Cách chăm sóc rùa con cần bắt đầu ngau từ khi trứng nở. Thông thường từ tháng 6 tới tháng 9 rùa con sẽ lần lượt nở. Trọng lượng khoảng 3 – 13g, cơ thể non nớt, sức đề kháng với các yếu tố không tốt bên ngoài khá yếu, nếu không biết cách chăm sóc rùa con và bảo vệ cẩn thận thì sẽ rất dễ bị dị tật, dị dạng và thậm chí là tử vong.
Rùa khuyết tật và rùa dị dạng là điều không ai mong muốn xảy ra. Đặc biệt là đối với một số giống rùa có giá trị. Đối với những con rùa có bộ mai còn giá trị hơn chính cơ thể nó rất nhiều. Nếu có một con rùa bị khuyết tật hoặc dị dạng, thì chắc chắn là một sự tổn thất về kinh tế.
Hơn nữa, nếu như có khuyết tật hoặc dị dạng thì bất kể là xem xét từ góc độ giá cả hay là sức mua thì đều sẽ kém một bậc. Vậy đâu mới là cách chăm sóc rùa con mới nở đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart để có thêm kinh nghiệm cho mình trong việc nuôi dưỡng rùa cảnh nhé,
Nguyên nhân rùa bị dị dạng, khuyết tật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc rùa bị dị dạng, cụ thể như:
Khuyết tật bẩm sinh
Khuyết tật bẩm sinh có nghĩa là một số rùa bị tàn tật ngay từ khi chúng chui ra khỏi vỏ. Chẳng hạn như không có mắt, không có đuôi và bốn chân phát triển không đẩy đủ… Nguyên nhân chính của những con rùa khuyết tật bẩm sinh này là do cách ấp trứng rùa, độ ẩm và nhiệt độ của việc ấp trứng không ổn định.
Trứng rùa phải chịu sự chấn động quá lớn, những con rùa được hình thành có thể khuyết thiếu bộ phận cơ quan trong quá trình phát triển do những yếu tố không mong muốn này. Đối với những trường hợp bẩn sinh này, cần có cách chăm sóc rùa con đặc biệt hơn.
Khuyết tật thời kỳ lớn lên
Khuyết tật thời kỳ lớn lên tức là trong quá trình nuôi dưỡng, vì nguyên nhân nào đó dẫn đến rùa bị khuyết tật trong quá trình lớn lên. Chẳng hạn như mật độ nuôi không thích hợp và vấn đề chất lượng nước khiến cho rùa cắn đuôi, rùa rơi từ chỗ cao xuống dẫn đến mai không nguyên vẹn…
Dư thừa quá nhiều dinh dưỡng
Mai lưng và yếm bụng của rùa non mới nở rất mềm. Khi dư thừa quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong môi trường sinh sống quá nhỏ, rùa non không có không gian hoạt động thích hợp, một lượng lớn chất béo được tạo ra trong cơ thể, khiến cho mai lưng và yếm bụng không chịu được gánh nặng, mà biến dạng do chịu áp lực.
Rùa cảnh bị bệnh do dây rốn nhiễm trùng
Trầy xước và viêm dây rốn
Viêm rốn là phần rốn bị viêm. Một số con rùa con vừa ló ra khỏi vỏ trứng có mắt rốn và túi noãn hoàng ở phần rốn chưa hoàn toàn co lại và dễ dàng bị nhiễm trùng. Khi bị trầy xước và nhiễm trùng, khu vựa quanh mắt rốn sưng đỏ, loét phần rốn nghiêm trọng, ngừng ăn.
Chuyển rùa con vào một cái hộp bề mặt nhẵn và ngâm trong dung dịch nước Kali Permanganat 5mg/L trong 1 – 2 giờ để ngăn rùa bị bệnh. Sau khi lau i-ốt, bôi thuốc mỡ mắt Chlortetracycline và lau khô, nhưng nhớ giữ cho mai và đầu ẩm. Sau khi đưa rùa vào trong nước, thêm một lượng nhỏ Nitrofurazone vào nước để tránh nhiễm trùng.
