Cá Bống cảnh là tên gọi chung cho một nhóm cá cảnh nhiệt đới và được ưa chuộng hiện nay. Chúng có thân hình nhỏ nhắn và màu sắc tươi sáng nên được nhiều gia đình yêu thích và trưng bày trên bể cảnh. Cá bống cảnh còn có tác dụng giống như cá dọn bể, dọn sạch môi trường nước của bể thủy sinh. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo môi trường nước trong lành hơn cho các loại cá sinh trưởng và phát triển.
Đặc điểm của cá bống cảnh
Cá bống cảnh có kích thước nhỏ và dài, đại đa số dài khoảng 10cm. Vây lưng chia làm hai, vây trước có ngạnh cứng. Đuôi hình tròn, trên người có nhiều màu sắc đa đạng. Một vài loại cá bống có màu sắc sặc sỡ hoặc trong suốt, rất được lòng giới chơi cá.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở cá bống là hình dáng miệng của chúng, có hình dạng như giác hút. Do đó chúng có khả năng bám vào mặt đá hoặc thành bể. Chúng hút rong rêu và các chất bẩn, giúp kiểm soát rong tảo làm giảm thẩm mỹ của bể.
Khu vực cư trú của cá bống cảnh
Ngoại trừ Nam Cực và Bắc Cực, cá bống có mặt ở hầu khắp các khu vực trên thế giới. Trong đó chủ yếu là vành đai Ấn Độ – tây Thái Bình Dương. Đặc biệt khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới có số lượng đông đảo nhất. Chúng có mặt ở cả sông hồ và biển.
Cá bống cảnh cư trú không đều, ở một số nơi chúng lâm vào tình trạng đe dọa tuyệt chủng. Trong khi ở nhiều nơi khác lại là sinh vật xâm lấn gây hại. Ở một số vùng chúng trở thành đối tượng bị tiêu diệt để tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Tập tính sinh sống của cá bống cảnh
Cá bống cảnh có tuổi thọ rất ngắn, thông thường chỉ khoảng 2-3 năm, nhiều nhất là 4 năm. Đặc biệt ở khu vực rạn san hô Great Barrier, có một loại chỉ sống tối đa 59 ngày. Cá bống bơi khá chậm, chúng không phải loài cá hoạt động mạnh. Một số loài có tập tính di cư, như cá bống biển thường bơi vào sông để đẻ trứng.
Thức ăn của cá bống cảnh chúng rất đa dạng, hầu như cho gì ăn nấy. Chủ yếu là các loại cá nhỏ hơn chúng, tôm, cua, côn trùng, trứng các loài cá khác, tảo cát, ấu trùng,… Cá bống cảnh sống rất dai, một số loài có khả năng di chuyển trên cạn.
Cá bống cảnh có tập tính bơi ngược dòng. Chúng sinh sống trong các bụi cỏ hoặc đào hang dưới bùn. Miệng cá bống có thể khép lại thành giác hút để bám vào mặt đá, giúp chúng không bị nước cuốn đi. Một số giống cá bống cảnh phổ biến hiện nay: cá bống vàng dọn bể, cá bống tê giác, cá bống mắt tre, cá nô lệ…
Cá cảnh bống vàng dọn bể
Tập tính tự nhiên của cá cảnh bống vàng
Cá cảnh bống vàng có viền mép hơi nhọn, miệng biến đổi thành hình dạng giống như giác hút. Cá có ba đôi râu. Vây cá cảnh bống vàng ngắn nhỏ, vây bụng ngắn, vây đuôi lõm sâu. Trên thân có vảy nhỏ, đầu trơn không vảy. Cá bống vàng tự nhiên có màu rêu nâu, trên lưng có nhiều sọc hoặc đốm đen. Cá trưởng thành có thể dài tới 18cm.
Là loài cá cảnh bống vàng ăn tạp, chúng rất dễ nuôi và ưa thích môi trường nước sạch. Theo một số người nuôi lâu năm, giống cá này có tập tính quẫy bùn. Vì vậy khi mới set up bể thủy sinh, nếu cây chưa đủ lớn hoặc chất nền không đủ dày (dưới 5cm) tốt nhất không nên thả giống cá này. Do chúng có tập tính lãnh thổ rất mạnh, thường tranh giành địa bàn.
