Làm sao để cấp cứu chó mèo bị bỏng nước sôi? Bỏng là một tai nạn rất dễ xảy ra ở chó mèo, nhưng lại ít được chủ nhân lưu ý. Chó mèo là vật nuôi rất hiếu động, thích khám phá. Thỉnh thoảng ngứa răng gặm lung tung các đồ vật, dây điện, nhảy nhót lên khu vực nấu nướng, bàn uống nước, lục lọi nồi niêu kiếm chác chút gì ăn khi đói bụng…
Chó mèo bị bỏng nước sôi nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo. Do đó khi chó mèo bị bỏng, bạn cần xử lý nhanh chóng để giúp giảm tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của vết thương. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu cách cấp cứu chó mèo bị bỏng nhé.
Nguyên nhân khiến mèo bị bỏng nước sôi
Mèo bị bỏng nước sôi được xếp vào bỏng do nhiệt độ gây ra. Nhóm bỏng do nhiệt bao gồm: mèo bị đổ nước sôi, canh hoặc đồ ăn mới nấu, gần bếp, lò sưởi, bếp than tổ ong đôi khi mặt đường nhựa nóng chảy… thường thấy đỏ, loét ở đệm gan bàn chân hoặc các vùng trực tiếp tiếp xúc.
Ngoài việc mèo bị bỏng nước sôi, chúng còn bị bỏng bởi nhiều nguyên nhân khác. Nếu nuôi mèo bạn cũng nên chú ý cả những nguyên nhân này nữa. Cụ thể như:
- Bỏng do bức xạ mặt trời: Còn gọi là cháy nắng, thường xảy ra vào mùa hè. Mèo đi quá xa nhà, trên các nóc nhà cao tầng, mái tôn, không tìm được chỗ trú nắng. Các vùng da mỏng ít lông như vành tai, xuất hiện các mảng đỏ, dễ loét trợt và quăn queo. Đặc biệt mèo có bộ lông ngắn màu trắng dễ bị bỏng bức xạ hơn mèo lông dài và màu tối.
- Bỏng hóa chất : Ở các nhà máy, khu công nghiệp hoặc các tiệm sửa chữa xe máy, Salon ô tô có đổ vãi acid ắc-quy, chất kiềm nồng độ cao như sút, vôi, xà phòng, xăng dầu… gây cháy loét, hoại tử bề mặt da, đệm gan bàn chân, thậm chí mù, hỏng đôi mắt…
Đánh giá vết thương mèo bị bỏng nước sôi
Tùy thuộc vào tác nhân gây bỏng và thời gian tiếp xúc sẽ có mức độ thương tổn khác nhau. Cường độ tác động của nguyên nhân gây bỏng có các biểu hiện khác nhau. Đối với mèo bị bỏng nước sôi thường bị đỏ ửng, đỏ rực, phồng rộp nhẹ, loét. Vết bỏng càng sâu thì càng nguy hiểm
Tại vết bỏng sâu, da có mầu nhợt nhạt, lông rụng, tróc ra từng mảng dễ dàng. Mèo bị bỏng nước sôi có phản ứng đau đớn dữ dội. Nếu trên 15% bề mặt cơ thể là mức độ nặng. Vết thương có thể chảy nước, dịch, hoại tử tế bào. Mèo bị sốc dễ tử vong do rối loạn toàn thân, nhiễm trùng máu kế phát.
Trong các trường hợp mèo bị bỏng bước sôi điều quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh. Áp dụng các phương pháp sơ cứu cho mèo để giảm tổn thương. Đồng thời đưa mèo tới bệnh viện để điều trị triệt để.
Mèo bị bỏng nước sôi phải làm sao?
Cách cấp cứu mèo bị bỏng nước sôi:
- Khi phát hiện mèo bị bỏng nước sôi, trước tiên cần ngâm vết bỏng vào nước. Tuyệt đối không dùng các túi chườm lạnh. Ngâm trong vòng 30 phút để giảm đau cấp. Thay nước chườm nếu bị ấm lên.
- Nhổ bỏ lông xung quanh vết bỏng. Sau đó rửa bằng các dung dịch trung hòa như nước chanh loãng với bỏng kiềm hoặc xà phòng nhẹ với bỏng a-xít. Lau khô vết bỏng, bẩn, bôi các loại kem chống bỏng như Silvadene, hoặc thuốc mỡ bảo vệ da.
- Băng nhẹ vết thương bằng gạc vô trùng. Đối với các loại hóa chất khác như dầu hỏa, xăng, axit, kiềm… Dội rửa ngay bằng nước khối lượng lớn trong vòng 5 phút rồi xử lý như trên.
Nguyên nhân làm chó bị bỏng nước sôi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chú chó bị bỏng nước sôi. Có thể do ăn uống đồ quá nóng làm chúng bị bỏng lưỡi. Hay do quá trình chạy nhảy mà quên không để ý để giẫm chân lên nước nóng, va chạm vào phích nước… Chó bị bỏng lưỡi hoặc bị bỏng đệm chân là hai trường hợp chúng ta hay bắt gặp nhất.