Quá nhiều nước, vi khuẩn sinh sản
Kí sinh trùng trong nước
Tại sao rùa con có ký sinh trùng? Khi rùa con mới được sinh ra, nước ối (lòng trắng trứng) sẽ chảy ra và thấm xuống cát nền. Sau vài ngày đến vài tuần, số lượng rùa mới sinh sẽ tăng dần, cát nền càng hấp thụ nhiều nước ối hơn, thời tiết nóng và dễ sinh ra vi khuẩn.
Khi dây rốn của rùa con sau khi được sinh ra không được thu lại vào khoang bụng, nó dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn trong đất. Nếu bạn nhìn kỹ hoặc nhìn bằng kính lúp, bạn cũng có thể thấy những con giun trắng đang vặn vẹo. Hãy thận trong trong cách chăm sóc rùa con.
Điều trị
Điều trị bằng cách bôi thuốc Ethacriding Lactate vào dây rốn chưa được thu lại vào trong khoang bụng, 3 lần một ngày trong một hoặc hai ngày. Trong quy trình quản lý và cách chăm sóc rùa con hàng ngày, không được cho rùa ăn thức ăn bị thối rữa và hỏng, rau và trái cây nên được làm sạch hoàn toàn trước khi cho ăn.
Đối với những con rùa mới mua, đặc biệt là rùa hoang dã, nên trộn thức ăn với một số loại thuốc tẩy giun, chẳng hạn như thuốc tẩy giun đường ruột, imidazole… hoặc cho uống trực tiếp. Hiện nay, có một số loại thuốc chống giun sán nhập khẩu cho động vật lưỡng cư và bò sát được bán trên thị trường rùa thú cưng, hiệu quả tốt, nhưng giá tương đối đắt.
Đối với những con rùa ăn cá sống, tôm sống, giun đỏ và thức ăn tươi khác, chúng nên được cho uống thuốc chống giun 6 tháng một lần để loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.
Cách chăm sóc rùa con bằng dung dịch vitamin C
Rùa con bị viêm dây rốn có thể sử dụng dung dịch vitamin C để tiến hành khử trùng, có tác dụng bảo vệ và diệt khuẩn trên da và màng da của rùa con. Đồng thời, vitamin C là một chất có tính axit (còn được gọi là Axit Ascobic).
Khi độ Axit đạt đến một nồng độ nhất định, nó sẽ có tác dụng khử trùng. Do đó, việc sử dụng Vitamin C để khử trùng cho rùa con, không chỉ là một phương pháp đơn giản mà còn có mang lại hiệu quả tốt, chi phí thấp, thuận tiện đối với phần lớn các chủ sở hữu trong quá trình sử dụng.
Cách sử dụng dung dịch Vitamin C để khử trùng là dũng một bát nhựa lớn có đường kính 1 mét, đổ vào 8 kg nước và 4 gram bột vitamin C, khuấy đều để hòa tan hoàn toàn, đặt 160 con rùa con, ngâm trong 10 phút là đã có thể khử trùng, sau đó nuôi thả. Những người nuôi rùa có thể sử dụng lượng thuốc tùy theo số lượng rùa họ nuôi. Nói chung, một lọ thuốc có thể được sử dụng được 4 lần để khử trùng khoảng 600-700 con rùa.
Cách chăm sóc rùa con không bị nhiễm trùng cuống rốn
Bạn có biết rằng rùa cũng có dây rốn không? Mặc dù rùa là động vật đẻ trứng, nhưng nó cũng có dây rốn. Nếu dây rốn của rùa con không được xử lý kịp thời hoặc nhiễm trùng sẽ gây ra viêm dây rốn. Sau khi rùa con được sinh ra, nó được nuôi trong một bể xi măng hoặc một vật chứa không mịn. Bụng của rùa bị mòn và nhiễm trùng. Nếu rùa con không được điều trị kịp thời, rùa rất có thể sẽ chết.
Dị tật của rùa là sự biến đổi hình dạng cơ thể của rùa, khác với hình dạng bình thường. Chẳng hạn như hình dạng cơ thể uốn con và khiếm khuyết chân tay. Nhìn chung, rất khó để một con rùa bị biến dạng trở về trạng thái ban đầu.
