Rùa cảnh là động vật biến nhiệt. Hơi thở, nhịp tim, tốc độ lưu thông máu và nhiệt độ cơ thể đều thay đổi tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài. Do đó, tốc độ trao đổi chất và sự tăng trưởng của Rùa cũng thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Tuổi thọ trung bình của rùa cảnh thường kéo dài hơn những loài thú cưng khác. Tuy nhiên, khác với các loài động vật khác, đối với rùa chỉ chăm sóc và nuôi dưỡng tốt chưa đủ. Rùa là loài vật ngủ đông, chính vì vậy, nó cùng có mối quan hệ với tuổi của chúng. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu nhé.
Quá trình trao đổi chất và ngủ đông
Khi nhiệt độ dưới 15°C, quá trình trao đổi chất của Rùa giảm mạnh và chúng rơi vào trạng thái nửa ngủ (vẫn có một vài cơ quan hoạt động với mức độ thấp). Nhưng khi nhiệt độ dưới 12°C, trạng thái ngủ đông của Rùa thực sự bắt đầu. Hầu hết các loài Rùa đều ngủ đông trên bờ. Thông thường, một số loài Rùa tập trung lại với nhau và trốn trong cát, hang động hoặc đống cỏ khô. Chúng không ăn, nhịp thở và nhịp tim chậm, chân tay và đầu rụt vào trong mai, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng dinh dưỡng tích luỹ trong cơ thể để duy trì sự sống.
Tuy nhiên cũng có một số lượng nhỏ Rùa nước ngủ đông dưới nước. Khi Rùa lặn, ngoài việc sử dụng Oxy được lưu trữ trong phổi, khoang hầu họng (có mao mạch dồi dào), bàng quang phụ còn có thể sử dụng Oxy hòa tan trong nước để thở mà không cần tới phổi. Trong thời gian ngủ đông, Rùa chủ yếu thở mà không cần phổi.
Rùa có sức đề kháng mạnh đối với tình trạng thiếu Oxy. Dưới nước, chúng giải phóng năng lượng và tiến hành quá trình trao đổi chất không cần dưỡng khí (không giống như động vật có vú, toàn bộ cơ thể Rùa đều tham gia vào quá trình này) và chất lỏng cơ thể của chúng có khả năng chịu áp lực cao và có thể chịu được một lượng lớn Axit lactic tích tụ và sự sụt giảm của độ pH.
Chúng có thể chịu đựng được sự thay đổi nồng độ Ion trong cơ thể và sự gia tăng áp suất thẩm thấu đến một mức độ lớn. Mặc dù trọng lượng của Rùa giảm trong thời gian ngủ đông, nhưng cũng không giảm quá nhiều.
Rùa có khả năng chịu lạnh cao hơn các loài bò sát khác, khả năng sinh tồn mạnh mẽ. Rùa ngủ đông không liên tục. Một khi nhiệt độ tăng, thời tiết tốt, chúng vẫn ra ngoài, nhưng không ăn. Thời gian ngủ đông của Rùa kéo dài từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 4.
Tuổi thọ trung bình của rùa cảnh
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã có nhận thức về tuổi thọ của loài Rùa. Rùa được coi là bất tử, và một số người thậm chí coi chúng như những vị thần, không thể giết hại. Nếu vô tình bắt được, ắt phải chăm sóc chúng hoặc phóng sinh. Trước khi phóng sinh, bạn hãy khắc tên của mình lên lưng rùa và cầu xin để có tuổi thọ tương đương với chúng.
Chẳng hạn như Rùa cổ ngắn có tuổi thọ hơn 150 năm và một số cá thể vẫn có thể vượt quá con số này. Một số loài Rùa lớn có nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan hiện được dán mác trên thị trường rằng chúng đã vài trăm tuổi để thu hút khách hàng. Đây là điều trái sự thật vì những con Rùa này không được nuôi nhân tạo và không được ghi chép một cách chính xác, tuổi của chúng rất khó xác định chính xác. Và một số loài Rùa ở Đông Nam Á phát triển nhanh và phát triển trong suốt cả năm.
Liên quan đến tuổi thọ của Rùa, các chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu, nhưng họ vẫn chưa tìm thấy lý do thực sự. Một giả thuyết cho rằng có một yếu tố chống lão hóa trong tế bào Rùa. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất của tế bào Rùa tương đối chậm. Các yếu tố gây lão hóa được loại bỏ kịp thời, kéo dài tuổi thọ của tế bào và toàn bộ cơ thể sống.
Liên hệ giữa ngủ đông và tuổi thọ của rùa
Một lập luận khác cho rằng tập tính ngủ đông là một yếu tố quan trọng quyết định đến tuổi thọ của Rùa. Khi Rùa đang ngủ đông, hoạt động của các tế bào giảm đến mức tối thiểu, điều này có lợi cho việc điều chỉnh các tế bào bị hư hại. Kéo dài tuổi thọ của tế bào Rùa. Đặc biệt là tuổi thọ của các tế bào thần kinh.
Do nhiều tế bào thần kinh hầu như không có khả năng tái tạo, sự lão hóa của các tế bào thần kinh là một yếu tố gây nên sự lão hóa của các sinh vật sống. Ngăn chặn sự lão hóa của các tế bào thần kinh đồng nghĩa với việc kéo dài tuổi thọ của cơ thể sống.