Việc đánh răng cho mèo sẽ không hề khó nếu bạn biết cách. Mặc dù tình trạng mèo bị sâu răng là một bệnh lý rất hiếm gặp. Mèo ít bị bệnh về răng hơn người và chó. Bởi mèo có men răng dày hơn và dịch tuyến nước bọt ít gây hư hại tới bộ răng của chúng. Mặt khác kết cấu giải phẫu răng mèo ngăn cản những mẩu thức ăn mắc lại gây thối rữa và làm đau răng.
Tuy nhiên với những chú mèo thường xuyên ăn uống không hợp lý, chúng sẽ rất dễ bị sâu răng, viêm lợi, viêm miệng… Ngoài ra một số bệnh khác gây cho mèo bị hôi miệng. Dưới đây là những tác hại của sâu răng đối với mèo và cách đánh răng cho mèo an toàn.
Trên thực tế có rất nhiều cách để dạy mèo đánh răng. Vì mỗi chú mèo có tính cách và mức độ thân thiện gần gũi với con người khác nhau, nên mức độ chấp nhận việc đánh răng cũng sẽ khác nhau. Mặc dù đánh răng rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, nhưng nếu bạn gặp phải những chú mèo không thích gần người, thì rất khó để hình thành thói quen đánh răng cho chúng. Lúc này, cần phải điều chỉnh biện pháp theo từng tình huống. Đừng chỉ vì bắt mèo đánh răng mà tạo một bức tường ngăn cách giữa bạn và chúng. Nếu làm vậy thì trong tương lai, khi bạn muốn làm gì đó khác để bảo vệ sức khoẻ của mèo thì rất khó có thể thực hiện. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
Mèo bị sâu răng có nguy hiểm không?
Về cơ bản, thực đơn của mèo hàng ngày thường hợp lý hơn thực đơn của người. Mèo ít khi ăn vặt và đồ ăn ít đường bột. Trong khi đó người và chó ăn nhiều loại thực phẩm, do đó gây ảnh hưởng khá nhiều đến răng miệng.
Nhưng dù sao sâu răng và một số bệnh răng của mèo vẫn xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Sâu răng khiến mèo rất đau đớn, khó chịu. Chúng sẽ rất khó ăn uống dẫn tới ăn ít hoặc bỏ ăn. Lâu dài có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, mèo bị sâu răng là một trong những vấn đề cần quan tâm.
Mèo bị sâu răng không được chữa trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng. Trường hợp mèo bị sâu răng nặng có thể gây rụng răng, gây ra áp xe, viêm nhiễm hay tổn hại đến xương. Rất nhiều mèo đã chết khi chỗ sâu bị nhiễm trùng mà không được điều trị.
Phòng tránh mèo bị sâu răng
Một thực đơn hợp lý là cách đơn giản nhất để phòng tránh cho mèo bị sâu răng. Ngoài đồ ăn tươi, hãy kết hợp thức ăn cho mèo dạng hạt, giúp ngăn cản hình thành cao răng. Các loại hạt khô có hình dáng thích hợp sẽ gián tiếp cọ xát và làm sạch răng cho chúng.
Nếu có điều kiện hãy đưa mèo đến bệnh viện thú y để kiểm tra răng miệng thường xuyên. Việc kiểm tra định kì sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và đưa ra điều trị thích hợp. Khi phát hiện mèo bị sâu răng, tốt nhất là đưa chúng đến phòng khám. Không nên tự chữa nếu bạn không có kinh nghiệm thú y. Đánh răng thường xuyên là một cách tốt để phòng tránh mèo bị sâu răng. Việc đánh răng cho mèo loại bỏ thức ăn và mảng bám răng. Vừa giúp thú cưng của bạn có hơi thở thơm tho hơn.
Dấu hiệu mèo bị viêm lợi, nướu và răng miệng
Mèo bị viêm lợi là do các vi khuẩn và virus gây ra. Chân răng cũng như các mô niêm mạc miệng không còn khả năng miễn dịch. Cơ thể bị suy nhược hay có sự biến đổi hệ vi khuẩn trong khoang miệng là điều kiện để bệnh viêm miệng phát triển.
