Việc biết cách tắm cho chó sạch sẽ và thơm lâu là điều cực kỳ quan trọng với tất cả những người nuôi chó, kể cả khi bạn thường đưa chúng đến tiệm chăm sóc chó hay tự tắm cho chó tại nhà. Không quan trọng là kích thước, trọng lượng hay độ dài lông của chúng, tất cả các giống chó đều cần được tắm sạch sẽ để giữ chúng khỏe mạnh và vui vẻ.
Với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tắm cho chó chó chuyên nghiệp hơn 10 năm, Pet Mart sẽ hướng dẫn bạn cách tắm cho chó từng bước một. Bao gồm các mẹo về cách chuẩn bị, những vật dụng bạn sẽ cần, bao lâu nên tắm một chó, và làm thế nào để giữ chó của bạn ngoan ngoãn trong lúc tắm.
Vì sao cần phải tắm cho chó định kỳ?
Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da. Chúng thoát nhiệt chủ yếu qua bàn chân và lưỡi. Do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó. Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da khiến chó rất khó chịu: độ ẩm cao và bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục.
Ngoài ra, ký sinh trùng da như ve rận, bọ chét, mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi… Do đó tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông. Việc tắm rửa đặc biệt quan trọng đối với các giống chó lông dài như: Alaska, Husky, Samoyed, Cocker, Collie, Poodle, Golden, Phốc sóc, Bắc kinh, Ngao tạng…
Đăng ký nhận Voucher tắm spa cắt tỉa lông thú cưng Miễn phí ⓘ
#text-1195003664 {
font-size: 1.8rem;
line-height: 1.2;
}
@media (min-width:550px) {
#text-1195003664 {
font-size: 1.8rem;
line-height: 1.3;
}
}
#col-1926657402 > .col-inner {
margin: 0px 0px -20px 0px;
}
#row-316005009 > .col > .col-inner {
background-color: rgb(0, 25, 82);
border-radius: 10px;
}
#col-250153762 > .col-inner {
margin: 0px 0px -25px 0px;
}
#row-2046117426 > .col > .col-inner {
border-radius: 30px;
}
Bao lâu thì tắm cho chó 1 lần?
Khí hậu Việt Nam nói chung là nóng ẩm, và có mưa khá thường xuyên. Tắm cho chó bao nhiêu lần 1 tuần là hợp lý? Chó có thể cần tắm mỗi tuần 1 lần hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng lưu ý tắm chó nhiều hơn 1 tuần 1 lần có thể làm khô da của chúng, vì vậy nếu bạn muốn tắm cho chúng thường xuyên hơn, hãy sử dụng dầu gội và dầu xả chuyên dụng cho chó. Tần suất tắm cho chó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Chó lông ngắn và ít bẩn: Chó lông ngắn cũng có thể không cần tắm trong thời gian dài, trừ khi chúng quá bẩn hoặc bốc mùi hôi khó chịu! Bạn có thể tắm mỗi tháng 1 lần là có thể đủ.
- Chó lông vừa và dài, rụng nhiều: Một số chó có lông dài sẽ cần tắm thường xuyên hơn hoặc thậm chí cần đến tiệm chăm sóc tắm cho chó chuyên nghiệp. Bạn nên tắm cho chúng khoảng 7 ngày 1 lần.
Tế bào da của chó được tái tạo 30 ngày mỗi lần. Vì vậy, tế bào cũ sẽ bong ra. Điều này tạo ra gàu và các vấn đề khác. Vì vậy, việc chải lông hoặc tắm thường xuyên sẽ làm giảm bớt gàu ở chó. Khác với con người, chó không cần phải tắm mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tắm cho chó thường xuyên là điều bạn nên làm. Nếu bạn không chắc chắn về tần suất tắm cho chó của mình, hãy tham khảo tư vấn từ một thợ chăm sóc chó chuyên nghiệp hoặc bác sĩ thú y.