Ngoài ra cần cung cấp oxy thường xuyên cho bể nuôi. Khác với các giống cá khác khi thiếu oxy sẽ nổi lên mặt nước để thở, cá cảnh bống vàng lại nằm im dưới đáy bể mà chết. Ngoài tập tính lãnh thổ, cá bống trưởng thành rất hung hãn. Có thể đuổi theo cắn các loại cá khác bất kể kích thước.
Cá bống cảnh vàng sống trong môi trường nhiệt độ 23-27°C. Khu vực sinh sống của chúng là các vùng nước cạn, nước chảy chậm. Ở khu vực nước chảy mạnh, chúng sử dụng miệng để bám vào các bề mặt phẳng để từ từ di chuyển. Đồng thời trong khi di chuyển chúng cũng hút hết rong rêu hoặc các chất bẩn bám trên mặt đá hoặc đáy bể.
Nuôi cá cảnh bống vàng sinh sản
Cá cảnh bống vàng sinh sản khó, khi lớn sẽ đào hang trong bùn hoặc tìm bụi cỏ để đẻ trứng. Lựa chọn một đôi cá đã trưởng thành, tách ra nuôi trong một bể riêng. Sau đó, khi cá đã quen với hoàn cảnh mới, lại thả thêm 1-3 cá đực. Cá đẻ trứng lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
Sau khi cá đẻ xong cần cách ly cá bố mẹ, chỉ để lại trứng ở trong bể. Sục khí thường xuyên vào bể, sau 1 – 3 ngày trứng sẽ nở. Cá con sinh ra đã bò sát đáy bể kiếm ăn, lúc này có thể cung cấp cho chúng các loài nhuyễn thể hoặc thức ăn chuyên dùng cho cá bột.
Hiện nay phong trào nuôi cá cảnh bống vàng dọn bể đang rất phát triển, nhất là ở các thành phố lớn. Chúng có giá thành khá rẻ do nguồn cung lớn, chỉ khoảng 10 – 20k/con. Người nuôi có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng cá cảnh bống vàng trên toàn quốc.
Cá Bống Cờ Lửa
Nguồn gốc của cá Bống Cờ Lửa
Phân bố chủ yếu ở những vùng biển đá san hô ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Những người nuôi dưỡng Cá Bống Cờ Lửa nhất định phải chú ý phải có thêm nắp đậy cho bể cá hoặc bể thủy sinh. Tránh việc cá cảnh nhảy ra ngoài.
Đây là giống cá giữ chức vô địch trong việc nhảy ra khỏi bể. Do vậy một cái bể hở đầu sẽ không ích lợi gì với bạn khi nuôi loài cá này. Một cái bể có gắn mái che với ít lỗ trống sẽ rất cần thiết. Đá sống hoặc các vật thích hợp khác có thể cung cấp chỗ trú ẩn cho cũng đều cần đến. Những chỗ trú ẩn này có thể giúp cho chúng thích nghi nhanh hơn và ít có cơ hội nhảy ra khỏi bể.
Trước khi nuôi cá, bạn nên tham khảo cách chọn nuôi cá cảnh nước mặn để lấy kinh nghiệm trước. Vì cá nước mặn và cá nước ngọt sẽ có những kỹ thuật nuôi khác nhau.
Đặc điểm môi trường sống của cá
Chiều dài cơ thể khoảng 7- 9cm, có hình ống tròn. Mắt gần sát với phía trước cơ thể, vây lưng được chia thành hai. Sợi vây lưng thứ nhất nhô cao lên thẳng tắp, giống như một cây anten cao vút trên lưng cá.
Vây lưng thứ hai trên dưới đối xứng với vây rốn cá. Nửa thân trước của cơ thể cá có màu trắng bạc, nửa thân sau có màu hồng phấn, vây đuôi có máu đỏ tía. Nhiệt độ thích hợp để nuôi dưỡng Cá Bống Cờ Lửa là khoảng 27 – 28°C. Tỉ trọng nước biển 1.002-1.023, nồng độ pH của nước biển đạt 8 – 8.5, độ cứng của nước biển đạt 7 – 9.
Chúng thích sống thành đàn, có thể nuôi dưỡng lâu dài. Cá Bống Cờ Lửa ưa thích nhảy nhót. Khi dùng đèn Halogen thì không cần phải đậy nắp bể cá. Nhưng để đảm bảo chắc chắn thì phải thêm phần biên cao ít nhất 20cm. Chúng khá hiền lành với những con cá khác, ngoại trừ những con cá cùng loài. Cá Bống Cờ Lửa đã thành cặp thì sẽ không tấn công lẫn nhau. Loài cá này ưa thích ánh sáng trung bình, thích những nơi có thể ẩn náu.
