Chó bị tiểu đường do nhiều nguyên nhân liên quan đến cơ chế chuyển hóa. Biểu hiện ở lượng đường (glucose) trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường ở chó gây ra do suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy hoặc bị lỗi trong quá trình vận hành của insulin hoặc là do cả hai.
Chó bị tiểu đường lần đầu tiên được xác định là căn bệnh liên quan đến “nước tiểu có vị ngọt”. Nồng độ đường huyết cao (đường huyết tăng) dẫn đến lượng đường glucose tích tụ vào nước tiểu. Do đó xuất hiện cụm từ “nước tiểu có vị ngọt”. Cùng Pet Mart đọc bài viết để hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây ra bệnh này ở chó cảnh.
Bệnh đái tháo đường, tiểu đường ở chó là gì?
Bệnh đái tháo đường, còn gọi là tiểu đường, là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm ảnh hưởng tới chó cảnh.
Nguyên nhân chính của bệnh
Căn bệnh này xuất hiện khi chó không thể kiểm soát hoặc sử dụng đường (glucose) hiệu quả do sự cân xếp giữa việc tiết và sử dụng insulin bị trục trặc. Chó bị tiểu đường khi cơ thể của chúng không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tiết ra, giúp điều khiển quá trình sử dụng và lưu trữ glucose.
Phân loại bệnh tiểu đường ở chó
- Không sản xuất insulin: Đây là dạng bệnh tiểu đường xảy ra rất phổ biến ở thú nuôi.
- Sản xuất insulin giảm: Tuyến tuỵ sản xuất insulin bị suy giảm nên không đáp ứng đủ nhu cầu nội tiết tố của cơ thể. Gặp nhiều ở thú nuôi bị thừa cân, béo phì.
- Đái tháo đường nhạt, tức tiểu đường nước: Được gọi là bệnh đái tháo đường nhạt hay còn gọi là bệnh tiểu đường nước với sự xuất hiện của một lượng nước tiểu loãng. Đây là dạng bệnh rất hiếm gặp.
Nếu chó bị tiểu đường được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thú nuôi của bạn có thể được chữa trị và chất lượng cuộc sống của chúng vẫn được đảm bảo. Ngược lại, nếu không được chữa trị tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Bệnh có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và các vấn đề về đường tiết niệu. Suy dinh dưỡng, nhiễm ceton acid, mất nước và cuối cùng là tử vong.
Nguyên nhân khiến chó bị tiểu đường
Chó bị tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và cần phải được chú ý. Để giúp chó của bạn tránh xa khỏi nguy cơ này, hãy tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và các yếu tố tăng nguy cơ. Nhận biết rõ vấn đề sẽ giúp bạn bảo vệ thú cưng của mình khỏi bệnh tiểu đường:
- Rối loạn tuyến tụy: Khả năng tiết insulin bị giảm hoặc không còn, gây ra rối loạn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
- Bệnh liên quan hoặc sự xuất hiện của hormone khác: Những hormone này có thể chống lại hoặc gây đề kháng insulin, khiến insulin không thể hoạt động bình thường.
- Bệnh tiểu đường thứ cấp: Có thể do sử dụng thuốc steroid, hormone sinh dục, hoặc trong quá trình mang thai. Điều kiện y tế khác như bệnh Cushing cũng có thể là nguyên nhân.
- Yếu tố môi trường và chế độ ăn uống: Nếu không hợp lý có thể dẫn đến tiểu đường.
- Béo phì và tình trạng sức khỏe: Chế độ ăn không phù hợp khiến chó béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tuổi tác: Chó có thể mắc bệnh tiểu đường ở mọi lứa tuổi nhưng rủi ro tăng cao ở khoảng 8 tuổi.
- Giới tính: Chó cái có nguy cơ cao gấp đôi so với chó đực.
- Yếu tố gen: Một số giống như Samoyed, Schnauzer nhỏ, và bichon frize dễ mắc bệnh hơn.
- Dinh dưỡng và stress: Dinh dưỡng kém và stress cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường
- Chó bị tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ 18 tháng tuổi trở lên.
- Bệnh thường gặp ở các thú lứa tuổi trung niên (từ 5 tuổi trở lên) và chó cao tuổi.
- Chó bị thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
- Bệnh thường xảy ra ở chó cái và chó đực đã bị thiến, chiếm đến 70%.
Giống chó có nguy cơ cao
- Dachshund (Lạp xưởng), Poodle, Schnauzer, Cairn Terrier, Scôtlen, Springer spaniel.