Các biểu hiện lâm sàng khi mèo bị viêm lợi là sẽ mất cảm giác ngon miệng. Hơi thở có mùi hôi, khó nuốt các thức ăn khô, đau miệng. Chảy nhiều nước dãi, cơ thể gầy yếu. Khi kiểm tra miệng của mèo cưng, có thể thấy nướu. Đặc biệt là nướu chỗ răng hàm và nướu răng hàm. Cũng như xung quanh miệng xảy ra hiện tượng phù nề và chảy máu, các mô thịt mềm bị sưng lên.
Khi mèo cưng nhà bạn có biểu hiện bệnh phải nhanh chóng chữa trị, tiêm Hoocmon ức chế phản ứng viêm và phòng chống lây nhiễm. Đồng thời kết hợp với thuốc kháng khuẩn để phòng trừ sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Cách chữa trị mèo bị bệnh viêm lợi
Sử dụng thuốc thú y cho mèo
Đối với những trường hợp mèo bị viêm miệng nhẹ, hiệu quả chữa trị sẽ nhanh và tốt hơn. Có thể giúp giảm đau và giảm các triệu chứng bệnh cho những chú mèo. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc thú y cho mèo quá.
Nếu không hiệu quả của thuốc sẽ giảm dần. Thậm chí là không còn tác dụng nữa. Dẫn đến việc phải sử dụng thuốc liên tục với liều cao. Các loại thuốc chữa viêm miệng này thường có tác dụng phụ. Nếu sử dụng trong một thời gian dài và lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Có thể gây ra các bệnh khác, rút ngắn thời gian sống của mèo cưng.
Nhổ răng cho mèo
Phương pháp nhổ răng cũng là cách thường được áp dụng để chữa bệnh. Sau khi nhổ răng tình trạng khoang miệng sẽ được cải thiện. Bác sĩ thú y sẽ dễ dàng kiểm soát và chữa trị bệnh viêm miệng hơn rất nhiều. Để phòng tránh viêm miệng, nên thường xuyên kiểm tra vấn đề răng miệng của chúng.
Để chú mèo nhà bạn luôn sạch sẽ với răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát. Không có mảng bám trên răng hay các kích ứng nha khoa. Đánh răng cho mèo hàng ngày kết hợp với việc không sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh cũng là một trong những cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, có những nguyên nhân phát sinh bệnh viêm miệng khác như cách chăm sóc sau khi nhổ răng, chế độ ăn uống, thể chất… Nhưng ít nhất việc vệ sinh răng miệng, đánh răng cho mèo sạch sẽ cũng khiến cho bạn kiểm soát được căn bệnh này cũng như dùng thuốc được hiệu quả hơn.
Chế độ ăn sau khi nhổ răng cho mèo
Nên cho mèo ăn thức ăn khô, khi đó mèo cưng sẽ nuốt trực tiếp. Trong miệng sẽ không còn thực phẩm dư thừa làm tổn thương và nhiễm trùng miệng. Đồng thời cho thêm chất làm đầy vào trong thức ăn để phân giải độ axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Tuyệt đối không được để chúng nhai đồ ăn, tránh trầy xước vết thương. Sau 20 ngày có thể cho ăn thức ăn lỏng, không cho ăn đồ ăn cứng nữa. Có như thế mới bảo vệ được chú mèo cưng đáng yêu nhà bạn. Dù có sử dụng phương pháp chăm sóc nào đi chăng nữa. Bạn cũng phải thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo khoang miệng thú cưng luôn sạch sẽ bạn nhé.
Vệ sinh răng miệng cho mèo bị viêm lợi
Sau khi nhổ răng cấm ăn 3 ngày, ngày thứ 2 sau khi nhổ có thể cho uống nước. Sau 3 ngày mới bắt đầu cho ăn đồ ăn mềm, đồ ăn lỏng. Để mèo cưng phục hồi tốt nhất thì 2 tuần sau có thể cho ăn thức ăn khô. Kiên trì truyền Metronidazole cho chúng từ 3 – 5 ngày.
