Hiện nay, ngoài những loại thú cưng quen thuộc, nuôi rùa cạn làm cảnh đang là thú chơi được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nhưng liệu bạn đã biết nuôi rùa cạn đúng cách hay chưa? Chúng có biết bơi hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Đặc điểm hình dáng của các loài rùa cạn
Rùa cạn thông thường có mai nhô cao, như rùa núi nâu, rùa hộp đen, rùa Galapagos, rùa sao Ấn Độ,… Tuy nhiên ngoại lệ có một số loài có mai dẹt, như rùa Pancake. Da rùa cạn khô ráo, chân trước to khỏe, chân sau ngắn. Giữa các ngón chân không có màng, rùa hoạt động tương đối chậm chạp.
Rùa cạn không có răng, miệng hình thành mỏ cứng, hình dáng như mỏ chim. Đa số các loài rùa cạn có thể rụt đầu vào trong mai để tự bảo vệ.
Rùa cạn không biết bơi, cấu tạo thân thể của chúng cũng không thích hợp để bơi lội. Tuy nhiên không phải vì thế mà cho rằng chúng sẽ chết đuối nếu bị thả vào nước. Do bản thân chúng đã có sức nổi.
Nhưng sau quá trình tiến hóa, chúng đã thích nghi với cuộc sống trên đất liền. Mặt khác rùa cạn nếu bị ngâm nước trong thời gian dài sẽ sinh ra hiện tượng mềm mai.
Có thể nuôi rùa cạn dưới nước hay không?
Một số con rùa khi được thả vào bể có thể nổi trên mặt nước, sau đó quẫy đạp để di chuyển. Một số người có thể cho rằng rùa cạn biết bơi. Nhưng không có nghĩa là chúng thích bơi, nên căn cứ vào chủng loại để thiết kế hồ nuôi thích hợp.
Rùa cạn có thể bơi không có nghĩa là có thể nuôi trong hồ nước.
Một số người nuôi lâu năm thường cho rùa tắm nước ấm định kỳ hàng tuần. Cách này có thể kích thích rùa bài tiết, tăng nhu cầu ăn của rùa. Hơn nữa trong quá trình tắm, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng hoặc kháng sinh cho rùa.
Tập tính sinh sống của các loài rùa cạn
Khi thiết kế chuồng nuôi rùa cạn, bạn cần biết rằng chúng là động vật máu lạnh, chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Vì vậy khả năng phân bố của chúng thua kém hơn nhiều các loài thú có vú.
Tùy theo môi trường sống, các cá thể rùa khác nhau sẽ hình thành đặc tính sinh học riêng biệt. Cho dù chúng thuộc cùng một loài hay khác loài. Chỉ cần một thay đổi nhất định về môi trường sinh thái, chúng sẽ có khả năng thích nghi với hoàn cảnh khác nhau.
Đa số các loài rùa cạn sống ở vùng nhiệt đới, có nhiệt độ cao. Chúng thích hợp sống trong nhiệt độ 25-35°C. Nếu nhiệt độ xuống thấp trong thời gian dài, chúng dễ mắc bệnh hô hấp, đường ruột,…
Phương pháp nuôi rùa cạn làm cảnh
Rùa cạn mặc dù có mai cứng bảo vệ thân thể, chịu được va chạm hay đè ép. Tuy nhiên không nên nuôi các cá thể rùa có kích thước khác nhau chung một nơi. Vì rùa cũng có tính cạnh tranh, con lớn chèn ép con bé. Khiến rùa con không thể phát triển bình thường.
Nếu tình trạng này kéo dài, rùa con sẽ sinh ra chứng trầm cảm, thường xuyên lo lắng. Cân nặng giảm sút, lâu dần có thể chết vì quá yếu. Nên lấy kích thước 5cm làm mốc để phân chia khu vực nuôi.
Nếu là rùa được bắt từ tự nhiên, trước hết phải nuôi cách ly một thời gian. Vì trong tự nhiên, thức ăn của rùa mang theo rất nhiều ký sinh trùng và mầm bệnh. Sau khi xác định nó đủ khỏe mạnh mới đưa vào nuôi cùng rùa nhà.
Nếu bạn đang quan tâm: nên nuôi rùa cạn hay rùa nước, nuôi rùa cạn trong nhà, bể nuôi rùa cạn, kỹ thuật nuôi rùa cạn, hướng dẫn nuôi rùa cạn. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
✚ petmart.vn