc biệt để tiêu hóa thành phần này. Do đó sẽ tồn đọng trong dạ dày và gây tiêu chảy.
Nếu muốn cho nhím non uống sữa, bạn nên sử dụng sữa dê. Bởi thành phần Lactoze trong sữa dê rất thấp và nhím có thể tiêu hóa được. Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm không chứa Lactoze, hoặc loại sữa chuyên dành cho động vật nhỏ.
Bia rượu và các loại thức uống có chất kích thích có thể gây ngộ độc cho nhím. Bởi hệ tiêu hóa của nhím cảnh rất yếu ớt. Các loại thức uống này có thể gây hại cho cả người. Vì vậy tốt nhất không nên cho thú cưng uống.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Nhím là động vật ăn tạp, trong chế độ ăn của chúng có rất nhiều các loại hạt. Trong đó hạt lạc, hướng dương, quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ… có chứa nhiều dầu và chất béo bão hòa. Nuôi nhím cảnh bằng các loại hạt này trong thời gian dài sẽ gây bệnh béo phì và các biến chứng tim mạch.
Tuy nhiên không vì thế mà loại bỏ hết các loại hạt này khỏi thức ăn của nhím. Bạn có thể cho nhím ăn khi huấn luyện. Hoặc cho ăn với lượng vừa phải và chia đều vào các bữa trong ngày. Không cho ăn quá nhiều.
Các loại thức ăn cho người như snack, khoai tây chiên, đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ ăn mặn, đồ xào, rán… tuyệt đối không cho nhím ăn. Nhất là các loại thức ăn dính hoặc cứng, có thể gây nghẹn hoặc đầy bụng.
Trứng, thịt, cá sống
Thịt, cá sống, rau chưa chế biến có thể mang theo vi khuẩn đường ruột Salmonella hoặc kí sinh trùng nguy hiểm. Cho dù có rửa sạch đến đâu thì nhím vẫn có nguy cơ mắc giun sán và kí sinh trùng.
Đây là nguyên nhân gây khiến nhím kiểng bị tiêu chảy, thương hàn, nhiễm trùng máu và ngộ độc ở nhím. Một khi đã mắc bệnh, nhím sẽ suy yếu rất nhanh và chết. Việc điều trị sẽ rất tốn thời gian và công sức.
Ngoài các loại thực phẩm trên, người nuôi cần tránh cho nhím ăn các loại thực phẩm nhiều axit, đồ ăn cay nóng. Bao gồm rau quả có vị cay (hành, tỏi, cần tây, tỏi tây…), cà rốt sống, cà chua sống, mật ong…
Mua bán thức ăn cho nhím kiểng ở đâu?
Thông thường thức ăn cho nhím được bán chủ yếu ở các cửa hàng thú cưng. Đặc biệt là nơi bạn mua nhím giống. Có rất nhiều các loại thức ăn cho nhím khác nhau, bạn có thể tham khảo từ người bán hoặc dựa trên sở thích riêng của thú cưng. Đối với một số loại thức ăn cho chó mèo có thể sử dụng cho nhím, bạn có thể mua tại các siêu thị thú cưng Pet Mart.
Chú ý, khi mua thức ăn cho nhím kiểng, nên chọn những địa chỉ uy tín, bán lâu năm. Đừng vì quá ham giá rẻ mà mua phải những loại thức ăn cho nhím kiểng kém chất lượng. Khi nhím sử dụng sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng.
Việc chăm sóc nhím cảnh có thể rất phức tạp khi mới nuôi. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ quen dần và cảm thấy hoàn toàn thoải mái với thú cưng của mình. Hi vọng với những lưu ý trên đây, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho thú cưng. Đồng thời nhận thức rõ hơn về việc nhím kiểng ăn gì và xây dựng khẩu phần ăn hợp lý nhất cho thú cưng của bạn.