Các tình huống không nên tắm cho chó
Nắm bắt quy trình cách tắm cho chó không chỉ giúp thú cưng của bạn sạch sẽ, thoải mái mà còn giúp duy trì sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, có những thời điểm và tình huống cụ thể mà bạn không nên tắm cho chó để tránh làm hại đến sức khỏe của chúng như:
- Chó khi tiêm phòng: Chó không nên tắm trong tuần sau khi tiêm phòng vì sức đề kháng của chúng thấp trong thời gian này. Nếu thú cưng của bạn quá bẩn, sữa tắm khô là lựa chọn tốt. Thời gian tốt nhất để tắm cho chó là khoảng 2 tuần sau khi tiêm phòng.
- Chó non đang bú mẹ dưới 1 tháng tuổi hoặc mới tách mẹ dưới 2 tháng tuổi: Chỉ nên sử dụng sản phẩm tắm khô.
- Chó mới mua về nuôi: Khi chưa biết tình trạng sức khỏe cũng như thông tin tiêm phòng, không nên tắm trong 7 ngày đầu.
- Chó mẹ sau sinh: Chó mẹ đang sa lơ, sau khi sinh hoặc trong thời gian cho con bú nên tránh tắm để giảm rụng lông, đặc biệt là chó lông dài. Hãy chăm sóc vệ sinh cẩn thận và cắt lông xung quanh mông cho chó trước khi sinh.
- Chó cái đang trong thời kỳ kinh nguyệt: Nếu tắm sẽ giảm mùi đặc trưng hấp dẫn chó đực. Giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.
- Chó cái sau khi giao phối: Chó cái sau khi lấy giống không nên tắm trong vòng 15 ngày.
- Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém: Chó đang trong quá trình phục hồi sau bệnh không nên tắm. Nếu chó quá bẩn, có thể sử dụng bột tắm khô hoặc lau chúng bằng khăn.
- Sau khi vừa ăn no: Tắm ngay sau khi chó ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ngất xỉu do hạ đường huyết.
- Sau khi vận động mạnh: Tắm chó sau khi vận động có thể làm tổn hại đến sức khỏe do tăng nguy cơ cung cấp máu không đủ đến tim và phần ngực.
- Sau khi vận chuyển đi đường xa: Chó có thể đang bị say xe khiến cho cơ thể mệt mỏi.
- Khi trời mưa: Tắm chó trong ngày mưa có thể giảm bớt dầu tự nhiên trên lông chó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Khi trời nắng nóng: Thân nhiệt chó cao hơn người 38°C +/- 0,5°C chịu nóng rất kém. Tắm cho chó vào mùa hè khi thời tiết gay gắt từ 12 đến 16 giờ, có thể khiến chó bị sốc nhiệt.
- Khi bạn thiếu kinh nghiệm: Những người mới nuôi chó cần cân nhắc khi tắm cho chó để tránh viêm da, cảm lạnh và viêm phổi do tắm không đúng cách.
Cách chọn mua sữa tắm cho chó phù hợp
Để tắm cho chó sao cho đúng cách, việc bắt đầu từ việc chọn đúng sản phẩm sữa tắm cho chó là vô cùng quan trọng: “Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng sữa tắm được sản xuất riêng cho chó”. Chó có độ pH trên da khác biệt so với con người. Vậy nên, da của chúng thực sự có tính kiềm hơn. Nếu bạn sử dụng sữa tắm dành cho người, da của chó có thể bị kích ứng.
Độ pH của da chó có thể biến đổi tùy thuộc vào giới tính và loại chó. Da chó cái có độ pH 5,5; da chó đực có độ pH 6,5 và da chó con có độ pH 7,2. Do đó, sữa tắm trung tính có thể là lựa chọn an toàn. Nên tránh sử dụng sữa tắm dành cho người vì có thể gây kích ứng và mất lớp chất bảo vệ da. Lời khuyên dành cho bạn:
- Chó có lông mềm nên sử dụng sữa tắm trung tính. Chó có lông xù và khô nên sử dụng sữa tắm cho da dầu, có chứa dầu ô liu thực vật hoặc các chất béo động vật, để duy trì độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng lông khô và gãy rụng.
