So với tuổi thọ của con người, trung bình một vòng đời của một con sóc chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 năm ngắn ngủi. Một khi sóc đã lớn được 1 năm tuổi thì trên thực tế chúng ta bước vào độ tuổi trung niên. Lúc này đã bắt đầu dần dần lão hóa, một số bệnh tật tuổi già cũng bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn là một người nuôi sóc cảnh thì nhất định không nên bỏ qua bài viết này của petmart.vn
Dấu hiệu của sự lão hóa ở sóc
Trong trường hợp thông thường, sớm nhất là bắt đầu từ khi sóc được 15 tháng tuổi. Hành động của sóc bắt đầu trở nên chậm chạp hơn. Cơ thể sẽ dần dần bắt đầu gầy đi, ngủ nhiều hơn. Lượng thức mà chúng ăn ít đi. Không thích tích trữ lương thực giống như trước đây. Hơn nữa còn trở nên không hoạt động mạnh mẽ.
Màu sắc lông của sóc già không suôn mượt sáng bóng nữa. Lông sẽ dễ bị vón cục, dần dần thưa thớt đi. Cùng với sự tăng lên của tuổi tác của sóc, mùi cơ thể của sóc cũng sẽ trở nên nặng hơn. Mùi nước tiểu cũng sẽ trở nên nặng mùi.
Chú ý khi nuôi sóc cảnh nhỏ mà bị rụng lông thông thường đều là do môi trường, thức ăn. Hoặc thay lồng gây ra. Thường thì các loài động vật có vú cần phải thay lông 1 – 2 lần mỗi năm.
Cách nuôi sóc già và một số bệnh thường gặp
Rất nhiều bệnh tật tuổi già sẽ được phát hiện khi sóc đã được 1 tuổi rưỡi trở lên. Bệnh tật về thận và gan vốn không hề hiếm gặp ở những con sóc đang độ tuổi trung niên. Suy thận và suy thận mãn tính đều là những bệnh phổ biến.
Sau khi thận của sóc bắt đầu suy kiệt, có khả năng sẽ đột nhiên phát sinh hiện tượng rụng lông. Vấn đề về thận và bàng quang có khả năng dẫn đến việc sóc háo nước và tăng lượng nước tiểu bài tiết.
Sóc già có thể rụng lông, hoặc là lông trở nên mỏng và thưa thớt. Đây là một quá trình lão hóa tự nhiên. Thông thường đều bắt đầu rụng lông từ phần mông và phần bụng. Một khi đã bắt đầu rụng lông. Hiện tượng da bong tróc thành vảy nhỏ cũng là điều phổ biến.
Các bệnh tật khác thông thường sẽ gặp phải là vấn đề về khối u, răng miệng và bệnh đục thủy tinh thể. Hai chiếc răng cửa của sóc già bị nứt gãy thuộc loại hiện thượng phổ biến. Một số bệnh tật tuổi già thì đều có thể nhìn ra được cùng với độ tuổi của sóc dần dần tăng lên. Nhưng không phải tất cả các con sóc đều sẽ mắc những bệnh tật này. Đa số bệnh tật tuổi già ở sóc không thể điều trị khỏi được. Và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết của sóc.
Trong giai đoạn tuổi già của sóc, hiện tượng táo bón cũng là điều phổ biến. Một số lượng nhỏ sóc đã già còn có khả năng sẽ mắc bệnh tim mạch. Biểu hiện thông thường là hô hấp khó khăn, tinh thần không phấn chấn.