Nhiệt độ nuôi rùa có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và sinh sản của loài bò sát cảnh này. Nếu như rùa trưởng thành nuôi đã khó và gặp nhiều vấn đề rồi thì rùa non hay rùa mới nở còn nuôi khó hơn gấp đôi. Vì sức đề kháng của chúng không tốt và sẽ gặp khá nhiều bệnh. Đặc biệt liên quan đến việc duy trì nhiệt độ.
Rùa cảnh có yêu cầu rất cao đối với môi trường nuôi dưỡng. Nếu nhiệt độ nuôi rùa và điều kiện bên ngoài không đáp ứng nhu cầu sinh tồn của chúng, chúng sẽ khó mà sống sót được. Vậy những yêu cầu về môi trường nuôi rùa gồm những gì? Hôm nay Pet Mart sẽ đưa ra những thông tin bổ ích để bạn nuôi rùa cảnh thật tốt nhé.
Thông tin về kích thước bể nuôi rùa nước và rùa cạn
Rùa nước
Bể nuôi rùa nước có chiều dài gấp năm lần chiều dài thân chúng. Chiều rộng gấp ba lần chiều rộng của thân, độ sâu của nước bằng chiều dài của mai rùa, để rùa có thể bơi tự do. Bên trong có thể sử dụng đá, gỗ và các vật liệu khác để tạo các khu vực nổi và các điểm chiếu sáng, tạo điều kiện cho rùa nghỉ ngơi và tắm nắng.
Tỷ lệ kích thước bờ đất nên dựa theo các giống khác nhau. Các loài sống trên cạn có thể để mặt đất chiếm khoảng 60%, khoảng 30% với các loài bán thủy sinh, với rùa hoàn toàn sống dưới nước thì không cần cung cấp đất (trừ sinh sản).
Rùa cạn
Cả chiều dài và rộng của bể nuôi đều gấp hơn năm lần chiều dài của thân rùa. Có thể tạo thêm không gian hoặc trang trí một phần để mô phỏng môi trường tự nhiên hoặc tăng tính thẩm mỹ. Tất nhiên, các thói quen tự nhiên cũng cần được xem xét.
Một số loại rùa hoạt động tích cực hơn thì chủ nuôi nên cân nhắc tăng không gian cho ăn ở mức độ vừa phải, nhưng với một số loại hoạt động không mạnh, thường chỉ trốn trong một góc cố định, yêu cầu về không gian có thể giảm xuống.
Một số loại hoạt động tích cực và không phù hợp với nuôi ghép cần được lưu ý. Nguyên tắc chung là khi thêm một cá thể nữa, không gian nên tăng thêm một phần ba, nhưng không gian tối thiểu để nuôi rùa (như rùa Sao) không được nhỏ hơn 100cmX50cm.
Yêu cầu về nhiệt độ nuôi rùa trong nhà
Một số chủ nuôi chọn nuôi rùa trong phòng nên việc lựa chọn đúng vị trí để đặt chúng là việc vô cùng quan trọng trong. Loài bò sát không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể giống các vật nuôi như mèo, chó và chim khác. Chúng cần được bổ sung bằng nhiệt trong môi trường để có thể trao đổi chất và tiêu hóa.
Trong điều kiện tự nhiên, chúng dựa vào ánh sáng mặt trời để tăng cường nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ của môi trường quá thấp, chúng sẽ giảm vận động hoặc thậm chí chết. Do đó, tốt nhất nên tận dụng ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng đèn, lò sưởi để tăng nhiệt độ nuôi rùa. Nhiệt độ nuôi rùa còn tùy vào mỗi loại, tốt nhất là từ 20 – 30°C.
Nhưng không nên duy trì nhiệt độ cao trong một thời gian dài, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm chỉ khoảng 6 – 8°C. Nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của rùa và chúng không thể nghỉ ngơi đủ, hoặc thậm chí gây tử vong, tốt nhất chủ nuôi nên kiểm soát tốt nhiệt độ ban ngày và ban đêm.