- Chọn sữa tắm có mùi hương nhẹ và tự nhiên để tránh kích ứng và dị ứng.
- Tránh sữa tắm cho chó giá rẻ tạo nhiều bọt vì có thể chứa nhiều chất phụ gia và khó tẩy sạch.
- Luôn kiểm tra danh sách thành phần để tránh các chất có hại.
- Thử nghiệm sản phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo không có phản ứng dị ứng với chó.
- Đừng quên sử dụng dầu xả sau khi tắm cho chó, bởi sữa tắm chỉ loại bỏ nhiều dầu tự nhiên trên da và lông nhưng dầu xả sẽ tái tạo ẩm cho da và khép kín các tế bào trên phần ngoài của sợi lông chó.
Dầu xả cho chó mèo hồi phục lông JOYCE & DOLLS Lotus Fluffy
270.000₫
Sữa tắm cho chó lông trắng JOYCE & DOLLS 102 White Hair
245.000₫
Sữa tắm cho chó trị ve rận BBN Killing Mites Shampoo
150.000₫
Sữa tắm chó mèo mùi hương sô cô la BBN Chocolate
180.000₫
Sữa tắm cho chó mèo phục hồi lông xơ rối TROPICLEAN Spa Lavish Nourish Pet Shampoo
380.000₫
Sữa tắm cho chó mèo hương hoa sen JOYCE & DOLLS Lotus Fluffy
285.000₫
Tắm cho chó bằng dầu gội đầu được không?
Có nên sử dụng dầu gội đầu, sữa tắm của con người để tắm cho chó? Đây là câu hỏi thường trực của những người mới bắt đầu nuôi cún cưng. Hãy cùng tìm hiểu xem liệu việc này có phù hợp với thú cưng của bạn hay không nhé!
- Thành phần dầu gội sữa tắm của người: Thường chứa các chất có thể gây kích ứng da cho chó. Chó có lớp dầu tự nhiên trên da và lông giúp bảo vệ da và giữ cho lông mềm mại. Sữa tắm dành cho người có thể loại bỏ lớp dầu này, làm khô da và lông của chó.
- Tác động đến sức khỏe: Một số dầu gội dành cho người có thể chứa mùi và chất gây kích ứng, dẫn đến các vấn đề về da. Vì vậy chó cần được chăm sóc đặc biệt và cẩn thận để tránh các vấn đề sức khỏe và da.
Vì vậy, nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho chó để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu bạn không có sự chọn lựa khác và buộc phải sử dụng sữa tắm người, hãy chọn loại nhẹ, không mùi và không chất bảo quản. Sau khi tắm, hãy quan sát chó cẩn thận để xem có dấu hiệu kích ứng da nào không và tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Tắm cho chó bằng xà bông Lifebuoy được không?
Việc sử dụng nước xà phòng rửa tay Lifebuoy để tắm cho chó không được khuyến khích. Dưới đây là một số lý do:
- Chất tẩy rửa mạnh: Xà phòng rửa tay thường chứa các chất tẩy rửa mạnh và chất khử trùng, có thể làm khô da và gây kích ứng cho da của chó.
- Chất khử trùng: Lifebuoy và các loại xà phòng khác thường chứa các chất khử trùng như Triclosan hoặc alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride (ADBAC) có thể gây kích ứng và không tốt cho da và lông của chó.
- Mùi và chất phụ gia: Nước xà phòng thường có mùi thơm và các chất phụ gia khác có thể gây dị ứng cho chó.
- Khả năng gây ngộ độc: Nếu chó liếm lông của mình sau khi tắm, họ có thể ăn phải xà phòng, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
- Vấn đề hấp thụ: Da của chó có khả năng hấp thụ các chất hóa học, vì vậy việc tiếp xúc với các chất khử trùng và chất phụ gia có thể không an toàn cho sức khỏe của chó.
