Nhiều người nuôi chim cảnh chắc hẳn đều biết, để có thể sở hữu 1 chú chim khỏe mạnh, hót hay, biết làm trò đều phải trải qua quá trình huấn luyện lâu dài. Huấn luyện chim có thành công hay không còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các giống chim khác nhau thì việc đào tạo cũng không giống nhau. Ví dụ như chim ưng, cắt, đại bàng dạy săn mồi. Chim sáo, khướu, vẹt, bồ câu, yến phụng… dạy bay, hót hay, nói giỏi. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, hãy cũng petmart.vn tìm hiểu nhé.
Kiểm soát quá trình nuôi dưỡng
Việc kiểm soát hoạt động hàng ngày của chim liên quan chặt chẽ đến việc huấn luyện. Chỉ có nuôi dưỡng hợp lý mới có thể thực hiện việc huấn luyện một cách bình thường. Nếu dụng cụ ăn và uống không đủ sạch, chất lượng thức ăn quá kém hoặc đơn điệu hay lượng thức ăn không đủ… sẽ có tác động tiêu cực đến việc huấn luyện. Cần đảm bảo cho những chú chim có 1 thể chất khỏe mạnh. Không bị mắc bất cứ bệnh tật nào. Bổ sung các chất dinh dưỡng cụ thể cho chim theo từng giai đoạn phát triển.
Nếu sức đề kháng của chim kém hoặc hình thành thói quen xấu thì sẽ ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả huấn luyện. Do đó, người nuôi nên quan sát cẩn thận các đặc điểm bản năng của giống chim ấy. Từ đó hình thành, phát triển các thói quen tốt. Đồng thời tăng cường thể lực, để cải thiện chất lượng huấn luyện.
Yếu tố môi trường sống của chim cảnh
Nếu môi trường huấn luyện ồn ào thì dễ làm chim mất tận trung. Có thể nói môi trường huấn luyện trong tình trạng kém. Chim cảnh không tập trung và không thể hiểu nội dung của mệnh lệnh. Do đó ảnh hưởng đến tốc độ và độ chính xác của việc huấn luyện. Chủ sở hữu nên chọn một địa điểm yên tĩnh hơn để giảm xao nhãng trong quá trình huấn luyện.
Ánh sáng quá chói của mặt trời sẽ khiến chim lo lắng. Chính vì vậy, khi huấn luyện chim tránh ánh sáng của mặt. Tốt nhất nên huấn luyện chim khi mặt trời dịu, tránh ánh sáng mạnh. Nếu nhiệt độ trong quá trình huấn luyện quá cao, nó sẽ làm giảm sự hưng phấn của chim. Hiệu quả của việc huấn luyện sẽ tự nhiên giảm đi rất nhiều. Nên chọn thời gian huấn luyện vào sáng sớm hoặc chiều tối. Điều này rất tốt cho việc huấn luyện.
Phương pháp huấn luyện của mỗi chủ nhân
Việc huấn luyện chim thành công hay không còn phụ thuộc vào cách đào tạo của chủ nhân. Đối với những chú chim cần giọng nói và hót, chủ nhân không nên ghi âm để dạy cho chim. Đây không phải là phương pháp tốt. Tốt nhất nên chọn giọng nói trong trẻo, âm vựng tốt để tiếng kêu của chim tốt nhất.
Đối với những chú chim săn mồi, nên áp dụng khẩu lệnh bằng tiếng huýt sáo hoặc còi. Mỗi lần chim đói, bạn cho chim ăn vừa cho ăn vừa huýt sáo dần dần chim sẽ quen với khẩu lệnh của bạn. Có thể luyện với thức ăn, mồi giả. Sau đó mới sử dụng mồi thật.
Mỗi người nuôi chim đều có những phương pháp, kinh nghiệm huấn luyện chim riêng. Cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc. Tùy thuộc vào tính cách của chim cảnh để có cách duy trì huấn luyện tốt nhất. Tránh lãng phí thời gian.
Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ thêm, có thể gửi tin nhắn vào page của bác sĩ thú y. Chúc bạn thành công.