Trong trường hợp bình thường, rùa biến dạng chỉ có thể được bán như một sản phẩm bị lỗi và giá của nó thấp hơn so với rùa bình thường. Do đó, nếu tỷ lệ dị tật của rùa nuôi bởi người nuôi cao thì hiệu quả chăn nuôi sẽ giảm theo và nếu tỷ lệ biến dạng quá cao, sẽ dẫn đến kết quả là người nuôi mất tiền.
Thu dọn cuống rốn
Rùa con vừa mới nở chắc chắn khỏe mạnh, nhưng lúc này không thể lập thức thả chúng vào trong nước để nuôi dưỡng. Hãy để chúng bò trên cát khoảng 1 – 3 tiếng, rồi mới thả vào trong hộp gỗ, hộp nhựa trong 2 – 3 ngày.
Để cuống rốn của chúng khô và rụng đi thì thu dọn, thân thể thay đổi từ cong biến thành thẳng, túi noãn hoàng được hấp thụ hết, ngăn ngừa túi noãn hoàng bị cọ xát và nhiễm vi khuẩn. Rùa con tiêu chuẩn là cuống rốn đã rụng hoàn toàn, rốn khép lại, trọng lượng cơ thể khoảng 4g, hoạt bát nhanh nhẹn, cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh, không bị thương.
Diệt khuẩn cách li rùa con xa khỏi vi khuẩn
Sau khi thu thập cuống rốn cho rùa non thành công, nuôi khô trong vòng 3 ngày thì có thể thả chúng vào trong bể nuôi đã chuẩn bị trước để cho ăn. Nhưng trước khi thả vào bề cần dùng Vitamin C 500 – 800mg/l ngâm tắm trong 10 phút, để tăng cường sức đề kháng. Thông thường mật độ nuôi thả khoảng 100 con/m2 là thích hợp nhất.
Cho rùa con ăn đúng giờ, đứng lượng, đúng địa điểm
Thức ăn cho rùa con cần phải tươi, non, nhỏ, mềm, dễ tiêu hóa, có sự hấp dẫn, nên cho ăn đúng giờ, đúng vị trí, đúng chất lượng, đúng lượng. Sau khi rùa con nở được 3 ngày thì bắt đầu cho ăn một ít lòng đỏ trứng chín.
Sau 5 ngày thì cho ăn các loại mồi say nhuyễn như cá, tôm, ốc, hến, nội tạng động vật, bổ sung thêm rau dưa và ngũ cốc, tỉ lệ động vật, thực vật là 2:1. Lượng cho ăn bằng 5 – 10% trọng lượng cơ thể rùa con, cho ăn 2 lần/ngày. Thời gian cho ăn vào tầm 8 – 9 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều, căn lượng thức ăn để chúng ăn hết trong vòng 2 tiếng là hợp lý.
Chất nước nuôi phải sạch sẽ
Những năm gần đây tỉ lệ rùa con mắc bệnh rất cao, nguyên nhân là nhà máy nước làm pH của nước tăng cao, cho quá nhiều vôi vào trong nước khiến cho làm lượng vôi trong nước tăng cao. Điều này dễ tổn thương khí quản của rùa con, dễ dẫn đến bệnh viêm phế quản thậm chí là viêm phổi.
Kiến nghị mọi người dùng nước cất hoặc nước máy sau khi xả ra thì làm mát, sau đó nuôi dưỡng. Đây mới là cách chăm sóc rùa con tốt nhất. Rùa con rất thích yên tĩnh, thích ánh mặt trời, thích sạch sẽ, sợ lạnh, sợ gió, sợ bẩn. Vì vậy, trong cách chăm sóc rùa con cần đảm bảo vật môi trường xung quanh bể buôi rùa con phải chắn gió, hướng sáng, yên tĩnh, ấm áp, tránh ô nhiễm và ồn ào.
Ngăn chặn rắn, chuột ăn rùa con
Vì bên ngoài cơ thể rùa con rất non nớt và có rùi tanh đặc trưng của rùa con, dễ dẫn dụ rắn chuột đến. Vì thế cần áp dụng cách tương ứng để bảo vệ rùa con. Thêm lưới bảo vệ ngăn các lỗ hổng mà rắn chuột dễ chui vào, hoặc nuôi rùa con ở trong hộp, có thể tăng sự bảo vệ.
