Khi chứng kiến chó bị co giật, rất nhiều người chủ nuôi cảm thấy hoảng loạn và bất lực. Cảnh tượng chó đi loạng choạng rồi ngã lăn ra sàn, hai chân duỗi thẳng, hoặc chèo chân một cách khó kiểm soát, thậm chí chạy loạn xạ trước khi ngã gục, đều khiến chúng ta đau lòng. Thêm vào đó, những dấu hiệu như thở dốc, chảy dãi, kêu la, sùi bọt mép đặc biệt làm gia tăng nỗi lo sợ cho người chủ.
Vậy tại sao chó bị co giật? Làm thế nào để giúp chúng? Bài viết này Pet Mart sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về tình trạng co giật ở chó, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý trong tình huống khẩn cấp.
Nguyên nhân chó bị co giật là bệnh gì?
Co giật ở chó là một hiện tượng mà cơ bắp của chó co lại và dãn ra một cách đột ngột và không kiểm soát. Dù không đe dọa đến tính mạng của chúng, nhưng việc chứng kiến hình ảnh chú chó mất kiểm soát hoàn toàn cơ thể chắc chắn làm cho bạn cảm thấy bất lực và hoang mang.
Nguy hiểm hơn, nếu những cơn co giật kéo dài và diễn ra nhiều lần, chúng có thể chỉ ra dấu hiệu của chứng bệnh động kinh ở chó – một tình trạng thường gặp nhưng đầy phức tạp. Động kinh là một bệnh lý liên quan đến hoạt động bất thường của não, và mặc dù nguyên nhân không luôn rõ ràng, việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp chó của bạn có cuộc sống tốt hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
- Co, căng cơ không kiểm soát: Khi co cơ xảy ra quá nhanh và không được kiểm soát, hoặc không có thời gian thả lỏng cân đối, chó dễ bị co giật, đặc biệt khi vận động mạnh.
- Mệt mỏi do vận động quá mức: Chó béo phì thường được khuyến khích tăng cường vận động. Tuy nhiên, quá mệt mỏi sẽ tích tụ axit lactic, gây co giật.
- Thiếu canxi: Canxi rất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của chó. Chó bị thiếu canxi dễ dẫn đến hiện tượng co giật, đặc biệt ở chó mẹ sau khi sinh.
- Lạnh, nhiệt độ thấp: Nhiệt độ thấp kích thích cơ bắp, gây co giật, đặc biệt khi chó không được chuẩn bị trước khi vận động.
- Mất nhiều chất điện giải khi mất nước: Mất chất điện giải từ mồ hôi sau khi vận động sẽ gây kích thích cơ bắp và dẫn đến co giật.
- Tổn thương cơ bắp: Một cú tác động mạnh hoặc chấn thương có thể khiến cơ bắp bị tổn thương và gây ra co giật.
- Các bệnh lý nội tiết và thần kinh: Chó bị bệnh Care, Chó bị động kinh, nhiễm độc hoặc một số bệnh nội tiết khác có thể gây ra triệu chứng co giật.
- Dị dạng phát triển não: Một số chó có não không phát triển bình thường, dẫn đến co giật và các triệu chứng khác.
Khi chó của bạn bị co giật, bạn cần làm gì? Trước hết, hãy giữ bình tĩnh. Ghi chép lại mọi chi tiết bạn có thể nhớ về cơn co giật và liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Nếu nghi ngờ chó của bạn đã ăn phải chất độc, đưa chúng đến phòng mạch thú y cấp cứu ngay lập tức.
Hiện tượng triệu chứng khi chó bị co giật
Khi chó bị co giật sùi bọt mép, việc nhận biết và hiểu rõ các biểu hiện triệu chứng sẽ giúp bạn xác định mức độ nghiêm trọng và hành động phù hợp. Bác sĩ thú y của bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân gây co giật, động kinh ở chó. Bao gồm CBC, bảng hóa học, xét nghiệm chức năng gan, X-quang, siêu âm và hình ảnh trước của não (ví dụ quét CT hoặc MRI).
Tuy nhiên, bạn cũng cần cung cấp thông tin liên quan tới chú chó của bạn trước khi tình trạng co giật diễn ra. Bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra chẩn đoan chính xác nhất dựa trên các triệu chứng thường gặp như:
- Co giật
- Chạy vòng tròn
- Đi loạng choạng rồi ngã xuống sàn nhà ngay lập tức, thay vì nằm xuống như thường lệ
- Kêu la
- Thở dốc
- Cơ bắp cứng
- Bất tỉnh hoàn toàn
- Không thể nhìn bạn hoặc bất cứ điều gì khác, nhìn ngơ ngác nhưng vẫn đứng yên
- Chảy nước dãi, sùi bọt mép
- Cắn linh tinh
- Đi tiểu hoặc đại tiện mất kiểm soát
Cách chữa trị chó bị co giật tại nhà
Chó bị co giật đòi hỏi sự hiểu biết và phản ứng nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách điều trị chó bị co giật và giúp đỡ chúng kịp thời khi gặp tình trạng này:
Ứng phó tình huống khẩn cấp
- Bình tĩnh là quan trọng nhất: Đối mặt với chó bị co giật đòi hỏi sự bình tĩnh và thông thoáng. Không nên la hét hoặc hoảng loạn.
- Giữ an toàn cho chó và bạn: Đừng đưa tay hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể bạn gần miệng chó. Đặc biệt, khi chó bị co giật, họ có thể không kiểm soát được hành vi của mình.
- Tạo môi trường an toàn: Đảm bảo rằng chó không gần các vật dụng nguy hiểm, như góc bàn hoặc cầu thang. Đặt một chăn mềm dưới chó để tránh chấn thương.
- Theo dõi thời gian: Ghi chép thời gian bắt đầu và kết thúc của cơn động kinh. Điều này giúp bác sĩ thú y có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của chó.
Sau cơn co giật
- Giữ cho môi trường yên tĩnh: Chó có thể cảm thấy bối rối sau cơn động kinh. Một môi trường yên tĩnh giúp chó dễ dàng hồi phục.
- Cung cấp nước: Chó có thể khát sau cơn co giật. Cung cấp nước sạch để chó uống, nhưng không ép buộc nếu chó không muốn.
- Đến gặp bác sĩ thú y: Một cuộc hẹn với bác sĩ thú y là cần thiết để lên phác đồ chữa trị, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên chó của bạn bị co giật.
Điều trị chăm sóc
- Thuốc: Dựa trên chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc điều trị động kinh. Hãy tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân đối và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp giảm nguy cơ tái phát.
- Theo dõi và ghi chép: Ghi chép về mỗi cơn động kinh giúp bạn và bác sĩ thú y theo dõi tình trạng của chó một cách chính xác.
Điều trị và chăm sóc chó bị co giật đòi hỏi kiên nhẫn, kiến thức và tình yêu thương. Luôn tuân theo lời khuyên của bác sĩ thú y và cung cấp một môi trường sống an toàn và yêu thương cho chó của bạn. Hãy đặt câu hỏi bên dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chó bị co giật. Bạn sẽ hỗ trợ trực tiếp với bác sĩ thú y có trình độ.