Sau khi ngưng truyền dịch có thể tiêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vài ngày. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ thú y, thăm khám lại định kì. Thường xuyên kiểm tra chỗ nhổ răng để đạt được hiệu quả trị bệnh.
Trong thời gian ngắn sau khi nhổ, trong miệng thú cưng vẫn còn sót lại một lượng máu nhỏ trộn lẫn với nước bọt. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian sẽ tự động hết. Bạn nên sử dụng dung dịch chăm sóc và bảo vệ khoang miệng. Làm sạch niêm mạc, nướu để có mèo cưng được phục hồi nhanh nhất. Thời gian hồi phục tương đối lâu. Khoảng từ 3 – 6 tháng, những vết loét ban đầu sẽ từ từ mất đi.
Các bệnh răng miệng ở mèo khác thường gặp
Mèo bị viêm loét răng nướu
Khi mèo còn nhỏ, nếu nướu răng bị lở loét, sẽ dần dần làm hỏng tổ chức của nướu. Sau khi nướu bị phá hỏng, sẽ càng dễ xuất hiện tình hình nứt gãy. Lâu dần hình thành lở loét ở nướu. Càng nghiêm trọng hơn là khi vết loét lan dần đến chân răng. Sẽ dẫn đến chân răng bị mủ. Chủ nhân khó quan sát ra triệu chứng rõ ràng. Vì thế cũng thường bỏ qua.
Mèo bị vỡ răng
Những triệu chứng nướu bị lở loét và những vết thương mới đều sẽ khiến răng mèo bị vỡ. Nếu phần vị trí bị vỡ xảy ra ở tủy răng, sẽ gây ra đau đớn. Và dẫn đến tình hình bị viêm một cách nhanh chóng. Triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Thường chỉ thấy mèo không ăn, hoặc khi ăn thường nghiêng đầu sang một bên. Tránh nhai thức ăn ở vị trí răng bị đau.
Mèo bị viêm khoang miệng
Những bệnh được nhắc đến phía trên đều như mèo bị sâu răng, viêm lợi… là những bệnh thường gặp. Viêm khoang miệng lại là một loại bệnh ít gặp. Là một bệnh khoa răng nghiêm trọng. Vì dị ứng tiểu cầu sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của mèo tấn công tổ chức răng nướu. Dẫn đến tình hình viêm khoang miệng, phản ứng điều trị không tốt.
Mèo bị bệnh răng thối
Răng thối sẽ xuất hiện những phản ứng cục bộ rõ ràng. Ví dụ như đau đớn, sưng, hôi miệng nghiêm trọng. Mèo bị sâu răng sẽ dẫn đến phản ứng tính hệ thống. Ví dụ: sốt, dần dần giảm cân, lông trở nên thô, chán ăn… Răng bị sâu cũng sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực gián tiếp đến những bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là tim và thận.
Đặc biệt giống với người, mèo bị sâu răng, đau răng thường rất khó chịu. Nhưng mèo con không biết nói chuyện, chỉ có thể kêu hoặc làm hỏng đồ để khiến bạn chú ý. Vì thế các bạn nhất định phải chú ý, gặp phải những tình huống này phải mang mèo con tới gặp bác sĩ thú y tiến hành kiểm tra, không nên để mèo chịu đau khổ.
Có rất nhiều cách khác nhau để vệ sinh sinh răng miệng cho mèo. Bạn có thể mua một số món đồ chơi cho mèo hoặc sử dụng thức ăn khô, xương gặm để hạn chế mảng bám trên răng. Bên cạnh đó cũng nên tập thòi quen đánh răng cho mèo ngay từ khi còn nhỏ.