Dấu hiệu chó bị bỏng nước sôi
Có nhất nhiều dấu hiệu để nhận biết một chú chó bị bỏng nước sôi. Nếu chó bị bỏng ở lưỡi thì chúng sẽ luôn há miệng, lười ăn do vùng lưỡi bị tổn thương. Quan sát lưỡi bị biến đổi màu sắc, có thể là một vùng lưỡi có màu sắc khác.
Nếu bị bỏng dưới vùng đệm các chú chó có thể đi tập tễnh, ngón chân chó bị sưng đỏ, sưng đệm chân. Sờ vào có thể kêu do bị đau. Nếu thấy chú chó nhà mình bước đi khập khiễng như vậy bạn nên kiểm tra vùng đệm hoặc sờ nắn chân xem có biểu hiện gì bất thường hay không. Phụ thuộc vào mức độ bỏng và tuỳ theo độ nặng của bỏng có thể thấy các biểu hiện trên da.
- Chó bị bỏng nước sôi độ 1: biểu hiện đỏ da, phồng da.
- Chó bị bỏng nước sôi độ 2: những chỗ phòng trước chứa đầy dịch lỏng.
- Chó bị bỏng nước sôi độ 3: sự hoại tử của da và mô ở chỗ bị bỏng.
- Chó bị bỏng nước sôi độ 4: sự cháy thành than của da, của các bắp thịt, của gân và các mô khác phân bố ở sâu phía trong.
Cấp cứu cho chó bị bỏng nước sôi
Nếu chú chó nhà bạn không may bị bỏng nước sôi. Có thể do nước hoặc canh nóng, chủ nhân cần lập tức ngâm vết bỏng vào nước sạch. Nếu có thể, tốt nhất để nước chảy không ngừng vào vết bỏng khoảng 10 phút.
Để nước thâm nhập vào da dưới chân lông một thời gian. Nước nóng dội trên cơ thể chúng không dễ tản nhiệt. Việc liên tục dội nước vào vết thương có lợi cho việc giảm bớt nhiệt độ trên da và giảm bớt độ làm hỏng tổ chức da.
Có thể dùng đá, nhưng không thể quá lâu. Nếu không da sẽ rất nhanh bị hoại tử. Không được để nó liếm vết thương. Vì như vậy sẽ càng có cơ hội khiến vết thương bị nhiễm vi khuẩn. Bạn không nên băng vết thương quá lâu vì vết thương sẽ bị viêm.
Ngoài ra cồn, thuốc khử trùng… không nên bôi lên vết thương. Những thuốc này sẽ khiến da bị hoại tử nhanh hơn. Nếu những thuốc này bị chó liếm vào, sẽ dẫn đến khả năng ngộ độc thuốc.
Vì thế nên dùng nước sạch hoặc nước muối loãng. Không nên dùng những sản phẩm khác làm sạch vết thương của chó bị bỏng nước sôi. Cách tốt nhất là đưa chú chó tới cơ sở thú y gần nhất. Sau đó, cho chó nghỉ ngơi yên tĩnh. Nên sử dụng thức ăn cho chó có thật nhiều nước và nuôi chúng ở nơi ấm áp có đệm mềm.
Phòng tránh chó mèo bị bỏng nước sôi
Việc thú cưng bị bỏng là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu để chúng ở trong nhà bạn cần biết cách phòng tránh tốt nhất. Đặc biệt là đối với những chú chó mèo tinh nghịch như chó Poodle, Pug, Phốc sóc… Khi không có ai ở nhà chúng với chúng, tốt nhất là để chúng ở trong chuồng cho chó mèo. Không để chúng chạy nhảy linh tinh.
Nếu thả chúng chơi tự do, hãy chắc chắn rằng phích nước, nồi nước trên bếp… nằm ngoài tầm với của chúng. Mua đồ chơi cho chó mèo để chúng bớt cắn phá và nghịch ngợm hơn. Một số món đồ chơi giúp chúng nằm chơi ngoan 1 chỗ bạn có thể tham khảo như xương gặm cho chó, dây thừng, đồ chơi con gà, nhà cây cho mèo – cat tree…
Cho chó mèo ăn đúng bữa, đủ bữa, không để chúng đi lục lọi linh tinh. Nhất là đồ trong bếp. Sử dụng thức ăn cho chó dạng khô hoặc ướt đã đóng túi chế biến sẵn là tiện ích nhất. Bạn có thể chủ động trong việc chăm sóc chó mèo hơn.
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn có những thao tác cơ bản để sơ cứu cho mèo cưng, chó cưng nhà bạn khi chẳng may bị bỏng. Đồng thời biết cách bảo vệ chúng. Đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều người cùng biết nhé!