Như các bạn đã biết, Vẹt cảnh là một trong những loại thú cưng phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê, vẹt có tới hơn 300 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ôn đới nam bán cầu. Tại Việt Nam, có 2 giống vẹt phổ biến nhất là Yến Phụng và vẹt Lovebird.
Vẹt cảnh được đánh giá là giống vật nuôi ít bệnh, dễ chăm sóc. Tuy nhiên chúng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của chúng. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ thú y sẽ giới thiệu 2 căn bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất đối với vẹt.
Bệnh do trùng roi Trichomoniasis ở vẹt cảnh
Bệnh do trùng roi Trichomoniasis hay Trichomonas là bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất ở vẹt, gà, chim bồ câu, chim ăn thịt… Bệnh có 3 loại chính, phân biệt ở triệu chứng xuất hiện ở khoang miệng, rốn và nội tạng. Trong đó triệu chứng lở loét khoang miệng thường gặp nhất.
Vẹt bị mắc bệnh trong miệng sẽ có dịch nhầy màu vàng hoặc trắng ngà đọng thành cục. Chất nhầy này khiến chúng không nuốt được thức ăn, nước uống. Trường hợp nghiêm trọng chất nhầy có thể cản trở đường hô hấp, gây chứng khó thở.
Chim bị bệnh sẽ bị tiêu chảy, dễ nôn ợ thức ăn, uống nhiều nước. Chất nhầy có thể xuất hiện ở thực quản và diều, cản trở việc tiêu hóa thức ăn. Sau một vài ngày chim sẽ sút cân nhanh chóng và yếu dần. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại vi trùng và mầm bệnh khác xâm nhập.
Để phòng bệnh Trichomonas, bạn cần vệ sinh chuồng nuôi và đồ dùng cho chim thường xuyên. Làm vệ sinh đúng cách, đúng thời gian quy định. Không để thức ăn, nước uống qua đêm. Dụng cụ cho chim non ăn phải tiệt trùng trước và sau khi dùng.
Khi chim mới nhập trại, không được cho chúng tiếp xúc gần những con khác. Cách ly một vài ngày để quan sát. Nếu có dấu hiệu bị bệnh phải điều trị ngay, kết hợp tiệt trùng chuồng và đồ dùng. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc để tránh bệnh lây sang người.
Bệnh cầu trùng ở Vẹt cảnh (Coccidiosis)
Bệnh cầu trùng thường gặp ở các loại gia cầm, thỏ, chim cảnh. Bệnh thường gây nhiễm trùng ở đường ruột, gây triệu chứng viêm ruột và tiêu chảy. Bệnh thường gặp nhất ở những con vẹt bị trầm cảm, hoặc áp lực tinh thần, dẫn tới suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Vẹt bị mắc bệnh do tiếp xúc với chất thải, dịch cơ thể của những con bị bệnh, hoặc do nước, thức ăn bị nhiễm bào tử cầu trùng. Khi mắc bệnh, vẹt sẽ bị mất nước nhanh chóng. Phân có thể lẫn máu, vẹt yếu dần và chết.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và thu, đây là thời gian cầu trùng hoạt động mạnh mẽ nhất. Cầu trùng có nhiều trong nước uống. Vẹt non bị bệnh thường khó chữa và tỉ lệ chết rất cao. Ngược lại chim trưởng thành dễ điều trị hơn và ít chết hơn.
Để phòng bệnh cầu trùng, quan trọng nhất là giữ chuồng trại sạch sẽ, nuôi chim ở nơi thoáng gió. Thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất trong thức ăn, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho chim. Mỗi quý tiến hành phòng bệnh cho chim.
Trên đây là cách nhận biết và phòng 2 bệnh nguy hiểm nhất ở vẹt. Nếu bạn đang quan tâm: mua vẹt cảnh hà nội, bán vẹt cảnh giá rẻ bao nhiêu. Hãy truy cập trang petmart.vn hoặc comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.