Thức ăn của cá Bống Cờ Lửa
Các loại thức ăn mồi phổ biến như như Artemia, động vật giáp xác, các loại thức ăn dạng viên cho cá nước mặn. Bình thường cá thường bơi kiếm ăn ở vùng nước cách mặt đất khoảng 2/3m. Ăn các sinh vật phù du và các loại trùng trôi theo dòng nước mà đến. Có thể cho cá ăn những loài giáp xác nghiền nhỏ, cá sống hoặc tôm và cá sống hoặc đông lạnh.
Cá Bống Tượng
Cá Bống Tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia. Cá Bống Tượng là loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước nuôi cung cho yêu cầu. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ.
Đặc điểm của cá Bống Tượng
Cá Bống Tượng có tập tính sống ở đáy, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, bộng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, có thể sống ở đó hàng chục giờ.
Môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ, cá Bống Tượng có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. CBT thường hoạt động vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày.
Cá Bống Tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá dữ điển hình. Miệng lớn răng hàm dài và sắc, tỷ lệ của chiều dài của ruột trên chiều dài thân 0,7. Cá Bồng Tượng ăn động vật, chủ yếu là cá, tôm, tép, cua, trùn, ấu trùn, côn trùng, thủy sinh…
Cá Bống Tượng sinh sản
Cá Bống Tượng sinh sản lần đầu sau 9 – 12 tháng tuổi. Mùa sinh sản của cá Bống Tượng tự nhiên kéo dài từ tháng 3 – 11. Tập trung từ tháng 5 – 8. Mức sinh sản của cá Bống Tưởng là 150.000 – 200.000 trứng/kg cá cái.
Cỡ cá Bống Tượng 150g có số trứng nhiều nhất 270.000, cỡ cá 250g có 58.700, cỡ cá 350g có 76.000 trứng. Cá tái phát dục khoảng 30 ngày sau.
Trứng cá Bống Tượng có dạng hình quả lê, trứng dính. Bãi đẻ của cá Bống Tượng nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước.
So với các loài cá Bống cảnh khác, cá Bống Tượng có tốc độ tăng trưởng chậm từ ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
Cá Otto dọn bể
Đặc điểm của cá Otto
Cá Otto sau khi trưởng thành có thể dài từ 4 – 6cm. Có một dải hoa văn màu nâu xám khá đậm dọc qua mắt kéo dài đến đuôi cá. Trên dải hoa văn màu nâu xám này hiện lên những hoa tiết đốm vằn màu nâu nhạt.
Phần phía dưới dải hoa văn thì hiện rõ màu vàng tương đối sáng. Trên nâu dưới vàng. Kết hợp với đôi mắt cá linh hoạt, tất cả tạo nên diện mạo nổi bật của cá. Đây chính là lý do loài cá này có cái tên như vậy.
Khác với cá thủy tinh, cá Otto xuất hiện sớm nhất ở khu vực sông Amazon thuộc Châu Mỹ Latinh. Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng nước chảy phía Đông Nam thuộc Brazil.
Môi trường sống của cá Otto
Cá Otto khá thích hợp nuôi dưỡng trong nước có nhiệt độ khoảng 22 – 30°C. Nước mềm tính acid yếu là tốt nhất. Điều kiện này tương đối phù hợp với yêu cầu môi trường nguyên thủy của chúng.
Ở phần dưới môi cá Otto có giác mút, thêm hình dạng cơ thể tương đối nhỏ bé mềm mại giúp chúng có thể luồn chui vào những chỗ có không gian hẹp. Cá Otto sẽ thường xuyên sử dụng giác mút để hút các động vật thủy sinh bám vào các loại rong rêu tảo trong bể.
Có một điểm khác với miệng của các loài cùng thuộc họ da trơn khác, đó là nuôi cá Otto hoàn toàn không cần lo lắng chúng sẽ gặm rỉa hết các loại cây thủy sinh trong bể, giảm bớt được rất nhiều phiền não không cần thiết.
Giống với đa số các loại cá Chuột, cá Otto này chỉ hoạt động ở tầng trung và tầng thấp trong bể. Khi đến thời kì sinh sản, chúng sẽ đẻ trứng lên thành vách bên trong bể cá, ở nhiệt độ nước khoảng 24 – 27°C, trứng sẽ ở thành cá bột sau khoảng 2 ngày.