Cách lựa chọn bàn chải đánh răng cho mèo
Muốn mèo có răng khỏe phải đánh răng cho mèo thường xuyên. Đa số người nuôi mèo cảnh đều biết điều này nhưng không phải ai cũng biết loại bàn chải nào là phù hợp. Bàn chải cần vừa với miệng mèo, không gây tổn thương cho lợi. Khi mèo bị sâu răng, bàn chải cần len lỏi được vào các kẽ răng để làm sạch hoàn toàn các mảng bám. Ngoài những loại bàn chải răng chuyên dụng, bạn cũng nên tham khảo nhiều phương pháp để vệ sinh răng miệng cho mèo.
Khi nuôi mèo bạn nên tìm hiểu những vấn đề này để tiện chăm sóc cho mèo cưng. Tránh để khi mèo bị bệnh rồi mới lo chạy chữa. Lúc này thì rất khó để đảm bảo rằng có thể điều trị cho mèo cưng. Hơn hết, các bệnh răng miệng ở mèo thường ảnh hưởng trực tiếp từ việc vệ sinh răng miệng cho mèo. Nếu chủ nhân lơ là có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm. Tuy mèo là loài sạch sẽ, nhưng chúng chỉ có thể chải chuốt bên ngoài. Việc vệ sinh răng miệng cho mèo cần phải có sự hỗ trợ của chủ nhân.
Các loại bàn chải đánh răng cho mèo chuyên dụng
Nếu có điều kiện, bạn nên mua một chiếc bàn chải đánh răng cho mèo. Trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải.
- Bàn chải đánh răng cán dài: tương tự loại bàn chải cho người. Loại bàn chải này có đầu nhỏ, lông rất mềm. Thích hợp dùng để chải răng cho chó mèo, không làm tổn thương răng nhỏ và lợi mềm.
- Bàn chải lồng ngón tay: rất tiện lợi và dễ sử dụng. Giúp chủ nhân có thể luồn tay vào sâu trong hàm răng của mèo. Sợi lông thô hơn so với bàn chải thường. Bàn chải được làm bằng chất liệu silicon mềm. Không gây hại khi đánh răng cho mèo.
- Bàn chải điện: có đầu nhỏ tương tự như bàn chải ngón tay nhưng có cán dài và to hơn. Bàn chải điện đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Cách sử dụng khá đơn giản.
Nếu bạn không thể tìm được loại bàn chải đánh răng cho mèo phù hợp thì có thể thay thế bằng một số vật dụng khác.
- Bàn chải đánh răng trẻ em: lựa chọn cỡ nhỏ nhất, sợi lông phải thật mềm. Loại bàn chải này có thể dùng thay thế cho bàn chải của mèo.
- Bàn chải ngón tay cho trẻ em: so với bàn chải đánh răng trẻ em, bàn chải ngón tay ít gây tổn thương khoang miệng. Giúp bảo vệ tốt hơn cho răng miệng của mèo.
Tuy nhiên, các bác sĩ thú y khuyên bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng cho mèo chuyên dụng để mang lại hiểu quả tốt nhất. Hiện nay, khi mua kem đánh răng cho mèo tại Pet Mart, bạn sẽ được tặng kèm luôn bàn chải.
Kem đánh răng cho mèo và xịt thơm miệng
Kem đánh răng cho mèo ArquiFresh: giúp bảo vệ răng trắng, nướu khỏe, hơi thở thơm tho cho chó mèo. Loại kem đánh răng cho chó này thân thiện với sức khỏe của chó cưng. Giải quyết vấn đề răng nướu, tránh mèo bị sâu răng. Làm sạch cao răng.
Sản phẩm thân thiện với mèo cưng, có thể ăn/nuốt phải không bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha. Mỗi lần bơm kem đánh răng ra khoảng 1- 2 cm, sau đó dùng bàn chài phù hợp để đánh răng cho mèo của bạn.
Xịt thơm miệng cho mèo Joyce & Dolls có khả năng loại bỏ các mảng bám trên răng, đề phòng và chữa trị các bệnh liên quan đến răng, đặc biệt là nướu chân răng ở mèo. Xịt nước lên bàn chải lông mềm hoặc xịt trực tiếp lên răng của mèo. Sau đó đánh răng cho mèo trong 2 phút. Chải mỗi lần/1 ngày hoặc có thể nhiều hơn tùy ý.
