Nuôi chim bạc má hay còn gọi là chim sẻ bạc má như thế nào là tốt nhất? Đây là một loài chim vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Chúng có cơ thể khỏe mạnh, rất thích hợp cho người mới học nuôi chim. Bài viết dưới đây, petmart.vn sẽ lưu ý cho người nuôi một số vấn đề quan trọng khi nuôi dưỡng và chăm sóc chim bạc má.
Đôi nét về chim bạc má
Chim bạc má là giống chim cảnh đẹp. Trong đó chim bạc má Nhật hay bác má phương Đông được chú trọng và nuôi nhiều hơn cả. Phần thân và phần đầu của giống chim này tương tự với chịm sẻ. Cánh và lưng màu xám tro, phần đầu màu đen. Hai má có đốm trắng, mỏ lớn, mỏ, mắt, móng có màu đỏ.
Chim trống có tiếng kêu vang và dài, chim mái tiếng kêu ngắn gấp. Tuy không nổi danh như loài chim sáo, khướu… nhưng tiếng hót của chúng cũng rất vui tai. Nếu nhìn đơn lẻ khó phân biệt được chim trống chim mái qua vẻ ngoài. Việc phân biệt chủ yếu dựa vào tiếng hót. Ngoài ra phần màu đỏ của chim mái có phần nhạt và diện tích phân bố nhỏ hơn chim trống. Nuôi dưỡng chim bạc má cũng giống như những loài chim khác. Chỉ cần bạn tìm hiểu kĩ về đặc điểm và tính cách của chúng là chắc chắn sẽ thành công.
Chim bạc má là một loài chim nhỏ vô cùng hoạt bát hơn nữa thể lực lại dồi dào. Để duy trì thể lực cho chim thì cần phải trộn thêm gạo nếp non vào thức ăn. Ngoài ra, thời kì phát dục của chim bạc má nhất định phải sử dụng kê vàng nấu trứng. Lưu ý sau khi để khô mới cho chúng ăn.
Cách sắp xếp ổ trong lồng chim
Trong quá trình nuôi, bạn sẽ phát hiện ra tính tình của giống chim này vô cùng nóng nảy. Nếu như nuôi chung 2 chú chim mà không hợp tính sẽ dẫn tới tình trạng “cãi nhau” ầm ĩ không ngừng. Thậm chí còn xảy ra đánh nhau giữa hai bên. Tất cả nhằm dồn đối phương đến chỗ chết mới thôi. Vì vậy, cần phải cố gắng nhận ra tính cách của chúng sớm. Tốt nhất nên nuôi chúng riêng trong lồng khác nhau.
Cóng nước của chim cảnh phải có nắp đậy. Chim bạc má là loài chim nhỏ khó dạy bảo. Bất kể là khi ăn thức ăn hay uống nước, thường thường đều sẽ rơi vãi khắp nơi. Vì vậy khi cho chim ăn, lúc chuẩn bị thức ăn như rau xanh, nắm cơm cho chúng thì cần cố gắng làm thành miếng to một chút.
Quá trình sinh sản của chim bạc má
Sau tháng 10 hàng năm bắt đầu chim sẽ đẻ trứng. Để phối hợp thời gian, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 cần phải bắt đầu cho ăn thức ăn động dục. Sau khi chim đẻ xong quả trứng thứ 4 thì bắt đầu ấp trứng. Trong thời gian này, cần ngừng cho ăn thức ăn động dục. Đồng thời bổ sung rau xanh và bột canxi đầy đủ.
Ở khu vực phía Bắc, chim bạc má đều có thể sinh sản vào 3 mùa thu, đông, xuân. Thường thì cách thời gian khoảng 1 tháng 1 lứa. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thời kì sinh sản, cuối hạ đầu thu cần tăng cường cho chúng ăn thức ăn động dục. Ví dụ như kê vàng nấu trứng. Lót thảm bông, xơ cọ, cỏ khô xé nhỏ…vào trong ổ chim.
Nếu như chim trống đuổi theo chim mái, hoặc nhảy lên nhảy xuống trong lồng, chim mái thường xuyên vào ổ, có động tác giao phối là dấu hiệu đẻ trứng. Mỗi ổ sẽ sinh 3 -7 quả trứng. Nhiều thì có thể lên tới 8 – 10 quả.
Đối với chim bố mẹ từ chối nuôi chim non thì có thể nuôi nhân tạo. Cách nuôi cũng không quá phức tạp. Dùng lòng đỏ trứng gà luộc chín trộn với nước đường glucose 2% thành dạng cháo. Lấy đũa hoặc que tre nhỏ cho ăn. Mỗi ngày cho ăn dựa theo kích thước chim non. Chim non 1 – 7 ngày tuổi thì cho ăn 6 – 8 lần/ngày. Khi 8 – 14 ngày tuổi cho ăn 5 – 6 lần/ngày. Sau 15 ngày có thể cho ăn 3 – 4 lần/ngày.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật nuôi chim bạc má mà bác sĩ thú y đã tổng hợp được. Hy vọng nó hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về địa chỉ, giá của giống chim bạc má có thể tham khảo tại vietpet.vn.