Nuôi rùa Mũi Lợn – Pig Nosed Turtle cần phải nắm rõ đặc điểm và thói quen sống để đảm bảo cho thú cưng của bạn có thể phát triển một cách ổn định. Tuy là một giống rùa cảnh tương đối phổ biến và dễ nuôi nhưng chúng cũng rất dễ bị bệnh. Nếu không phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, nhiều bệnh sẽ còn dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Có thể gây ra những cái chết hàng loạt. Thời gian diễn ra rất nhanh. có thể chỉ trong vòng 1 tuần.
Đặc biệt là ngay cả khi rùa sống trong môi trường nước có vẻ sạch sẽ thì nó vẫn rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi rùa Mũi Lợn thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Pet Mart. Những loại bệnh thường gặp và gây ra nguy hiểm cho rùa Mũi Lợn sẽ được trình bày một cách ngắn gọn nhất. Hãy cũng theo dõi nhé.
Tổng quan về rùa Mũi Lợn Pig Nosed Turtle
Tên gọi
- Tên gọi: Rùa Mũi Lợn.
- Tên tiếng Anh: Pig Nosed Turtle.
- Tên khoa học: Carettochelys inscuipta.
- Tên gọi khác: Rùa Mũi Heo.
- Phân loại: Là loài duy nhất thuộc chi Carettochelyidae
- Phân bố: Chỉ giới hạn ở Miền Bắc Australia, phía Nam của Tây Papua và phía nam New Guinea.
- Tuổi thọ: Loài sinh vật đáng yêu này sống tới 25 – 30 năm trong tự nhiên. Ở trong điều kiện nuôi rùa Mũi Lợn tốt có thể sống tới 40 tuổi.
Nhiều người thích nuôi rùa Mũi Lợn vì chúng là một trong nhưng loài rùa kì lạ nhất trên thế giới. Chúng có được chân bơi giống như rùa biển. Mũi của rùa giống như mũi lợn, vì thế chúng có tên là rùa Mũi Lợn. Lỗ mũi của chúng là phần thịt lồi ra ngay phía trên môi. Màu sắc mai lưng và chân bơi có màu xám đến xanh oliu. Yếm có mày cực kì nhạt, gần như màu trắng, màu sữa và màu vàng nhạt.
Rùa Mũi Lợn ăn gì?
Khi nuôi nhốt các bạn có thể cho rùa ăn một chế độ ăn gồm cả thực vật và động vật. Chúng là loài ăn tạp. Vì vậy, nuôi rùa Mũi Lợn không khó:
- Thực vật: Rau muống, rau cải, cải xoong, rau diếp cá, bắp cải, rau mồng tơi, cà chua, sung, to. chuối…
- Động vật: Cá cắt nhỏ, tôm bỏ vỏ, chuột con, giun, thịt động vật cắt nhỏ…
Bạn nên cho rùa ăn theo lịch ăn 3 bữa 1 tuần và nên cho rùa ăn vào ban đêm. Mỗi lần cho rùa ăn khoảng 30 phút. Thức ăn thừa cần được dọn ngay ra khỏi bể để giữ nước sạch và không bị ô nhiễm. Rùa Mũi Lợn trưởng thành thì bạn cho chúng ăn nhiều thực vật hơn còn rùa con thì cho ăn nhiều động vật hơn.
Giá rùa Mũi Lợn
Hiện nay, để nuôi rùa Mũi Lợn bạn cần bỏ ra số tiền khoảng 400 – 500 ngàn đồng để mua con giống. Size rùa từ 15 – 16cm. Bạn có thể tìm mua rùa Mũi Lợn tại các cửa hàng chuyên về sinh vật cảnh, bò sát cảnh trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM…
Chú ý nhỏ dành cho những người nuôi Rùa Mũi Lợn, loài bò sát này cực kỳ nhạy cảm. Chúng rất dễ bị cảm thấy căng thẳng. Khi nhận rùa đường xa về, không được thả thẳng vào nước sâu . Để ra ngoài 1 – 2 tiếng, cho nước nhẹ đến phần bụng tầm 1 buổi rồi mới thả rùa vảo bể nước sâu. Nước nuôi rùa cần sạch sẽ, khử clo. Chỗ nuôi cần rộng rãi, thoáng và nhiều ánh sáng tự nhiên.