- Đặc biệt, bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở các giống như: Cocker Spaniel, Shepherd (Béc giê GSD), Collie, và Boxer.
- Ở mèo bệnh ít gặp hơn, tuy nhiên nếu chẳng may một chú mèo bị mắc phải, việc điều trị cho chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhận biết dấu hiệu chó bị tiểu đường
Chó bị tiểu đường, đái tháo đường là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chó, gây ra do rối loạn về sản xuất insulin. Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất cho thú cưng của bạn, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh rất quan trọng.
Dấu hiệu sớm của bệnh
- “3P”: 3 dấu hiệu đầu tiên của chó bị tiểu đường thường thấy là:
- Polyphagia: Thèm ăn hơn bình thường
- Polydipsia: Uống nước nhiều hơn bình thường
- Polyuria: Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Suy giảm năng lượng: Thú nuôi trở nên lười biếng, ngủ nhiều, và không còn quan tâm đến việc chơi nữa.
- Hành vi di chuyển: Ở mèo, thay vì di chuyển nhẹ nhàng, chúng có những bước đi nặng nề và không tự nhiên, đặc biệt ở các chi sau.
- Hơi thở: Có mùi hóa chất, hoặc mùi trái cây ngọt bất thường.
- Những biểu hiện khác: Bao gồm giảm cân nhanh chóng, lông mỏng dần và xỉn màu, run rẩy, thay đổi khẩu vị, bồn chồn và trong một số trường hợp, béo phì.
Những triệu chứng sau của bệnh
- Vấn đề về mắt: Đục thủy tinh thể hoặc mắt nhiều mây là biến chứng thường gặp. Nếu không được chữa trị, nó có thể dẫn đến mù lòa.
- Suy thận: Đặc biệt ở mèo, suy thận có thể xuất hiện do đường trong máu không được lọc ra khỏi nước tiểu.
- Những biểu hiện nặng hơn: Gồm mất kiểm soát bài tiết, ói mửa, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da mãn tính, và trong trường hợp nghiêm trọng, mất ý thức hoặc hôn mê.
Các biểu hiện chó bị tiểu đường có thể rất khó nhận biết. Nếu bạn phát hiện thú cưng của mình có các dấu hiệu trên, đặc biệt là sự thay đổi về khát nước và đi tiểu, cần đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra sớm.
Phương pháp chuẩn đoán tiểu đường ở chó mèo
Chẩn đoán bệnh tiểu đường ở chó và mèo là một quá trình quan trọng. Chẩn đoán tiểu đường ở chó và mèo không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà còn cần phải tiến hành nhiều xét nghiệm để xác định chính xác. Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình có thể mắc bệnh, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn kịp thời.
Lưu ý: Khi chẩn đoán chó bị tiểu đường không, rất quan trọng để luôn ghi nhớ rằng tình trạng căng thẳng, chế độ ăn uống và tập thể dục có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, việc cung cấp một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho thú cưng khi thực hiện xét nghiệm sẽ giúp đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Tiêu chí chẩn đoán cơ bản
Chẩn đoán chó bị tiểu đường thường dựa trên ba tiêu chí chính:
- Dấu hiệu lâm sàng: Như đã đề cập trước đây, các triệu chứng như uống nước nhiều, đi tiểu thường xuyên và giảm cân là những dấu hiệu cảnh báo.
- Mức độ glucose tăng liên tục trong máu: Lượng đường bình thường trong máu là 80-120 mg/dl (4,4-6,6 mmol/L) và có thể tăng lên 250-300 mg/dl (13,6-16,5 mmol/L) sau bữa ăn. Tuy nhiên chó bị tiểu đường lại có đường huyết tăng trên 400-600 mg/dl (22-33 mmol/L). Thậm chí một số vật nuôi mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết cao lên tới 800 mg/dl (44 mmol/L).
- Sự hiện diện của glucose trong nước tiểu: Điều này cho thấy cơ thể không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả.
Các phương pháp chẩn đoán khác
- Kiểm tra mức độ glucose trong máu: Việc kiểm tra này nên được thực hiện định kì, hoặc khi thú có dấu hiệu bất thường. Để đạt kết quả chính xác nhất, tốt nhất là tiến hành xét nghiệm máu 6 giờ sau bữa ăn của thú.
- Thử nghiệm fructosamine: Là một kiểm tra mức đường trung bình trong máu trong khoảng 2 tuần qua. Thử nghiệm này giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi và không đòi hỏi việc ăn chay trước khi thực hiện.
