Thú nuôi chim cảnh nói chung, và các giống chim hót nói riêng đã có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Trong quá trình nuôi, có nhiều trường hợp chim bất ngờ đổ bệnh và chết. Đây là một vấn đề mà bất kì người chơi chim nào cũng từng gặp phải.
Người Việt nuôi chim cảnh tại nhà không chỉ vì thú vui, mà còn để làm giàu. Đặc biệt là những chú chim có phẩm chất đặc biệt, đoạt giải cao trong các cuộc thi, hoặc mô hình nuôi chim sinh sản. Rất nhiều người đã làm giàu nhờ loài thú cảnh này.
Với những chú chim giá trị cao, việc chim chết là một tổn thất nghiêm trọng. Không chỉ tinh thần mà cả vật chất. Dưới đây là một số dấu hiệu cho ta biết chim cảnh bị bệnh. Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.
Quan sát thói quen ăn uống khi nuôi chim cảnh
Một chú chim đang ăn khỏe, bỗng dưng chán ăn, bỏ ăn, chắc chắn chúng đang gặp vấn đề sức khỏe. Việc uống nước quá nhiều, thay đổi thói quen ăn uống cũng là điều đáng lưu tâm. Theo những người nuôi chim cảnh lâu năm, đây là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa.
Chim hay bị tiêu chảy, hay nôn ợ thức ăn, uống nhiều nước là dấu hiệu của bệnh do vi trùng Trichomonas. Đây là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở chim và gia cầm. (Xem thêm cách phòng và điều trị bệnh tại petmart.vn).
Quan sát hành vi của chim
Những sự thay đổi về thái độ và hành vi cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Những chú chim bị bệnh thường ngủ nhiều. Chúng thường đứng im một chỗ, xù lông hoặc rúc đầu vào cánh. Một chú chim ngày thường rất hay nhảy nhót, bỗng nhiên ngưng không hót là dấu hiệu mắc bệnh.
Chú chim sẽ rỉa lông ít hơn, lông xơ xác và rụng dần. Chúng ít phản ứng khi có người đến gần, sút cân nghiêm trọng. Những con có biểu hiện ủ rũ và hôn mê cần được đưa ngay tới bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.
Quan sát hình dạng phân chim
Nhiều người mới chơi thường nghĩ việc nuôi chim cảnh rất dễ, nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Chim nuôi trong trại hay chim bẫy từ thiên nhiên đều rất dễ bị bệnh. Đặc biệt là chim mới bị bắt, do tâm lý chưa ổn định, dễ bị suy giảm sức đề kháng.
Lúc này là thời điểm lý tưởng để mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh cho chim. Việc quan sát phân chim có thể giúp bạn đánh giá sức khỏe của chúng. Phân chim thông thường có màu xanh hoặc nâu đen. Kèm theo urate, một chất thải có màu trắng kem.
Nếu phân có màu vàng như mù tạt, có lẫn máu, trắng bệch, có mùi lạ là bất bình thường. Mỗi loài chim lại có hình dạng phân khác nhau. Chim khỏe mạnh thường đi vệ sinh nhiều, trong khi đó chim bệnh phân ít hơn và thường có dạng lỏng.
Quan sát việc hô hấp của chim
Đây là một dấu hiệu mà nhiều người nuôi chim cảnh dễ bỏ qua. Chim bị khó thở, hay thở mạnh, thở khò khè là những dấu hiệu của bệnh hô hấp. Với các giống chim hót, bệnh hô hấp thường khiến chúng bị khàn giọng, làm chúng lười hót hơn.
Vẫy đuôi cũng là một dấu hiệu của bệnh đường hô hấp ở chim. Bệnh đường hô hấp đặc biệt là cảm cúm rất nguy hiểm đối với chim cảnh. Nếu không được chữa trị đúng cách, chim có thể chết sau một thời gian ngắn.
Quan sát biểu hiện ở mắt, mũi
Mắt và mũi bị chảy mủ cũng là dấu hiệu một số bệnh về mắt và hô hấp. Mắt đỏ hoặc bị sưng có thể là triệu chứng của bệnh hoặc bị thương. Chúng cần được đưa tới các cơ sở thú y để có biện pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là một vài kỹ thuật để chẩn đoán bệnh ở chim cảnh. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích qua bài viết này. Nếu bạn đang quan tâm: giống chim cảnh dễ nuôi nhất, các loại chim cảnh nên nuôi trong đô thị. Hãy comment bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất nhé.