Cá Hạt Lựu hay thường gọi là cá Mún Hạt Lựu, cá Lựu Đỏ, cá Hà Lan là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Với khả năng sinh sản nhanh, tính hiền lành, thân thiện, giống cá này nhanh chóng được đa số người chơi cá ưa chuộng. Chúng thường sống thành từng đàn, rất dễ nuôi.
Cá Hạt Lựu là loài cá rất có ích trong hồ thủy sinh. Chúng ăn tạp, từ thức ăn tổng hợp đến chất thải của các loài cá khác đều hấp thu được. Đặc biệt cá mún Hạt Lựu còn ăn rêu hại như rêu tóc, tảo xanh, rêu đen… Bài viết sau đây của Pet Mart sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc chăm sóc và nuôi dưỡng cá Mún đẻ.
Mô tả giống cá Hạt Lựu
Đây là giống cá nhân tạo được lai giống từ cá Kiếm Đỏ và cá Mún thường, kết quả lai tạo cho ra một giống cá có màu đỏ và hình dáng giống cá mún thường. Vì có đời sống ngắn nên cá Hạt Lựu lớn lên và sinh sản rất nhanh.
Cá Lựu Đỏ trưởng thành có chiều dài khoảng 3 – 4cm, có màu sắc đa dạng và rực rỡ. Ban đầu khi mới xuất hiện chúng có màu vàng kim, hiện nay đa số màu đỏ, trắng hoặc đỏ có đốm đen, hoặc hoa văn lẫn lộn. Bất kể là màu sắc nào, loài cá Lựu Đỏ này cũng có một vẻ đẹp đặc biệt. Nhất là khi cá bơi thành đàn vô cùng đẹp mắt.
Điều kiện sống của cá Mún đẻ
Để cá Mún đẻ trong bể giữ được trạng thái khoẻ mạnh trong thời kì sinh sản, chủ nuôi nên cung cấp một môi trường sống thoải mái, đảm bảo chất lượng và nhiệt độ nước ổn định. Đầu tiên cần xác định cá đực và cá cái để tiến hành phối giống.
Trong thời kì cá Mún sinh sản, nhiệt độ nước cần cao hơn thông thường từ 1 – 2℃. Tốt nhất nên duy trì ở mức 26℃. Đồng thời cũng cần đặt thêm các loài thực vật thuỷ sinh và đưa cá đực và cái theo tỉ lệ vào lồng đẻ.
Cách nuôi cá Hạt Lựu vô cùng đơn giản, không cần chăm sóc quá nhiều. Nhiệt độ lý tưởng để cá phát triển tốt là 23 – 26℃, độ pH 7,0 – 7,4. Giống cá Lựu Đỏ có khả năng thích nghi cực mạnh, sức khỏe tốt, ít bệnh. Thức ăn của cá Hạt Lựu bao gồm thức ăn công nghiệp, côn trùng, giun, một số loại tảo và rêu…
Cách nuôi cá Hạt Lựu sinh sản
Cá Hạt Lựu sinh sản rất nhiều, nếu thấy trong bể có cá Mún đẻ nhỏ, tốt nhất nên tách cá lớn ra nuôi riêng. Một là tránh cho cá lớn nhầm lẫn cá nhỏ là thức ăn. Hai là cá nhỏ sức khỏe yếu, không nên thay đổi môi trường đột ngột, vì vậy chỉ có thể đưa cá lớn ra.
Khi thấy lòng đỏ trứng dưới bụng cá nhỏ biến mất là có thể bắt đầu cho chúng ăn. Thức ăn phù hợp nhất với cá Hạt Lựu là ấu trùng Artemia. Nếu không có thể thay thế bằng lòng đỏ trứng. Tuy nhiên không khuyến khích sử dụng, vì lòng đỏ trứng có thể gây bẩn cho nước trong bể.
Nên thiết kế lọc nước cho bể nuôi cá Mún đẻ. Nếu không có thể thay nước định kỳ 1 tuần 1 lần. Nước để thay mới phải phơi nắng ít nhất 24h để hạn chế tảo lục phát triển.
