Chim Sơn Ca là một loài chim tiêu biểu của vùng thảo nguyên. Chúng thường vừa bay vừa hót. Mọi người thường chỉ nghe thấy tiếng hót của chúng mà không nhìn thấy bóng dáng của chúng đâu. Đặc biệt, màu sắc của chúng vô cùng phong phú. Chính vì vậy, loài chim này nhận được sự yêu mến sâu sắc của tất cả mọi người. Rất nhiều người đều nuôi chúng như thú cưng làm cảnh trong nhà.
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, đôi lầm chú chim của bạn có thể bị ốm. Có lẽ điều này khiến bạn cảm thấy hoang mang và không hiểu chuyên gì đang xảy ra với chim Sơn Ca. Bài viết dưới đây petmart.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu tình trạng bệnh của loài chim này nhé.
Bệnh kí sinh trùng ở ruột
Chim Sơn Ca ăn phải các các loại rau hoặc thức ăn khác có chứa trứng kí sinh trùng. Kí sinh trùng tồn tại trong đường ruột như giun móc, gium kim… Sau khi mắc bệnh kí sinh trùng, tinh thần của chim ủ rũ. Dịch tiết ra trong khoang miệng nhiều, phần họng có những nốt ban màu trắng vàng. Chim nảy sinh chán ăn, lông mất độ bóng. Cơ thể chim gầy yếu, bệnh nặng sẽ tử vong.
Nếu như phát hiện kí sinh trùng, dùng Calcium Permanganate 0.05g hòa vào 1l nước thay nước uống. Dùng Tetramisol 2 – 3mg nhỏ giọt vào miệng chim để tiêu diệt kí sinh trùng trong cơ thể.
Kí sinh trùng trên da (mạt, rận, rệp…)
Chim Sơn Ca không tắm rửa, chỉ tắm cát khô. Trong trường hợp nhiệt độ cao thì dễ sinh ra mạt bụi nhà nhất. Đây là một loại kí sinh trùng phổ biến ở chim. Ban ngày ẩn náu trong khe kẽ của lồng, ban đêm bò lên người chim để hút máu. Sau khi hút máu sẽ có nốt ban đỏ, gây ngứa ngáy toàn thân.
Chim sẽ dùng miệng hoặc chân để gãi ngứa. Nó khiến cho lông vũ trở nên lộn xộn hoặc rụng trơ trọi. Cơ thể chim gầy gò, ảnh hưởng đến tiếng hót. Nghiêm trọng có thể gây thiếu máu mà chết.
Biện pháp điều trị là thường xuyên thay cát trong lồng chim. Sau khi chim sang lồng dùng dung dịch sát trùng xịt rửa lồng. Mỗi lồng nửa gói thuốc, có tác dụng giảm ngứa tiêu viêm.
Bệnh viêm ruột ở chim
Chim Sơn Ca bị việm ruột do uống phải nước bị nhiễm phân nước tiểu hoặc nước bẩn. Hoặc giữ ấm không tốt khiến chim bị cảm lạnh. Cũng có thể ăn phải thức ăn mốc hỏng dẫn tới viêm ruột. Triệu chứng khác là tiêu chảy. Lúc đầu có màu trắng vàng. Sau đó có màu ngọc xanh nước biển, hậu môn bị viêm. Xung quanh hậu môn dính chất thải hoặc chất bẩn. Lông vũ toàn thân xõa tung. Cơ thể co rút lại thành viên tròn. Lông đuôi rủ xuống, tinh thần không hưng phấn, không ăn thức ăn, mà chỉ uống nhiều nước.
Chim trong lồng bị mắc viêm ruột ngay lập tức cách li. Cần giữ ấm, khử trùng lồng và dụng cụ. Dừng cho ăn đồ dầu mỡ, cho nhiều thức ăn chính một chút. Nhỏ thêm vài giọt Gentamycin 5% vào trong nước uống cũng có thể dùng Ceftriaxone Sodium hòa vào trong nước uống.
Ngón chân chim bị sưng nhọt
Ở đùi, ngón chân, móng chân của Chim Sơn Ca xuất hiện những nốt nhọt mủ nhỏ. Chim dùng mỏ hoặc móng gãi mổ chỗ bị bệnh. Trường hợp nghiêm trọng có chảy ra dịch hoặc chất dịch màu vàng đặc hoặc dính. Thân nhiệt của chim tăng cao, còn cơ thể chim thì run rẩy, đứng không vững, không muốn ăn.
Điều quan trọng để phòng ngừa bệnh sưng nhọt ở Chim Sơn ca là chú ý vệ sinh. Mùa hè phải đề phòng muỗi cắn chích. Chất cặn bẩn trên móng chim, lồng và dụng cụ phải được làm sạch kịp thời. Dịch viêm ở chỗ bị sưng đau được lấy ra bằng kim vô trùng. Sau khi dùng nước ấm rửa sạch thì bôi thuốc kem chống viêm. Cũng có thể dùng thuốc tím bôi lên chỗ đau.
Chỉ cần đảm bảo sự sạch sẽ hàng ngày, chú ý vệ sinh và thức ăn đều có thể giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh của Chim Sơn Ca. Khi chim Sơn Ca bị bệnh, chủ nhân không cần quá lo lắng. Trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến gặp bác sĩ thú y để chữa trị.