- Máy đo đường huyết (glucometer): Là một công cụ dễ sử dụng và có thể cung cấp kết quả nhanh chóng về mức đường trong máu của thú cưng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Bằng cách sử dụng các que thử nước tiểu, bạn có thể nhanh chóng biết được mức độ glucose, protein, tế bào máu trắng và xeton trong nước tiểu của thú. Những kết quả này có thể cho biết dấu hiệu của tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Thông thường các xét nghiệm sẽ cho bạn kết quả trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
Cách chữa và điều trị chó bị tiểu đường
Chó bị tiểu đường không phải là một tình trạng hiếm. Hầu hết thú nuôi nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể sống một cuộc sống bình thường và đầy đủ. Tuy nhiên, quá trình điều trị có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động
Một trong những bước đầu tiên trong việc điều trị tiểu đường cho chó là điều chỉnh chế độ ăn uống của chúng. Cần phải đảm bảo rằng thực phẩm chúng ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu:
- Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin.
- Cung cấp thực phẩm đều đặn: Nên cho chó ăn ít nhất 2 lần mỗi ngày, ngay trước khi tiêm insulin.
- Theo dõi lượng nước tiêu thụ: Một con chó trung bình cần khoảng 225ml nước mỗi ngày cho mỗi 4,5kg trọng lượng.
- Tăng cường vận động: Vận động giúp tăng cường sự nhạy cảm với insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy đảm bảo chó của bạn có đủ hoạt động hàng ngày.
Điều trị bằng insulin
Tiêm insulin cho chó là quá trình cung cấp insulin cho cơ thể của chó thông qua tiêm, nhằm kiểm soát và duy trì mức đường trong máu ở mức ổn định. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng đường từ máu. Việc tiêm insulin cho chó giúp:
- Khôi phục mức đường huyết ổn định: Bằng cách cung cấp insulin ngoại vi, chúng ta giúp cơ thể chó hấp thụ đường từ máu, giảm mức đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
- Phục hồi chất lượng cuộc sống: Khi mức đường trong máu được kiểm soát, chó sẽ có thể trở lại cuộc sống bình thường, giảm mệt mỏi, uống nhiều nước và tiểu tiện thường xuyên – những triệu chứng thường thấy ở chó bị tiểu đường.
- Ngăn ngừa biến chứng: Kiểm soát đường huyết giúp giảm nguy cơ các biến chứng như đục thủy tinh thể, nhiễm trùng tiểu tiện, hoặc bệnh tim mạch.
Lưu ý cách tiêm insulin cho chó:
- Chọn loại insulin phù hợp: Có nhiều loại insulin trên thị trường và bác sĩ thú y sẽ giúp quyết định loại nào phù hợp nhất cho chó của bạn. Lựa chọn loại insulin và kim tiêm phù hợp. Luôn kiểm tra hạn sử dụng của insulin trước khi sử dụng.
- Xác định liều lượng: Liều lượng insulin cần được xác định bởi bác sĩ thú y và có thể cần được điều chỉnh theo thời gian dựa trên kết quả kiểm tra đường huyết.
- Thực hiện tiêm: Sử dụng một ống tiêm dành riêng cho việc tiêm insulin. Đảm bảo rằng bạn đã được hướng dẫn cụ thể về cách tiêm insulin cho chó của mình. Tuân thủ lịch trình tiêm insulin.
- Theo dõi mức đường trong máu: Đều đặn kiểm tra mức đường trong máu của chó giúp đảm bảo rằng chó đang nhận được liều lượng insulin đúng.
- Bảo quản: Tránh để insulin ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh.
Điều trị các biến chứng khác
Như hạ đường huyết và đục thủy tinh thể có thể xuất hiện. Trong trường hợp hạ đường huyết, mật ong hoặc xirô ngô có thể giúp giải quyết tình trạng tạm thời.
Chăm sóc cho một con chó mắc tiểu đường đòi hỏi kiên nhẫn và kiến thức. Thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tiêm insulin và tăng cường vận động, bạn có thể giúp chú chó của mình có một cuộc sống khỏe mạnh. Hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ thú y và thực hiện các khám định kỳ để đảm bảo rằng chó của bạn đang được chăm sóc đúng cách.
Phòng bệnh tiểu đường cho chó
Chó bị tiểu đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và phức tạp. Tuy nhiên cách phòng bệnh lại cực kì đơn giản. Một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân, béo phì sẽ đảm bảo cho thú cưng của bạn tránh xa được các nguy cơ có thể mắc bệnh tiểu đường.