Những triệu chứng lạ của rùa non khi nhiệt độ thay đổi
- Rùa bỏ ăn.
- Rùa trở nên ham ngủ và không ra ngoài phơi nắng.
- Mắt của rùa cạn nhắm chặt không muốn hoặc không thể mở ra, bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng hệ hô hấp.
- Mai của rùa trở nên mềm nhũn, tứ chi không có sức và phản ứng chậm chạp.
Sau khi xuất hiện những triệu chứng ở trên, thông thường thì trong vài tuần sẽ lần lượt chết đi. Năm 2001, Brad Morris đã phát biểu trên một bài đăng trên tờ Tortoise Trust miêu tả triệu chứng một cách chi tiết về chứng: Suy thận mất nước.
Cơ thể của rùa cạn non sẽ mất nước sau một đêm, cùng với thời gian qua đi. Nếu như không được bổ sung đẩy đủ nước kịp thời thì sẽ bị suy thận. Khi thận không có cách nào bài tiết Axit Uric tích tụ trong máu, để vô hiệu hóa độ Axit tăng trong máu.
Cơ thể rùa bắt đầu phân giải Canxi trong xương và mai rùa. Điều này trực tiếp dẫn đến việc mai rùa bị mềm đi. Hơn nữa một khi quá trình này bắt đầu thì thường sẽ rất khó dừng lại giữa chừng.
Cách tăng nhiệt độ nuôi rùa vào mùa đông
Sưởi ẩm không khí
Sử dụng phương thức sưởi ẩm không khí, lựa chọn phương thức sưởi ấm bằng đèn sứ tia hồng ngoại “Công suất thấp, kiểm soát nhiều hơn”. Phương thức này, đèn không chiếu sáng tỏa nhiệt, gặp nước không nổ (đừng đặt vào trong nước).
Có thể thích hợp dùng cho hộp nuôi diện tích nhỏ cũng có thể dùng cho phòng sưởi diện tích lớn. Ưu điểm lớn nhất của đèn sứ là tương đối an toàn, rùa sẽ không bị giật điện mà chết. Rùa cạn, rùa nước đều có thể sử dụng được. Nhiệt độ nuôi rùa cũng được ổn định hơn.
Lựa chọn đồ đựng phù hợp
Khuyên dùng hộp để đồ vì nhẹ hơn so với bể kính. Hơn nữa thường sẽ có nắp đậy đi kèm. Hộp giữ ấm kích thước 80*40cm có thể nuôi được 5 rùa con. Bởi vì tăng nhiệt cho rùa con, chắc chắn không được cho quá nhiều nước. Nếu như hộp quá nhỏ, lượng nước không đủ thì giảm hiệu quả sưởi ấm của thiết bị sưởi
Không khuyến khích sử dụng đèn sưởi thủy tinh, cho dù có kèm theo bao chống giật cũng không đáng tin cậy bằng thanh sưởi inox. Còn phải chuẩn bị một cái điều khiển nhiệt độ nuôi rùa bấm số bên ngoài ở bên ngoài. Như vậy sẽ có được gấp đôi đảm bảo rồi, lỡ như một ngày hệ thống tự động bị hỏng, thì cái còn lại có thể kịp thời khống chế được nhiệt độ để bạn có đủ thời gian giải quyết vấn đề.
Vấn đề phát sinh khi tăng nhiệt độ nuôi rùa
Sử dụng gậy tăng nhiệt độ gây giật
Mỗi khi mùa đông đến, đều là mùa đau đầu của rất nhiều bạn nuôi rùa. Khi rùa không thích hợp ngủ đông sống trong môi trường thay đổi hoặc là để cho rùa con phát triển nhanh chóng, bạn cần dùng đủ mọi cách thức tiến hành tăng nhiệt độ. Nhưng những mối nguy mà tăng nhiệt đem lại cũng khiến người ta cực kỳ đau đầu.