Nên cho cá Hạt Lựu sử dụng thức ăn tổng hợp. Ưu điểm của loại thức ăn này là ít làm nhiễm bẩn nước trong bể. Lần đầu tiên cho cá Mún Hạt Lựu ăn nên quan sát xem cá ăn bao nhiêu thức ăn.
Từ lần sau chỉ cần cho 70%, không nên cho cá ăn quá nhiều, dễ khiến chúng bị bội thực. Đặt bể cá ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp, dưới đáy bể rải một lớp cát sẫm màu. Không nên dùng loại có màu sắc sặc sỡ.
Phối giống cho cá Mún sinh sản
Đến kì giao phối, phần bụng cá Mún Hạt Lựu cái sẽ dần to ra, xuất hiện bớt đen. Cá đực sẽ không ngừng đuổi theo cá cái cho đến khi kết thúc việc giao phối. Khi phát hiện các vết đen dần và to ra, hậu môn lộ rõ, lúc này có thể tách cá đực và cái ra. Sau đó vớt cá cái sang bể chuyên dụng khác đợi sinh.
Cá Mún Hạt Lựu khoảng từ 5 – 6 tháng tuổi được coi là cá trưởng thành. Lần đầu cá Mún đẻ, cá mẹ sẽ đẻ khoảng 10 – 20 cá con. Sau đó số lượng có thể đạt tới khoảng 80 con/lần sinh sản.
Trong tình huống thông thường, cứ 40 ngày là cá Mún đẻ. Khi hai bên hậu môn cá mẹ xuất hiện màu đỏ mờ, trốn vào một góc, lười hoạt động là dấu hiệu cá sắp đẻ. Có thể tham khảo thêm bài viết cách nuôi cá hạt lựu của bác sĩ thú y để rõ hơn.
Cá Mún giống sau khi nở sẽ chuyển dần từ màu vàng tro sang màu đỏ. Bạn không nên cho ăn từ ngày đầu tiên cá vừa nở. Nên đợi đến ngày thứ 2 khi chúng đã bơi lội được rồi cho ăn là tốt nhất.
Dựa vào số lượng cá mà cho ăn lượng thức ăn thích hợp. Có thể để trong vòng 1 tiếng cá ăn hết là được. Tiến hành cho ăn làm 2 lần/ngày là được.
Các lưu ý trong thời kì cá Mún sinh sản
Khi nuôi cá Mún sinh sản bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Trong thời kì cá Mún sinh sản, tuyệt đối không được để cá mẹ đói, nếu không chúng sẽ ăn luôn trứng vừa sinh.
- Khi bụng cá Mún sinh sản dần chuyển sang trong suốt, có thể nhìn thấy trứng cá màu hồng bên trong, nên cách ly cá Lựu Đỏ mẹ và những cá khá. Tốt nhất nên thả cá Lựu Đỏ mẹ một mình một bể riêng.
- Tránh để cá Mún sinh sản sợ hãi khi đẻ trứng, phòng ngừa cá mẹ sẽ ăn luôn cá con khi sinh xong nên đưa về bể cũ. Còn cá bột con vẫn nuôi ở bể riêng.
- Nên thay nước cho cá Lựu Đỏ bột 2 ngày/lần. Có thể đổ một nửa nước trong bể nhỏ đi và đổ thêm nước từ bể lớn vào. Sự chênh lệch nhiệt độ trước sau không quá 2°C.
- Cá Lựu Đỏ con lớn chừng 1 tháng tuổi là có thể thả về bể cá cũ với bố mẹ.
Cá Hạt Lựu giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Hiện không khó để tìm mua cá Mún Hạt Lựu cảnh. Bạn có thể tới bất kỳ khu chợ, cửa hàng cá cảnh nào trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… cũng có thể mua được. Giá bán của Hạt Lựu rất rẻ chỉ khoảng 5 – 7k / con. Nếu mua với số lượng lớn giá mua còn rẻ hơn nữa.
Đặc biệt để đảm bảo an toàn cũng như cá Hạt Lựu không bị mắc bệnh bạn nên tìm tới các địa chỉ bán uy tín. Hoặc nhờ người có kinh nghiệm để chọn được những chú cá khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về việc nuôi dưỡng cá Mún Hạt Lựu sinh sản. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn.