Các phòng khám thú y chưa bao giờ là điểm đến yêu thích của các chú mèo. Bạn không cần phải là một bác sĩ thú y để biết được điều đó. Các phòng khám thường gắn liền với những kí ức không vui vẻ gì. Do đó mỗi khi phải đi khám, mèo sẽ rất căng thẳng.
Vậy làm cách nào để giúp mèo giảm căng thẳng khi đi khám? Nhiều độc giả của petmart.vn đã gặp rắc rối thực sự khi muốn đi khám bệnh cho mèo cưng của mình. Hãy cùng tìm hiểu những cách đơn giản để giúp chú mèo bình tĩnh hơn nhé.
Tại sao mèo sợ đến phòng khám thú y?
Nếu bạn đặt mình vào vị trí của chúng thì bạn sẽ hiểu được cảm giác này. Chú mèo sẽ không thể biết trước rằng mình sắp bị nhốt vào cũi, đặt lên xe ô tô. Và bị đưa tới một nơi nghe có vẻ rất đáng sợ.
Sau khi đã đến chỗ phòng khám thì chú ấy sẽ bị lôi ra khỏi chiếc cũi. Đặt lên trên một chiếc bàn khám bệnh lạnh lẽo. Sau đó sẽ bị tiêm hoặc bị các bác sĩ thú y sẽ sờ nắn khắp cơ thể để khám bệnh.
Chắc chắn mèo sẽ kháng cự lại một cách dữ dội. Mục đích là tỏ ý không muốn quay lại bất cứ một lần nào nữa. Nó có thể trở nên hung dữ, và thờ ơ với bạn khi trở về nhà.
Tìm phòng khám thú y phù hợp
Bạn nên tìm kiếm những phòng khám thú y thân thiện với mèo. Những nơi có phòng chờ riêng và phòng khám riêng cho mèo. Hoặc phòng khám chỉ dành cho mèo. Chú mèo sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở đó.
Bạn không nên chọn những trạm thú y dựa trên tiêu chí là sự thuận tiện. Hãy đi xem xét một vòng các trạm thú y và gặp các bác sĩ thú y trước. Để đảm bảo rằng cả bạn và mèo cưng sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm.
Bạn cần chú ý tới việc các bác sĩ thú y khám như thế nào với chú mèo của mình. Liệu rằng bác sĩ ấy có khiến chú mèo được thoải mái không? Nên tìm hiểu xem việc gò bó, ràng buộc có giúp mèo bớt căng thẳng hay không? Nên trao đổi rõ ràng với bác sĩ thú y.
Đưa mèo đi khám đúng cách
Hãy tập cho mèo quen với chiếc lồng nhốt từ trước. Đừng chỉ mang chiếc thùng nhốt ra khi đã đến giờ đưa chú mèo đến trạm thú y. Điều này sẽ khiến mèo biết nó sắp gặp điều không vui vẻ. Hãy đặt chiếc lồng tự nhiên nhất để mèo quen thuộc với nó.
Không nên để đến những giây phút cuối cùng mới cố dồn bắt chú mèo. Đây thực sự là những trải nghiệm rất căng thẳng với những chú mèo. Khi bị kéo lê từ gậm giường ra và bị ép buộc vào lồng.
Thay vì phải làm như vậy thì bạn cần lên kế hoạch trước để thực hiện một cách dễ dàng. Không nên bỏ qua việc khám sức khỏe cho mèo chỉ vì nó phản kháng mãnh liệt. Việc kiểm tra sức khỏe với bác sĩ thú y là việc rất quan trọng với mèo yêu.
Hãy bao trùm lên chiếc lồng nhốt mèo một chiếc khăn rộng để nó không còn cảm thấy bị phơi bày, lộ liễu.
Giúp mèo giảm căng thẳng khi ở phòng khám
Chú ý không để cho những người khác hoặc những chú chó đến gần chiếc lồng. Hãy báo cho những đứa trẻ trong nhà bạn biết rằng chú mèo của bạn đang lo lắng, sợ hãi. Hãy để cho nó được yên tĩnh.
Không nên túm hoặc lôi kéo chú mèo của bạn ra khỏi chiếc lồng. Hãy mở lồng để chú mèo tự ra ngoài tìm hiểu và khám phá. Vuốt ve âu yếm chú mèo của bạn. Đưa cho chúng những món đồ chơi mà chúng yêu thích để giúp mèo giảm căng thẳng và giữ được bình tĩnh.
Bạn không nên la mắng, quở trách mèo khi nó phản kháng. Việc trừng phạt chỉ làm chú ấy thêm hoảng sợ, lo lắng.
Sau khi về nhà
Hãy để cho mèo yêu có thời gian tự thư giãn trước khi đem chúng trở về. Nhất là trong trường hợp nhà bạn có nuôi nhiều mèo. Mùi từ trạm thú y phát ra từ người bạn của chúng cũng làm những con mèo khác sợ hãi.
Mèo cần thời gian để trải chuốt lại bộ lông của mình và làm quen lại với môi trường sống cũ. Hãy vệ sinh sạch sẽ chiếc lồng nhốt. Loại bỏ đi những mùi khó chịu của phòng khám thú y. Đem giặt chiếc khăn đã trùm phía bên ngoài chiếc lồng.
Đừng nghĩ rằng mèo sẽ tự làm quen khi bị đưa đi nhiều lần. Chúng sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, do đó việc bạn cần làm là luôn quan tâm đến cảm xúc của chúng. Chúc các bạn thành công!