Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nuôi rùa cảnh là sự lựa chọn tốt. Nó đơn giản hơn với việc nuôi chó mèo hay chim chóc. Về cơ bản là người nuôi sẽ không phải quan tâm đến vấn đề gì. Vậy thực tế có phải nuôi cảnh dễ nuôi như vậy hay không? Tại sao một số người vẫn để rùa chết? Câu hỏi này rất mâu thuẫn đúng không nào? Quả thât không có bất cứ con vật nuôi nào nuôi đơn giản cả nếu bạn không thật sự có kiến thức về chúng. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu xem bạn cần chuẩn bị những gì khi nuôi rùa kiểng trong nhà nhé.
Thiết kể bể rùa cảnh
Đây là một điều bắt buộc phải thực hiện giống như nuôi cá cần bể cá cảnh vậy. Hoặc hồ nuôi mini phong thủy. Bể rùa nên được làm bằng vật liệu không thấm nước và không độc hại như thủy tinh và nhựa. Đồng thời đảm bảo có môi trường dưới nước và trên bờ. Kích thước của bể rùa không được quá nhỏ. Đừng cho rùa quá lớn vào một cái bể nhỏ, đây là điều không nên. Bể nhỏ nên nuôi rùa cảnh mini là phù hợp nhất.
Kích thước của bể rùa tối thiểu phải gấp 10 lần chiều dài của rùa và chiều rộng ít nhất gấp 5 lần chiều dài của rùa. Ví dụ, không gian môi trường tối thiểu cần thiết cho một con rùa có chiều dài 4cm là bể rùa dài 40cm và rộng 20cm. Một bể rùa quá nhỏ sẽ rất khó khăn trong công tác bảo trì trong tương lai. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của rùa.
Thiết bị sưởi ấm
Thiết bị sưởi ấm bao gồm một thanh sưởi ấm, đèn sưởi và một miếng đệm sưởi ấm. Thanh sưởi nên làm bằng thép không gỉ để có thể tự động kiểm soát nhiệt độ. Tránh việc rùa bị bệnh khi nhiệt độ không ổn định.
Đây cũng là thiết bị cần thiết và thường xuyên được sử dụng trong suốt cả năm. Đặc biệt là vào mùa xuân và mùa đông. Có nhiều dạng đèn sưởi. Nếu không có bộ điều khiển nhiệt độ, cần phải chọn đèn sưởi công suất phù hợp theo kích thước và chiều cao của chuồng.
Các miếng đệm sưởi ấm chỉ thích hợp để sưởi ấm cục bộ và có hiệu suất nhiệt thấp. Nói chung, nuôi rùa kiểng cần nhiều thanh sưởi và đèn sưởi. Nên mua hai cái, một cái để dùng, một cái để đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Nhiệt kế
Nhiệt kế được sử dụng để quan sát sự ổn định của môi trường. Nên chọn loại có đầu dò điện tử. Ưu điểm là có thể di chuyển, độ chính xác tốt, độ nhạy cao. Hơn nữa không dễ hư hỏng và tuổi thọ dài. Một số chú rùa sẽ cắn nhiệt kế vì tò mò. Nếu sử dụng nhiệt kế thủy tinh, nó có khả năng bị rùa cắn hoặc làm hỏng. Thủy tinh và thủy ngân có khả năng gây nguy hiểm cho rùa. Các loại có nhãn dán chỉ có thể đo nhiệt độ của khu vực cố định, không tiện sử dụng. Người nuôi cần chú ý tới vấn đề này.
Đèn chiếu sáng
Mục đích chính của đèn chiếu sáng là tăng ánh sáng và tính thẩm mỹ. Rùa được nuôi trong môi trường không có ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài dễ mắc bệnh. Đặc biệt là các bệnh như còi xương và nấm. Đặc biệt là ở rùa mới nở và rùa non. Do đó, bất kể rùa nước hay rùa cạn, bể rùa đều phải có đèn.
Nếu bể nhỏ, bạn cũng có thể định kỳ di chuyển bể ra bên ngoài để có ánh sáng mặt trời. Với rùa nước có thể sử dụng các ống năng lượng mặt trời dưới nước. Có thể treo lơ lửng trong nước để tăng ánh sáng và khử trùng. Với rùa cạn có thể sử dụng bóng đèn, đèn chiếu ánh sáng mặt trời.
Hệ thống lọc khi nuôi rùa kiểng trong nhà
Hệ thống lọc có thể lắp có thể không. Tuy nhiên, nên lắp để đảm bảo sự an toàn của rùa và giảm việc vệ sinh hàng ngày. Hệ thống lọc chủ yếu được chia thành ba phần: máy bơm chìm, hộp lọc và vật liệu lọc, ống nối. Máy bơm chìm và hộp lọc có thể mua riêng tùy theo nhu cầu của môi trường. Chú ý không mua máy bơm ba trong một, không phù hợp với rùa.
Việc lựa chọn kích thước, lưu lượng và công suất của máy bơm chìm cũng như kích thước của hộp lọc, vật liệu lọc phải dựa trên môi trường và nhu cầu của người nuôi. Không có tiêu chuẩn nhất định. Phương pháp lọc đơn giản nhất là kết hợp bộ lọc trên, bơm chìm, hộp lọc trên, bông lọc là đã có thể đáp ứng nhu cầu nuôi mật độ thấp trong môi trường nhỏ.
Đảo và lót nền khi nuôi rùa kiểng
Ngoại trừ một số loài rùa nước không bao giờ lên bờ, hầu hết các loài khác đều cần đảo nổi để nghỉ ngơi. Đây cũng là nơi thích hợp để chúng phơi nắng. Bạn có thể chọn rất nhiều vật liệu để sử dụng làm đảo. Chẳng hạn như gỗ lũa, đá trầm tích, gạch hoặc tấm nhựa giả đảo nhân tạo cho rùa.
Các các loại sỏi và đá nhỏ không có cạnh sắc là các vật liệu được rải dưới nền chuồng nuôi. Với rùa trong môi trường tự nhiên là cát, đất, cỏ, đá… Trong môi trường nuôi nhân tạo, các vật liệu được đặt trong bể rùa phải giống với môi trường tự nhiên. Các vật liệu thường được sử dụng là cát, đất, giấy báo, gạch và mùn cưa. Nếu rùa được nuôi trên nền bê tông trong một thời gian dài, móng vuốt của rùa sẽ bị mòn hoặc bị mài mòn. Với rùa nước, bạn có thể sử dụng các loại sỏi và đá nhỏ không có cạnh sắc.
Một số loại rùa được nuôi nhiều hiện nay như rùa tai đỏ, rùa cá sấu… Để tìm chi tiết hơn về cách nuôi rùa kiểng bạn có thể tham khảo các bài viết khác của bác sĩ thú y.