Cách xử lý khi nuôi rùa Mũi Lợn bị bệnh đốm trắng
Dấu hiệu nhận biết
Là người nuôi rùa cảnh, dù là rùa Tai Đỏ, rùa Cá Sấu, rùa cạn, rùa nước… hay bất cứ giống rùa nào đi chăng nữa bạn cần biết cách đánh giá chất lượng nước tốt hay xấu. Khi chất lượng nước không tốt, yếm rùa rùa Mũi Lợn sẽ bắt đầu đỏ. Và trong vòng một giờ sau khi thay nước, màu đỏ sẽ từ từ biến mất. Nói cách khác, khi nuôi rùa Mũi Lợn thấy yếm rùa có màu trắng là một trong những dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
Bệnh đốm trắng là một trong những nguyên nhân khiến cho rùa chết nhanh chóng. Đây là một bệnh do nấm gây ra. Các triệu chứng ban đầu sẽ là một xuất hiện một màng trắng ở viền mai. Giống như da lộn. Vào thời điểm này, hành vi và sự thèm ăn của rùa Mũi Lợn dường như vẫn bình thường.
Khi bệnh tiến triển, những đốm trắng nhỏ sẽ xuất hiện trên bề mặt da. Và tần suất xuất hiện ngày càng nhiều. Ở giai đoạn cuối, người nuôi rùa Mũi Lợn sẽ thấy chúng luôn nổi trên mặt nước và không thể chìm. Nếu đến lúc này mới bắt đầu điều trị thì có thể đã quá muộn.
Cách ly rùa bị bệnh
Khi đã phát hiện các triệu chứng của bệnh đốm trắng thì rùa Mũi Lợn phải được cách ly ngay lập tức. Sau đó người nuôi cần tiến hành đo độ pH của nước. Nếu độ pH gần bằng hoặc thậm chí thấp hơn 7 thì nguyên nhân gây bệnh là do Axit Peracid gây ra.
Nuôi rùa Mũi Lợn bị cách li trong môi trường nước sạch hoặc nước ion. Sau đó đưa nó ra ngoài lau khô và bôi 10% Iodophor vào khu vực bị nấm. Sử dụng bông gòn để bôi thuốc cho rùa. Chú ý không bôi trên khắp cơ thể vì Iodophor có thể làm hỏng trái tim của rùa.
Sau khi bôi được 40 phút, đợi cho đến khi Iodophor khô lại thì đưa rùa Mũi Lợn vào nước. Quá trình nuôi rùa Mũi Lợn này nên được thực hiện 1 – 2 lần một ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của rùa Mũi Lợn. Do nấm khá cứng đầu nên kiên nhẫn điều trị. Đồng thời ngăn ngừa tái phát sau khi bệnh đã khỏi. Sau khi rùa Mũi Lợn đã khỏi bệnh, hãy làm sạch hoàn toàn và khử trùng hồ nuôi. Điều chỉnh chất lượng nước trước khi thả rùa vào lại bể.
Nuôi rùa Mũi Lợn bị bệnh thối mai phải làm sao?
Điều chỉnh chất lượng nước
Nếu nuôi rùa Mũi Lợn trong môi trường nước không tốt, mai của rùa Mũi Lợn sẽ xuất hiện những mảng lở loét. Đây chính là bệnh thối mai ở rùa. Nếu không kịp thời xử lý và điều trị rùa có thể chết. Trong trường hợp phát sinh bệnh thối mai ở rùa, điều đầu tiên chủ sở hữu phải làm là điều chỉnh chất lượng nước.
Sử dụng nước máy đã phơi ánh nắng mặt trời trong hơn 24 giờ. Tốt nhất là tiến hành lọc sinh thái thông qua gốm lọc và vi sinh vật. Nhiệt độ nước tối ưu khi nuôi rùa Mũi Lợn phải nằm trong khoảng 25 – 30°C. Có thể điều chỉnh bằng thanh nhiệt. Độ pH trung tính hoặc có tính kiềm yếu, không được có tính Axit quá mạnh. Mai rùa sẽ tự nhiên giảm bệnh sau khi chất lượng nước ổn định.
Điều trị cho rùa Mũi Lợn bị thối mai và da
Khi nuôi rùa Mũi Lợn bị thối mai hoặc thối da thì trước tiên bạn nên khử trùng mai rùa bằng Hydro Peroxide. Sau đó sử dụng thuốc mỡ mắt Chlortetracycline, loại thuốc này có bán tại các hiệu thuốc thú y lên vùng bị thương. Để khô trong 20 phút sau đó mới cho rùa vào bể. Thực hiện 2 lần/ngày trong vòng từ 3 – 5 ngày là khỏi bệnh.
Đây là giống rùa cảnh thích chiến đấu với những con cùng loài nên khi nuôi với mật đồ dày cần hết sức chú ý. Chúng sẽ đánh nhau và cắn nhau thường xuyên. Không chỉ vậy, việc nuôi số lượng lớn sẽ làm suy giảm chất lượng nước.
