Mèo đái ra máu là một trong những hiện tượng nguy hiểm. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì chắc chắn một điều là sức khỏe của mèo cưng nhà bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng. Vậy bạn sẽ làm thế nào trong tình huống này? Đừng lo lắng quá, bài viết dưới đây của Pet Mart sẽ giúp bạn.
Hiện tượng mèo đái ra máu
Hiện tượng mèo đái ra máu là trong nước tiểu có “sự hiện diện” của tế bào hồng cầu. Mèo đái máu là một hội chứng bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau. Khi phát hiện tình trạng này, bạn cần thận trọng lưu ý và đưa mèo tới các bác sĩ thú y để thăm khám. Sau đó chẩn đoán xét nghiệm và có phương pháp điều trị thích hợp. Không nên để tình trạng kéo dài với bất kì lí do gì khác. Thời gian có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân khiến mèo đái ra máu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Cụ thể:
- Mèo bị trúng độc do ăn phải bả chuột, hóa chất: Các loại bả chuột làm rối loạn tổng hợp vitamin K trong cơ thể mèo, gây kháng đông máu. Cơ quan tiết niệu có tình trạng xuất huyết, mèo đái ra máu và xuất huyết ở các niêm mạc tiêu hóa, hô hấp như chảy máu mũi, miệng chảy máu, phân có dính máu.
- Mèo bị rối loạn chức năng, viêm gan: Cũng là nguyên nhân khiến mèo đi tiểu ra máu. Thường thấy ở giai đoạn suy gan trầm trọng. Có kèm theo chứng vàng da và niêm mạc do ảnh hưởng của sắc tố mật.
- Mèo bị viêm xuất huyết đường tiết niệu: Tiểu có máu, mèo bị đái dắt có phản ứng đau khi rặn tiểu, lòi dương vật, là do mèo bị viêm bàng quang. Hoặc do mèo cưng bị viêm thận cũng gây ra hiện tượng mèo đi tiểu ra máu
- Do chế độ ăn uống không hợp lí và khoa học: Các nguyên nhân liên quan đến vấn đề chăm sóc mèo, cho mèo ăn thức ăn khô, uống không đủ nước…
Mèo tiểu ra máu: triệu chứng và điều trị
Các triệu chứng cấp tính mèo đái ra máu như: nôn mửa, co giật… dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Mèo kém ăn, sút cân gầy yếu, bị tiêu chảy, mất nước, bệnh kéo dài, cơ thể suy kiệt. Các biện pháp phòng bệnh, điều trị khi mèo bị tiểu ra máu:
- Cho mèo uống đủ nước và cung cấp đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt là khi dùng thức ăn khô.
- Thấy dấu hiệu đái rắt, mèo đái ra máu cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y thăm khám ngay.
- Làm các xét nghiệm cần thiết như: thử chức năng gan. Xét nghiệm nước tiểu xác định viêm nhiễm, độ pH nước tiểu…
- Áp dụng chế độ kiêng ăn mặn, ngọt khi có mèo đái ra máu
- Giảm stress cho mèo cưng. Không để chúng ở với người lạ, nơi lạ, ngược đãi với mèo.
- Không cho mèo tiếp xúc động vật khác như: chó, mèo hoang…
- Cho mèo chạy nhảy, vui chơi thoải mái. Dành thời gian vui đùa cùng chúng để mèo cưng cảm thấy không đơn độc.
Mèo bị tiểu đường là như thế nào?
Bệnh đái tháo đường ở mèo là chứng bệnh thường thấy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo. Nó gây tổn hại cho các cơ quan như gan và gây suy nhược nghiêm trọng và bệnh thần kinh. Ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên. Nếu bệnh phát triển nặng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Mèo bị bệnh tiểu đường thường gặp hơn ở mèo lớn tuổi, mèo đực dễ bị hơn mèo cái.
Nguyên nhân mèo bị tiểu đường
Khác với hiện tượng mèo đái ra máu, nguyên nhân mèo bị tiểu đường là do rối loạn sản xuất Insulin của tuyến tụy. Chúng làm cản trở cung cấp đường cho các tế bào để tạo năng lượng chuyển hóa. Lượng đường này vào hệ tuần hoàn, thận lọc máu rồi thải qua nước tiểu.
Bệnh đái tháo đường ở mèo cũng có thể do các yếu tố di truyền, bẩm sinh. Điều này có thể là hệ quả của việc lai tạo giống mèo. Quá trình giao phối bất hợp lý như lai đồng huyết, cận huyết. Các vấn đề về gen là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Những chú mèo không được chăm sóc khoa học về chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên căn gây ra bệnh đái tháo đường ở mèo. Mèo quá béo phì, ít vận động tự nhiên tích tụ quá nhiều mỡ và năng lượng có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Các bệnh liên quan tới tuyến Tụy hoặc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể cũng dẫn tới bệnh tiểu đường ở mèo. Mèo không chửa đẻ, mèo đực không được giao phối mà không được triệt sản sẽ làm mất thăng bằng tâm sinh lý.