Hướng dẫn từ A đến Z các bước đánh răng cho mèo
Chuẩn bị nguyên liệu
Dựa vào tính cách của chú mèo nhà bạn để chọn các sản phẩm có liên quan.
- Kem đánh răng Enzyme, kem đánh răng chuyên dùng cho mèo
- Găng ngón tay, bàn chải đánh răng, gạc hoặc bông gòn.
- Dung dịch COHEDIN (mỗi 1000 ml nước, pha 25ml dung dịch) – tác dụng diệt khuẩn (Lưu ý: Dung dịch COHEDIN chỉ có thể được sử dụng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ thú y chuyên nghiệp.)
Phần thưởng cho mèo
Đồ ăn nhẹ bình thường mèo hiếm khi được ăn, đồ ăn nhẹ mèo yêu thích… Chuẩn bị tâm lý cho mèo trước khi đánh răng/
- Làm cho các chú mèo quen với việc được ôm ấp, để chúng gần gũi hơn với bạn và khiến bạn có cơ hội tốt hơn để đánh răng cho chúng.
- Bày kem đánh răng và bàn chải đánh răng ra, cho mèo ngửi và kiểm tra.
- Khi bắt đầu quá trình, chạm,xoa phần xung quanh miệng mèo (phần lông bên ngoài răng). Chỉ cần thường xuyên chạm, xoa và không làm những hành động khác, để các chú mèo quen với việc được chạm vào.
Cách huấn luyện mèo đánh răng
- Trước tiên, hãy thử sử dụng ngón tay của bạn (có thể được thay thế bằng găng ngón tay hoặc gạc để thay thế) đưa đến bên ngoài răng và nhanh chóng kiểm tra mức độ chấp nhận của mèo. Thời gian nên được kiểm soát trong vòng 30 giây.
- Hãy nhớ cho mèo của bạn một phần thưởng mỗi khi bạn hoàn thành hành động trên. Sau 3 đến 5 ngày, hãy quan sát sự thích nghi của chúng. Nếu phản ứng tốt, hãy chuyển sang bước tiếp theo.
- Thêm một ít kem đánh răng enzyme dành riêng cho mèo, nhanh chóng chà xát nướu và răng (không sử dụng kem đánh răng của con người). Tập trung vào giao diện giữa răng và nướu, cố gắng làm sạch chất bẩn giữa các khoảng trống càng nhiều càng tốt và kiểm soát thời gian trong vòng 1 phút.
- Mỗi khi hoàn thành các hành động trên, bạn phải nhớ thưởng cho mèo! Chỉ cần làm cho mèo cảm thấy rằng đánh răng là một niềm vui, thì cơ hội thành công của chúng ta sẽ tăng lên đáng kể.
- Sau khi mèo thích nghi với việc đánh răng, hãy cân nhắc xem có nên sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng không.
Khi đánh răng, hãy tập trung vào răng và nướu của mèo
- Thử đặt một chút kem đánh răng cho thú cưng lên ngón tay và để mèo liếm nó. Hãy để mèo làm quen với mùi vị trước.
- Quan sát phản ứng của mèo ở mỗi giai đoạn. Sau khi chúng đã làm quen được với mùi vị thì rút tay về. Thực hiện tối đa trong vòng một phút.
- Hầu hết các vi khuẩn sẽ ẩn náu tại phần nối giữa nướu và răng, vì vậy bạn không cần phải chải cả bên trong lẫn bên ngoài, bạn chỉ cần chải bên ngoài răng, không chỉ răng, mà còn phần nối giữa nướu và răng. Mát xa nướu cùng một lúc để đưa được hết vi khuẩn ra ngoài.