Hướng dẫn cách tắm cho chó con từ chuyên gia
Trước khi mở vòi nước, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa để tắm cho chó dễ dàng tại nhà. Hãy tuân theo các bước này trước khi bắt đầu để đảm bảo bạn có mọi thứ cần thiết.
Khâu chuẩn bị cơ bản
- Chọn nơi tắm cho chó phù hợp: Tùy vào kích thước của chó để chọn địa điểm tắm thích hợp. Bồn rửa bát hoặc lavabo có thể là nơi lý tưởng cho chó nhỏ vì đặt chúng ở tầm mắt của bạn. Bồn tắm lớn hoặc nhà vệ sinh sẽ là lựa chọn trong nhà phù hợp cho chó lớn. Nếu nhà bạn có sân vườn, bạn có thể tắm cho chó ở ngoài trời. Một số tiệm salon tại Việt Nam có hỗ trợ cho phép bạn tắm chó tự phục vụ.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: Bông tắm tạo bọt, bàn chà tắm, dung dịch muối sinh lý để vệ sinh tai, bông lau tai, kìm kẹp bông y tế, sữa tắm cho chó, dầu xả chó (tùy chọn), xịt dưỡng lông, khăn tắm siêu thấm, kềm cắt móng, lược chải lông, máy sấy và nhiều vật dụng khác… Sắp xếp mọi thứ cần thiết gần khu vực tắm nhất có thể.
- Hãy giữ cho chó bình tĩnh: Sử dụng bánh thưởng cho chó và khen ngợi chúng trong suốt quá trình tắm hoặc sau khi tắm xong là điều không nên bỏ qua.
- Nhờ người hỗ trợ: Nếu có thể, hãy có người khác giữ chó khi bạn tắm cho chúng.
Các bước tắm cho chó
Khi bạn đã chọn đúng nơi và chuẩn bị đầy đủ vật dụng để tắm cho chó, lúc này là lúc thực hiện quá trình thú vị nhất. Dưới đây là quy trình tắm mà các chuyên gia của chúng tôi khuyến khích thực hiện:
- Đưa chó vào bồn tắm và động viên chúng: Nhiều chú chó sẽ tìm cách chạy trốn vì không thích tắm, hãy nói chuyện và an ủi chúng. Dùng bánh thưởng hoặc thức ăn để thuyết phục chó vào bồn.
- Chải lông cho chó và gỡ rối: Chải lông chó và gỡ các búi lông trước khi tắm.
- Kiểm tra nhiệt độ nước: Dù thời tiết đang lạnh hay nắng nóng, bạn nên đảm bảo nước tắm cho chó ở nhiệt độ ấm 36°C đến 38°C hoặc có thể nóng hơn một chút. Việc sử dụng nước ấm sẽ giúp chó giảm mùi hôi tốt hơn.
- Nhét bông bịt tai chó: Đặt bông vào tai chó trước khi tắm giúp nước không chảy vào tai của chó khi tắm.
- Xả nước lên người chó: Bắt đầu từ phía sau lưng của chó, xả nước nước ấm lên người để đảm bảo nước ướt hết toàn bộ khu vực lông chó.
- Pha sữa tắm và tạo bọt: Pha loãng sữa tắm với nước để dễ tạo bọt và dễ sử dụng hơn. Sau đó sử dụng bông tắm bắt đầu thoa sữa tắm từ đuôi lên tới đỉnh đầu của chó.
- Vệ sinh mặt và mõm: Hãy dùng tay của bạn lấy một ít xà phòng và làm sạch mặt, sống mũi, mõm và cằm của chó. Có thể kết hợp vắt tuyến hôi cho chó ở bước này.
- Xả sạch bằng nước: Sau khi đã cọ sạch toàn bộ cơ thể của chó, hãy xả nước ấm thật sạch.
- Sử dụng dầu xả: Đối với chó có lông dài hoặc da khô, việc sử dụng dầu xả chó là lựa chọn tốt. Sau khi xoa dầu xả lên cơ thể, hãy xả sạch bằng nước ấm.