Vấn đề chất lượng gậy tăng nhiệt dẫn đến điều khiển nhiệt độ mất tác dụng. Hoặc là rùa đẩy đầu của gậy tăng nhiệt vào trong nước gây ra điện giật, hoặc rùa sẽ bị thiết bị tăng nhiệt làm bị bỏng…một loạt các tai nạn ngoài ý muốn đều khó mà phòng ngừa được.
Rùa tụ tập dưới thanh sưởi
Trong quá trình tăng nhiệt, vấn đề dễ dàng phát sinh chính là rùa con khá ưa thích tụ tập ngay bên dưới thanh sưởi hoặc là đẩy đẩy thanh sưởi nổi lên khỏi mặt nước. Để giải quyết vấn đề này có thể chuẩn bị một tấm kính rồi cách li rùa con với gậy tăng nhiệt.
Có thể lựa chọn sử dụng keo silicon để gằn tấm kính lên trên hộp cũng có thể dùng tai tấm kính nhỏ ngăn cách hai bên hộp thành khe ở mỗi bên – làm thành một cái ngăn kéo. Đừng quên đục lỗ lưu thông nước cho tấm kính.
Trong quá trình tăng nhiệt độ nuôi rùa đừng quên đậy nắp của hộp đựng đồ. Như vậy mới có thể để nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước trong hộp ổn định. Còn nữa chính là phải đục vài lỗ nhỏ trên nắp hộp, vẫn cần lưu thông không khí.
Thanh sưởi bị vỡ
Đối với vấn đề thay nước, không khuyến khích thêm máy lọc vào trong hộp nuôi, điều này không cần thiết. Hộp của tôi hiện tại là hôp trần, thay nước áp dụng phương pháp hút dẫn Syphonage, dùng ống thường xuyên hút chất bẩn ở đáy bể và thêm nước mới vào là được. Nước sẽ luôn rất sạch sẽ.
Rùa cần môi trường sống có nhiệt độ cố định và khi thời tiết trở lạnh, chúng ta cũng bắt đầu cân nhắc tới việc sưởi ấm cho rùa. Phương pháp để sưởi ấm nước không gì khác hơn là sử dụng thanh sưởi điện, nhưng một số chủ sở hữu đã gặp phải tình trạng thanh sưởi bị vỡ. Vì vậy chúng ta nên chú ý đến một vài lưu ý quan trọng khi sưởi ấm cho rùa vào mùa đông.
Tốt nhất nên thay thế thanh sưởi thủy tinh bằng thanh sưởi kim loại. Đừng tiếc chi một khoảng tiền hợp lí. Một con rùa là bao nhiêu? Một thanh sưởi ấm là bao nhiêu? Nếu rùa chết mới là chuyện thương tâm nhất. Nếu bạn có thùng nuôi rùa, bạn nên chú ý đến tình trạng của đèn để tránh bị nứt, nổ. Cẩn thận khi sử dụng miếng đệm sưởi ấm để tránh bị bỏng/cháy da Rùa.
Chú ý đến độ ẩm và nhiệt độ nuôi rùa trong chuồng. Rùa ngủ đông tự nhiên không cần làm ấm mà cần duy trì độ ẩm. Thường có thể để mặt trời chiếu sáng trong một thời gian, điều này không chỉ có thể duy trì hiệu quả của việc giữ nhiệt mà còn có lợi ích rất lớn cho cơ thể của rùa.
Do đó, khi sưởi ấm cho Rùa, chúng ta nên chú ý xem liệu một số thiết bị sưởi ấm có gây hại cho thú cưng hay không. Đừng quên bổ sung nước trong khi sưởi ấm, để tránh hiện tượng mất nước.
Lưu ý khi nhiệt độ nuôi rùa non bị hạ thấp
Rùa non vừa mới ra ra đời năm nay phải đặt vào trong hộp sưởi ấm để tiến hành nuôi dưỡng tăng nhiệt. Tức là giống như nuôi dưỡng vào mùa hè vậy, thiết lập nhiệt độ ổn định trong khoảng 28°C – 30°C. Tốt nhất nên cho rùa non mới sinh năm đầu tiên ngủ đông trong phòng ấm áp. Tránh cho cơ thể yếu ớt của rùa non vì nguyên nhân sự chênh lệch nhiệt độ lớn mà mắc bệnh tử vong.