Lưu ý khi nuôi cá Otto
Tính cách Cá Otto khá hiền hòa. Cực kì ít xuất hiện sự tấn công đến các loài cá khác. Trong trường hợp phát sinh điều này thì rất có khả năng là chúng đã bị đói rất lâu. Vì đói mới sinh ra phản ứng đó.
Nuôi Cá Otto ngoại trừ việc khống chế nhiệt độ nước và độ pH thì điều cần phải chú ý là chúng không ăn thức ăn nhân tạo. Về cơ bản chúng chỉ ăn các loại rong tảo trong bể. Vì thế khi trong bể nuôi “sạch sẽ” sẽ có khả năng khiến chúng đối mặt với tình trạng hết thức ăn.
Nuôi cá Otto phải tuyệt đối ghi nhớ đừng nuôi chúng chung với cá vàng. Chủ yếu là vì nhiệt độ thích hợp với cá cao hơn. Hơn nữa chất bài tiết của cá vàng sẽ làm ô nhiễm chất lượng nước khiến cho Cá Otto không có cách nào sinh trưởng khỏe mạnh.
Cá bống kiểng hai màu
Đặc điểm cá bống kiểng hai màu
Loài cá này có kích thước nhỏ, nổi bật với hai màu tím và vàng sặc sỡ. Phần thân trước màu tím, thân sau màu vàng tươi. Là một loài cá cảnh biển, chúng cần được nuôi trong bể có dung tích khoảng 113 lít.
Cá bống cảnh hai màu rất dũng cảm, chúng không hề sợ hãi các loài cá khác. Để bảo vệ lãnh thổ, chúng sẵn sàng đánh nhau với những con cá có kích thước lớn gấp 2 – 3 lần. Chúng ăn tôm cảnh và các loại giun nhiều tơ, một loại sinh vật có hại. Người nuôi có thể cho cá ăn tôm biển và thức ăn đông lạnh.
Tập tính của cá bống kiểng hai màu
Đối với cá bống kiểng nuôi trong nhà, cá bống hai màu là lựa chọn hàng đầu để làm đẹp cho hồ cá. Góp phần giảm bớt sự đơn điệu cho cảnh quan. Nhưng không khuyến khích nuôi cá bống kiểng với số lượng lớn, khiến cho hồ cá mất đi tính tự nhiên, làm giảm thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Cá bống hai màu phân bố ở tây Thái Bình Dương tới đông Ấn Độ Dương, trong các rạn san hô ven biển. Khi nuôi trong hồ cá bống kiềng biển nhân tạo, người nuôi cần chú ý duy trì nhiệt độ khoảng 26°C, nước biển tỷ trọng 1,022. Dung tích hồ nuôi ít nhất là 50 lít. Cá bống kiểng trưởng thành có chiều dài lớn nhất là 5cm.
Những lưu ý khi nuôi cá bống kiểng biển
Nhiệt độ bể nuôi cá bống cảnh biển phù hợp nhất là 25°C, nhưng tùy theo từng loài cá bống kiểng sẽ có yêu cầu khác nhau. Dao động trong khoảng 20-30°C. Ngoài ra cần tránh trường hợp nhiệt độ thay đổi đột ngột, sẽ khiến cá bị sốc. Cần khống chế mức chênh lệch trong khoảng 2°C.
Mật độ nuôi cá không nên quá dày. Rất nhiều người cho rằng bể càng nhiều cá càng đẹp, vì thế tham lam thả rất nhiều loại cá chung một bể. Cách làm này đối với bất kì loại cá nào cũng gây tác hại nguy hiểm. Bởi mỗi loại cá đều cần có không gian sinh sống, do đó nên giảm bớt số lượng cá.
Tương tự như các giống cá bống cảnh nước ngọt, cá cảnh biển cần hồ nuôi có diện tích lớn. Hơn nữa tỷ lệ phù hợp để đảm bảo dưỡng khí trong bể. Đặc biệt là khi nuôi cùng với các giống cá lớn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh cho cá bống cảnh, như bệnh lây từ các giống cá khác, hoặc môi trường ô nhiễm. Bể nuôi có nhiệt độ không phù hợp, nhiều tạp chất, chất thải của cá cũng dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy cần thường xuyên thay nước, đảm bảo môi trường sạch sẽ.