Cách đánh răng cho mèo bằng ngón tay
Nếu không thể đánh răng cho mèo bằng bàn chải. Bạn có thể dùng đầu ngón tay để làm sạch răng miệng cho mèo. Bởi đầu ngón tay rất mềm, phù hợp với cấu tạo răng miệng của mèo. Khi dùng ngón tay, người nuôi mèo có thể điều chỉnh góc độ và lực tác động, tránh làm tổn thương hàm răng.
Bạn có thể đánh răng cho mèo bằng tay không, sau đó khi mèo đã quen có thể chuyển qua sử dụng bàn chải chuyên dụng. Đây là phương pháp đơn giản để tập cho mèo làm quen với việc đánh răng. Thích hợp áp dụng cho mèo và chó con.
Đầu tiên dính một chút dinh dưỡng cho mèo hoặc đồ ăn ở đầu ngón tay. Sau đó luồn ngón tay vào phần bên ngoài hàm răng mèo một cách nhẹ nhàng. Lần lượt cọ răng và lợi của mèo. Sau khi mèo đã quen, thay đổi gel dinh dưỡng thành kem đánh răng có mùi mà mèo thích. Lặp lại các thao tác trên cho đến khi mèo đã quen.
Mèo của bạn không chịu đánh răng?
Đánh răng rất giống với đi bộ. Không thể miễn cưỡng. Trong trường hợp bạn gặp phải các chú mèo không thích gần con người, hoặc chúng sẽ cắn khi chúng ta vừa giơ tay ra, bạn có thể tìm giải pháp khác. Đừng ép các mèo đánh răng.
Bác sĩ thú y khuyên rằng: Nếu bạn có thể đánh răng cho mèo 3 lần một tuần, thì có thể duy trì vệ sinh răng miệng của chúng một cách hiệu quả. Phải mất ít nhất vài tuần để huấn luyện thành công một chú mèo thích nghi với việc đánh răng và cần có sự kiên nhẫn đáng kể, đừng từ bỏ quá sớm.
Sau đây là các tài liệu tham khảo khác
- Nước bạc hà. Có thể pha một chú nước bạc hà vào nước dùng hằng ngày của chúng để có thể loại bỏ mùi hôi miệng.
- Thức ăn dạng cứng. Ăn thức ăn có dạng cứng để các chú mèo có thể cắn, điều này có lợi cho việc ma sát răng và cũng có thể có tác dụng đánh răng gián tiếp. Nhưng sau khi ăn thức ăn dạng cứng, nếu có thể cho mèo làm sạch răng bằng nước, thì răng chúng sẽ thực sự sạch sẽ.
- Đồ chơi nha khoa. Chơi với đồ chơi nha khoa, cũng có thể giúp mèo làm sạch răng.
- Xịt kháng khuẩn, gel làm sạch miệng. Chỉ cần xịt vào trong miệng hoặc một vài giọt ở cả hai bên, sẽ thấy được hiệu quả làm sạch. Nhưng tất cả cần phải thảo luận với các bác sĩ thú y chuyên nghiệp để đánh giá có phù hợp hay không rồi mới mua và sử dụng.
- Đi khám định kì. Khám định kì có thể khám tại thời điểm tiêm chủng hàng năm, nhớ kiểm tra sức khoẻ đồng thời kiểm tra răng. Tìm đến bác sĩ thú y chuyên nghiệp, đến bệnh viện để kiểm tra, rửa răng thường xuyên cho mèo,…
Chỉ cần sức khoẻ răng miệng không tốt, cho dù đó là viêm nướu hay bệnh nha chu, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mèo. Đặc biệt, bệnh nha chu có thể gây viêm nội tâm mạc, bệnh gan và thận,… vì vậy phát hiện bệnh càng sớm, sẽ càng thấy được vấn đề là gì. Đánh răng cho mèo cũng là điều rất quan trọng. Nếu có thể huấn luyện mèo đánh răng từ nhỏ thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Sẽ khó khăn hơn khi huấn luyện một chú mèo trưởng thành. Nhưng dù sao nếu là bạn muốn thì không có gì là không thể.