Rùa giống, rùa lớn bên ngoài ao nuôi nên chú ý tình hình cho ăn. Đề phòng bởi vì nhiệt độ nuôi rùa hạ thấp mà dẫn đến rối loạn tiêu hóa và mắc bệnh viêm đường tiêu hóa. Nhiệt độ nước từ 15°C trở xuống thì bước vào trạng thái ngủ động, không ăn không vận động.
Thời gian gần đây thời tiết không ổn định, tuyệt đối không cho ăn thức ăn khó tiêu hóa. Sử dụng thức ăn cho rùa dạng viên là hợp lý. Phát hiện rùa mắc bệnh phải chữa trị kịp thời, dựa theo thống kê của bác sĩ. Thời gian gần đây rất dễ mắc nấm Saprolegniasis, lở loét da và cảm lạnh. Rùa non nhỏ mới được sinh ra không thích hợp với việc ngủ đông (ngủ đông tự nhiên). Vì vậy cần phải đảm bảo cung cấp nhiệt độ nuôi rùa non vào những ngày đông lạnh giá.
Phòng tránh cho rùa con mới nở bị mất nước
- Duy trì ngâm tắm định kì cho rùa con và cung cấp cho chúng một khay nước đáy nông để chúng uống.
- Cung cấp thảm lót duy trì độ ẩm nhất định (ví dụ như đất xơ dừa hoặc hỗn hợp đất trồng và cát).
- Hãy đảm bảo chắc chắn rằng thảm lót đủ sâu để rùa của bạn có thể đào một cái hang hoặc hầm trú ẩn qua đêm.
- Mua một máy đo độ ẩm và sử dụng nó để theo dõi độ ẩm trực tiếp trên bề mặt (cố gắng giữ độ ẩm của chất nền ở khoảng 40-60%).
- Mua một bình phun hoặc bình tưới và sử dụng nó để tăng độ ẩm của chất nền khi cần thiết.
Khi bắt đầu kiên trì làm như vậy, sự thèm ăn của rùa trở nên tốt hơn sau ngày thứ ba. Nó sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi tỉnh dậy. Chủ nhân thường không có cách nào tái hiện môi trường sống tự nhiên cho rùa cạn đặc biệt là rùa con ở trong phòng.
Mặc dù có nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rùa Báo và rùa Sulcata yêu cầu độ ẩm khá thấp, nhưng lại phát hiện chúng đào hàng dưới những gốc bui cây có độ ẩm tương đối cao. Ngoài môi trường hoang dã, nếu như một con rùa non muốn tiếp tục tồn tại (tỷ lệ sống cực thấp), bắt buộc phải tìm một nơi có thể duy trì lượng nước cho chúng.
Vì thế rùa cạn nuôi dưỡng trong nhà đặc biệt là rùa con thì phải ghi nhớ rằng đừng để môi trường quá hanh khô.
Hướng dẫn làm sạch môi trường sống cho rùa
Làm vệ sinh định kì là công việc hàng ngày của chúng ta, rùa cũng không thể ngoại lệ, làm sạch bể nuôi và chuồng nuôi trong nhà một chút càng tốt hơn đối với rùa.
Làm sạch bể nuôi ngoài trời
Đầu tiên cần phải dọn dẹp sạch sẽ bể nuôi rùa. Thông thường sử dụng nước trong sach để cọ rửa. Sau khi xây dựng bể nuôi rùa xong thì các tạp chất như hỗ hợp xi măng còn sót lại…đều phải dọn dẹp sạch sẽ. Chú ý xối rửa sạch sẽ xung quanh bể nuôi, đệm lót, tấm che nắng ở bốn góc, chỗ trồng cây…
Đối với bể nuôi rùa, sử dụng dung dịch Povidone Iodine nồng độ 5% hoặc các loại khác để tiến hành khử trùng. Ngâm dung dịch trong vòng 15 phút, rồi sử dụng nước trong sạch dội rửa lại là được. Làm sạch loại bỏ rác còn sót lại. Cát mịn trong bể cát không cần thiết phải quét hết đi, chỉ cần gom cát quét vun vào góc cao ở trong bể.