- Lấy bông ra khỏi tai: Bạn có thể thổi nhẹ vào tai để chó tự lắc bông ra. Nếu chó không tự lắc bông ra khỏi tai, hãy lấy nó ra.
- Lau khô: Hãy dùng khăn tắm siêu thấm để lau khô và tiết kiệm thời gian sấy lông cho chó nhé. Vắt kiệt khăn và tiếp tục lau cho đến khi bạn thấy khăn không còn thấm nước nữa.
- Vệ sinh tai: Bạn có thể xem hướng dẫn cách vệ sinh tai cho chó chi tiết tại đây.
- Sấy khô lông: Sử dụng mức sấy nóng ở chế độ trung bình hoặc gió mát. Đảm bảo rằng bạn phải sấy khô lông hoàn toàn cho chó. Việc này có thể mất nhiều thời gian, nhưng để phòng tránh chó bị viêm da hãy cố gắng làm điều này.
- Xịt dưỡng lông: Thêm độ bóng cho lông chó và làm cho việc chải lông trở nên mềm mại hơn bằng cách xịt dưỡng lông sau khi sấy.
- Chải lông lần cuối: Sau đó, khi chó đã hoàn toàn khô, hãy chải lông chúng lại để loại bỏ búi lông và lông rụng còn sót. Bạn có thể kết hợp quá trình này trong khi sấy lông.
Hãy thực hiện theo các bước và lời khuyên trên để đảm bảo rằng bạn và thú cưng của mình đều có trải nghiệm tắm vui vẻ và thoải mái nhất. Đừng quên thưởng cho chó sau khi tắm để tạo điều kiện thuận lợi cho lần tắm tiếp theo!
Tắm cho chó bằng gì để hết hôi từ dân gian?
Chăm sóc và giữ cho chó luôn sạch sẽ, không có mùi hôi là một vấn đề đối với nhiều chủ nhân. Dưới đây là một số phương pháp cách tắm cho chó hết hôi từ dân gian:
Tắm bằng nước lá cây và hoa quả
- Quả chanh: Sau khi tắm cho chó bằng sữa tắm, bạn có thể vắt nước chanh lên bộ lông của chó. Điều này không chỉ giúp làm tơi lông, mà còn tránh vón cục và trung hòa độ kiềm của sữa tắm. Nhớ xả sạch lông với nước sau khi dùng chanh.
- Các loại lá: Lá khế, bưởi, chè xanh, xà-cừ, xoan hoặc các loại lá có vị chua, chát (nhưng chắc chắn không độc) là những phương pháp truyền thống giúp tắm cho chó mắc bệnh viêm nhiễm, lở loét hoặc bị ký sinh trùng ngoài da gây hôi ở chó.
Tắm chó bằng yến mạch và bột soda
Kết hợp yến mạch và bột soda, bạn có thể tạo ra một loại sữa tắm hiệu quả cho chó. Bước đầu tiên là xay yến mạch thành bột mịn, sau đó trộn đều với bột soda và nước theo tỷ lệ 1:2:3. Áp dụng hỗn hợp lên lông chó trong khoảng 5-15 phút, rồi xả sạch.
- Yến mạch: Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, yến mạch còn có khả năng làm dịu da, giảm mẩn ngứa và kích ứng. Saponin trong yến mạch giúp làm sạch da, trong khi tinh bột yến mạch giữ ẩm và bảo vệ da. Phenon trong yến mạch giúp chống viêm và giảm ngứa.
- Baking soda (bột soda): Baking soda có khả năng khử mùi hôi tự nhiên. Khi kết hợp với Hydrogen Peroxide, nó giúp loại bỏ mùi hôi từ bộ lông chó, đặc biệt là giống chó lông dài.
Tắm cho chó hết hôi bằng baking soda
Khi chó của bạn có mùi hôi, thử sử dụng baking soda. Thoa đều baking soda lên lông chó và chà xát nhẹ nhàng, sau đó chải lông cho chúng. Baking soda không chỉ làm sạch lông mà còn giúp trị ve và ký sinh trùng.