Một số chủ nhân thường chữa trị bệnh cho mèo tại nhà. Sử dụng một số loại thuốc thú y cho mèo không rõ nguồn gốc. Hoặc sử dụng sai liều lượng chỉ định có thể mang lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Triệu chứng mèo bị tiểu đường
Khiến chúng suy sụp kéo dài rồi tử vong do suy kiệt. Những chú mèo bị bệnh tiểu đường có vẻ ngoài rất bình thường. Giai đoạn đầu không rõ các triệu chứng. Mèo có thể ăn rất khỏe, uống nhiều nước quá mức và đi tiểu nhiều. Tiếp đến suy sụp cơ thể, gầy sút nhanh do mất nước và rối loạn điện giải. Mất đường và năng lượng, lông da nhăn nhúm, xơ xác, mắt trũng, khô.
Tới khi rối loạn chức năng gan thận có thể có các nhiễm trùng kế phát. Giai đoạn này mèo bỏ ăn hẳn. Toàn thân run rẩy do tăng lượng acid trong máu (ketoacidosis). Có các triệu chứng nôn, tiêu chảy, thở gấp rồi tử vong ở giai đoạn cuối bệnh. Có thể thấy, đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời rất có thể chú mèo nhà bạn sẽ chết.
Chẩn đoán mèo bị bệnh tiểu đường
Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn bệnh sử chi tiết của mèo, những triệu chứng đi kèm. Sau đó thực hiện một số xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất. Các xét nghiệm tiêu chuẩn sẽ bao gồm công thức máu đầy đủ, xét nghiệm hóa học và phân tích nước tiểu.
Thông thường, với mèo bị bệnh tiểu đường, nồng độ glucose cao bất thường sẽ được thấy trong máu và nước tiểu. Mức men gan cao bất thường và sự mất cân bằng điện giải cũng xảy ra phổ biến. Kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho bằng chứng về các thể ceton cao bất thường. Các hợp chất tan trong nước được tạo ra như một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa axit béo ở gan và thận.
Các xét nghiệm bằng tia X, bao gồm chụp X-quang và siêu âm, có thể giúp chẩn đoán các bệnh và biến chứng xảy ra. Chụp X quang bụng và siêu âm sẽ giúp xác định sự hiện diện của sỏi thận và/hoặc viêm tuyến tụy và gan cũng như các bất thường liên quan khác. Trong trường hợp bệnh gan, nếu nghi ngờ, bác sĩ thú y có thể quyết định lấy một mẫu mô gan để đánh giá chẩn đoán thêm.
Điều trị cho mèo bị tiểu đường
Theo thống kế của các bác sĩ thú y, khoảng 50 – 75% mèo mắc bệnh tiểu đường cần được tiêm insulin. Và một số cũng có thể được kê đơn thuốc để giúp điều chỉnh nồng độ glucose. Điều quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường là xem xét lại chế độ ăn của mèo.
Bạn sẽ cần làm việc với bác sĩ thú y để thay đổi và theo dõi chế độ ăn uống của mèo cưng. Tuy nhiên cũng không nên thay đổi đột ngột thức ăn cho mèo. Nên cho mèo sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa. Theo dõi lượng thức ăn và nước uống, lượng chất thải và trọng lượng của mèo cưng mỗi ngày. Trong thức ăn cho mèo nên giảm đường, tinh bột. Nếu cần thiết cần chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.
Mặc dù không có cách chữa bệnh tiểu đường tận gốc, tuy nhiên nếu bạn có cách chăm sóc mèo khoa hoc, sẽ hạn chế được sự phát triển của bệnh. Cần đưa mèo tới phòng khám thú y định kỳ 1 tuần kiểm tra 1 lần. Những chó mèo bị tiểu đường thường sẽ không sống quá 2 năm.
Tốt nhất bạn nên có những biện pháp phòng tránh cho chú mèo nhà bạn ngay từ đầu. Từ những nguyên nhân ban đầu bạn có thể có những cách phòng bệnh tốt nhất. Ngoài việc tiêm phòng đầy đủ tăng sức đề kháng với vi rút, vi khuẩn bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Kết hợp với những loại thức ăn tốt cho mèo để chú mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh.
Hãy thực hiện ngay từ hôm nay để đảm bảo sức khỏe cũng như cuộc sống cho mèo cưng của bạn, tránh những hậu quả đáng tiếc.