Điều này sẽ làm cho vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng nước sạch sẽ thì cũng phải chú ý đến mật độ nuôi rùa Mũi Lợn. Nguyên nhân và cách điều trị cho rùa bị bệnh cần được phát hiện kịp thời. Như vậy mới đảm bảo cho rùa không bị chết.
Điều trị vết thương cho rùa Mũi Lợn
Nếu rùa Mũi Lợn của bạn bị bệnh nghiêm trọng hơn thì ngoài việc điều chỉnh chất lượng nước, bạn cần điều trị vết thương. Cạo sạch phần thối bằng dao đã sát trùng. Có thể được cạo ở mức độ chảy máu nhẹ. Sau đó điều trị vết thương bằng kem iốt Erythromycin hoặc Povidone.
Nếu sử dụng các loại bột chống viêm khác thì có thể sử dụng Vaseline cùng với thuốc để loại trừ độ ẩm và phát huy hiệu quả của thuốc. Sau khi bôi thuốc, rùa Mũi Lợn nên được nuôi trên cạn trong nửa giờ đến một giờ.
Thời gian phục hồi của bệnh mai thối tương đối chậm. Phần da bên ngoài của rùa tương đối mỏng manh. Nếu không tiếp tục sử dụng thuốc thì bệnh có thể từ đang được cải thiện chuyển sang đột ngột nghiêm trọng. Do đó, trong giai đoạn sau khi lành các vết thương thì tốt nhất vẫn nên sử dụng Vaseline để bảo vệ các bộ phận nhạy cảm.
Bệnh thối mai ở rùa Mũi Lợn không chỉ mang lại nỗi đau mà còn trở thành con đường để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể. Gây ra nhiều bệnh khác nhau. Do đó, chú sở hữu nhận thấy rằng khi rùa mũi lợn có dẫu hiệu bất thường thì hãy chú ý. Nhất định phải điều trị kịp thời.
Phát hiện kịp thời bệnh phổi khi nuôi rùa Mũi Lợn
Triệu chứng bệnh
Bệnh phổi ở rùa Mũi Lợn là căn bệnh khá phức tạp. Khả năng chữa khỏi là 50.50 vì ở Việt Nam chưa có thuốc đặc trị cho rùa. Nếu phát hiện càng sớm càng nhanh chữa khỏi. Rùa bị phổi có thể do bơi kém mà nuôi nước sâu bị đuối nước, do sốc nhiệt hoặc do bị lạnh quá.
Khi nuôi rùa Mũi lợn phát hiện tình trạng lờ đờ, bỏ ăn, nổi lềnh phềnh trên mặt nước không lặn xuống được và leo lên cạn nằm, mắt mũi miệng chảy ra dịch trắng, mũi thở ra bong bong, tiếng thở khò khè thì rùa đã bị bệnh.
Cách chữa
Lúc này, bạn có thể sử dụng 1 trong hai loại thuốc: Clorocid hoặc Klametin. Clorocid hay còn gọi là thuốc đau bụng đi ngoài ở người, mua rất rẻ. Nếu rùa mới chớm bị nổi, vẫn chưa bỏ ăn và kém hoạt bát, chưa chảy dịch ở mũi miệng thì tốt nhất tìm một hộp nhựa vừa phải, cho vào chút nước ấm 27 – 29°C, cao khoảng 1cm là được. Cho rùa vào đấy để nguyên 10 phút, sau khi rùa đã quen nước ta rót thêm nước ấm vào.
Rót từ từ đều tay đến khi nào thấy nước ngang mai con rùa là đc. Cho vào nước 1 cục đá đủ để rùa leo lên, thả vào nước chút muối và 1 cái lá bàng khô, cắm đèn sưởi rọi vào chỗ cục đá, đèn cách 30cm hoặc thò tay vào mà 4 – 5 giây sau mới thấy nóng là được. Bật đèn 24/24. Giữ nước sạch và theo dõi 2 ngày, nếu thấy rùa chìm dần được xuống đáy, hoạt bát hơn và chịu ăn thì là rùa đã hết bệnh.
Nếu nuôi rùa Mũi Lợn bị phổi nặng, tìm một hộp nhựa to hơn rùa một chút, đủ cao để rùa không trèo ra, cho rùa vào và đổ nước ngang mai, thả vào đó 3 viên Clorocid. Rọi đèn sưởi vào hộp nhựa, bật 24/24. Nếu rùa có ăn thì bắt ra bể ăn riêng, tránh làm hỏng thuốc. Hôm sau thay nước, thả thuốc mới sẽ thấy rùa đỡ hơn rất nhiều.
Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi rùa Mũi Lợn. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ có thể gửi tin nhắn về cho chúng tôi. Chúc bạn thành công!