Nếu như đáy bể nuôi rùa có các loại thực vật màu xanh như rêu xanh… thì không cần phải làm sạch, nó có thể hỗ trợ điều tiết chất lượng nước. Kiểm tra lưới sắt an toàn đã hoàn chỉnh hay chưa, đảm bảo chắc chắn rằng bể nuôi rùa an toàn.
Làm sạch chuồng nuôi rùa
Trong phòng sạch sẽ, đồng thời chú ý kiểm tra giám sát những góc nghi vấn khó xử lý như chân tường… và xử lý sạch sẽ rắn, giun, chuột, kiến thường xuyên chết ở những ngóc ngách mất vệ sinh như dưới đường nước, góc tường, thùng rác… Có thể rắc vôi sống để tiêu diệt kiến.
Kiểm tra kiểm soát chất lượng nước của bể nuôi rùa, nhìn xem có cần thiết phải thay nước sạch hay không. Kiểm tra kiểm soát nhiệt độ nuôi rùa trong phòng, thang đo độ ẩm và sự hoạt động bình thường của điều hòa, thiết bị điều khiển nhiệt độ.
Kiểm tra lỗ thông giá và những miệng lỗ khác. Đảm bảo chắc chắn lưới sắt an toàn luôn hoàn chỉnh đường thoát nước của bể nuôi rùa, phòng sưởi và phòng ấp trứng. Mỗi chỗ lắp quạt thông khí đều cần bố trí thêm lưới đề phòng chuột, rắn, bồn nuôi rùa non cũng cần thêm nắp bằng dưới để đề phòng chuột.
Đối với rùa và các dụng cụ nuôi dưỡng rùa hàng ngày đều phải tiến hành làm sạch khử trùng, nền đất trong phòng có thể dùng giấm đen hoặc bất cứ chất nào tự bay hơi đều có thể sử dụng được.
Những sai lầm khi thay nước cho bể nuôi rùa cảnh
Thay nước quá nhiều
Liên tục thay nước, thậm chí thay mấy lượt một ngày và cho rằng làm như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng nước. Tuy nhiên những chủ nuôi này lại không biết rằng rùa sẽ không thể thích nghi được với sự thay đổi không ngừng, khiến rùa gặp khó khăn về tiêu hóa.
Thông thường, cách khoảng 1 – 2 ngày thay nước 1 lần là đủ. Miễn là nước không có vẩn đục, không có mùi. Nếu kết hợp với hệ thống lọc, về cơ bản có thể không cần thay nước trong một thời gian dài.
Dùng nước máy nuôi rùa
Trực tiếp dùng nước máy nuôi rùa. Nhiều người không biết nước máy chứa nhiều khí Clo (chất tẩy trắng được sử dụng để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong nước) và là loại nước có tính kiềm mạnh, gây ra các bệnh loét da, lở móng, mắt trắng ở rùa. Nếu nuôi rùa bằng nước máy, nước máy phải được phơi dưới ánh nắng mặt trời trong hơn 3 ngày hoặc thêm Baking Soda để loại bỏ Clo trong nước. Điều chỉnh nhiệt độ nuôi rùa phù hợp nhất có thể.
Cho ăn ngay sau khi thay nước
Chủ nuôi có thể sẽ cảm thấy thức ăn của rùa không bị ô nhiễm bởi nước, nhưng họ lại quên làm sạch cặn thức ăn và phân sau khi chúng ăn xong, gây ô nhiễm nước. Sau khi cho ăn khoảng nửa giờ thì thay nước, làm sạch vật chứa khi thay nước. Nếu nước bị ô nhiễm, bạn có thể thay nước trước, nhưng đừng thêm quá nhiều nước mới, chỉ đến khoảng bụng Rùa là vừa và đợi rùa ăn xong, nửa giờ sau hãy thay chỗ nước này đi.