Phòng tránh rùa cảnh nước và cạn bị khuyết tật, dị dạng
Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
Người nhân giống phải kiểm soát nghiêm ngặt độ ẩm và nhiệt độ ấp trứng trong suốt quá trình ấp trứng rùa. Nhiệt độ trong quá trình ấp trứng không thể hơn 30°C. Vì nhiệt độ khi ấp trứng quá cao sẽ làm lượng nước mất đi quá nhanh, dễ xuất hiện tình trạng thiếu nước trong quá trình ấp trứng.
Khi độ ẩm ở nơi ấp trứng bị giảm, nên kịp thời phun một lớp nước nhẹ nhàng lên bề mặt môi trường ấp trứng để duy trì độ ẩm ở khoảng 70% – 80%. Nếu người nhân giống không biết cách quan sát độ ẩm của ấp trứng như thế nào, thì có thể lắp đặt thiết bị theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong lồng ấp.
Đảm bảo chắc chắn rằng người nhân giống có thể kiểm tra đo lường chuẩn xác nhiệt độ và độ ẩm của môi trường ấp trứng của rùa để tiện cho người nhân giống thực hiện điều chỉnh. Sau đó có thể hoàn thiện các phương pháp và cách chăm sóc rùa con tốt hơn.
Kiểm soát mật độ nuôi rùa
Thông thường, lồng ấp 1m x 2m có thể nhân giống 80 – 100 con non. Rùa có kích thước lớn và rùa có kích thước nhỏ nên được tách ra nuôi dưỡng riêng. Tránh rùa có kích lớn làm rùa kích thước nhỏ bị thương, dẫn đến khuyết tật ở rùa. Trong vòng hai giờ sau mỗi lần cho ăn, người nhân giống nên thay nước kịp thời để tránh làm suy giảm chất lượng của nước nhân giống, khiến cho rùa nóng nảy và cắn xé lẫn nhau.
Tăng cường một số biện pháp phòng ngừa đối với một số con rùa dễ xảy ra cắn đuôi và cắn chân. Chẳng hạn như rùa Tai Đỏ và rùa Cá Sấu. Người nhân giống nên để môi trường tối lại, rắc các loại thực vật như lá cây lên bên trên bồn nhân giống để cho rùa ẩn nấp.
Nếu không gian quá rộng sẽ dễ tạo thành rùa mai mềm. Nếu không gian quá nhỏ, lượng vận động của rùa non quá ít sẽ dễ tạo thành tích lũy chất dinh dưỡng. Mật độ thả tốt nhất là 200 – 250 con non mới nở trên 1m2. Dựa theo tốc độ phát triển của rùa để từ từ giảm bớt. Rùa non mới nở có khả năng thích nghi kém và dễ bị đuối nước, độ sâu của nước gấp 1.5 lần độ dày của rùa con, sau đó dần dần tăng lên, cho đến khi gấp 3 lần độ dày của rùa con.
Cách chăm sóc rùa con với lượng thức ăn hợp lý
Cách chăm sóc rùa con khoa học nhất là phương pháp cho ăn đúng chuẩn. Cho rùa ăn đúng cách và hợp lý, không thể cho một hai loại thức ăn nhất định trong một thời gian dài. Cần cho ăn thực phẩm gốc động vật, thực phẩm gốc thực vật và thực phẩm hỗn hợp, cần trộn thức ăn một cách hợp lý, cung cấp dinh dưỡng cân bằng và ngăn ngừa sự mất cân bằng chức năng phát triển của rùa.
Tối ưu hóa môi trường. Cần cung cấp cho rùa một môi trường phù hợp với sự phát triển khỏe mạnh của rùa, bao gồm bể nuôi rùa phải đủ lớn, mực nước của rùa phải phù hợp để ngăn chặn “môi trường bất thường gây ra hiện tượng rùa bị biến dạng”.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, cho ăn nhiều cá, tôm và ốc có hàm lượng chất béo thấp và cho ăn ít thịt có hàm lượng chất béo cao. Cố gắng hết sức không cho rùa con mới nở ăn gan tạng có hàm lượng Cholesterol cao. Cho ăn đúng thời gian, đúng định lượng, mỗi ngày cho ăn 2 lần, bể nuôi nên được làm sạch trong vòng 2 giờ sau khi cho ăn để tránh thức ăn dư thừa còn sót lại.