Thỏ bị sổ mũi khi thời tiết thay đổi gây viêm mũi, chảy nước mũi. Viêm mũi ở thỏ con chủ yếu phát tán thông qua không khí. Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Tỷ lệ phát bệnh ở thỏ nhỏ mới sinh rất cao. Hơn nữa tỷ lệ tử vong cũng khá cao. Một khi bệnh chuyển biến thành mãn tính, sẽ rất khó điều trị dứt điểm.
Triệu chứng khi thỏ bị sổ mũi
Thỏ con, thỏ nhỏ mới bị bệnh lần đầu sẽ có triệu chứng khó thở. Thỏ không ăn hoặc ăn ít. Trải qua 2 – 3 ngày sẽ chết. Thỏ trưởng thành sau khi phát bệnh sẽ có biểu hiện thông thường thành viêm mũi mãn tính, trong khoang mũi có dịch như thành phần nước hoặc dịch nhầy chảy ra. Thỏ bị bệnh thường hắt hơi, dùng móng chà lên mũi.
Khi nghiêm trọng hơn trong mũi sẽ chảy ra chất đặc. Xung quanh mũi cũng sẽ hình thành vảy cứng, làm tắc lỗ mũi, khiến khó thở. Thỏ bị bệnh sẽ phải dùng miệng hô hấp, vì vậy tình hình kéo rất dài, khả năng ăn uống cũng sẽ giảm sút. Dần dần gầy đi, phát triển chậm. Có trường hợp nghiêm trọng nhất là dẫn đến viêm phổi và tử vong.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi ở thỏ
Để phòng tránh cho thỏ bị sổ mũi, viêm mũi khi thời tiết thay đổi bạn cần chú ý tới nhiệt độ chuồng, nơi ở của thỏ. Tránh ẩm ướt vì thỏ rất ghét độ ẩm quá cao. Đây cũng là môi trường thích hợp để vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển và sinh sản. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Tăng cường chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Nâng cao năng lực đề kháng bệnh cho thỏ con. Đảm bảo nhiệt độ ấm áp cho chúng, lợi dụng gió thổi vào thời gian buổi trưa để làm thông thoáng tươi mới không khí trong chuồng. Chú ý vệ sinh môi trường, làm tốt công tác khử độc. Tiến hành tiêm phòng vi khuẩn Pasteurella, vi khuẩn Bordetella. Chủ nhân cũng nên cho Olaquindox trộn trong thức ăn. Đồng thời giảm mật độ cho ăn xuống, tiến hành cách ly chữa trị những thỏ con bị bệnh để giảm tỷ lệ truyền nhiễm. Thỏ bị sổ mũi viêm mũi không thể giữ lại làm thỏ giống.
Lưu ý cần tiêm phòng vacxin cho thỏ con đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng. Chống lại các tác nhân gây nguy hiểm ngoài môi trường.
Cách điều trị khi thỏ bị sổ mũi, viêm mũi
Khi thỏ bị sổ mũi có thể dùng Penixilin, Streptomycin để tiêm vào bắp thịt của thỏ con. Mỗi ngày tiêm hai lần, dùng liên tiếp trong 3 – 5 ngày. Đồng thời dùng thuốc để lau mũi cho chúng. Nếu tình hình không khả quan, tốt nhất nên mang thỏ tới gặp bác sĩ thú y để thăm khám. Tránh để tình trạng kéo dài, lúc đó sẽ khó mà cứu được thỏ con nữa.
Như đã nói ở trên, bệnh này gây tử vong ở thỏ rất cao. Vì vậy tốt nhất trong khi thời tiết chuẩn bị giao mùa hãy xây dựng hệ thống chuồng trại thoáng khí. Sử dụng tấm lót vệ sinh chuồng cho thỏ để hút ẩm và khử mùi hiệu quả hơn.
Hy vọng, với những chia sẻ của bác sĩ thú y chú thỏ của bạn sẽ tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Chúc bạn và thỏ cưng luôn khỏe mạnh.