Rắn Sữa – hay rắn Milk Snake có nguồn gốc từ phía Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Ecuador. Bất luận là ở Châu Mỹ hay là Đài Loan, rắn Sữa đều là loại vật nuôi nhận được rất nhiều sự yêu thích. Là một trong những loài rắn cảnh phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt nuôi rắn Sữa cũng không quá khó khăn.
Trải qua một thời gian dài gây giống nhân tạo, rắn Sữa đã trở nên quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Chúng rất phù hợp với những người lần đầu tiên nuôi bò sát cảnh. Nếu bạn cũng yêu thích giống rắn cảnh này thì bài viết sau đây của Pet Mart sẽ rất hữu ích.
Đặc điểm của rắn Sữa Milk Snake
Rắn Sữa là một loài rắn trong họ Rắn nước. Đây là loài rắn không có độc, không gây nguy hiểm cho người. Chúng có hình dáng nhỏ xinh, tính cách rất hiền lành và dễ nuôi. Trên thực tế, ngay cả trẻ con cũng có thể cầm rắn sữa trên tay mà không sợ nguy hiểm.
Đối với nhiều người chơi bò sát, rắn Sữa là loài thú cảnh rất phổ biến. Để nuôi dưỡng và chăm sóc được rắn Sữa khỏe mạnh, bạn cần nắm được tập tính và thói quen của chúng.Rắn Sữa là một loài rắn có màu sắc cơ thể khá tươi tắn. Tính tình của chúng hiền lành, bạn cũng có thể cầm chúng trên tay chơi đùa.
Loài rắn này có vùng sinh sống lẫn với nơi ở của con người, nên nhiều khi chúng được phát hiện trong các chuồng nuôi bò hoặc dê. Do đó nhiều người lầm tưởng chúng thích uống Sữa. Vì vậy lâu dần mới có tên gọi như vậy. Chúng có kích thước trung bình nhỏ gọn 90 – 130cm. Tuổi thọ khoảng 12 năm.
Dựa theo khu vực sinh sống, loài rắn này được chia thành nhiều phân loài. Bao gồm: Guatemalan Milk Snake, Louisiana Milk Snake, Andean Milk Snake, Mexican Milk Snake, Jalisco Milk Snake,…. Trong đó, rắn Sữa Honduras và Pueblan là 2 loài được nuôi nhiều nhất. Đặc điểm chung của rắn Sữa là màu sắc sặc sỡ và có rất nhiều biến thể. Đây là kết quả của quá trình lai giống định hướng trong thời gian dài. Đó cũng là lý do vì sao loài rắn này được ưa thích như vậy.
Môi trường phù hợp để nuôi rắn Sữa cảnh
Chuồng nuôi rắn Sữa nên rộng rãi nhưng không quá cao. Chỉ cần đảm bảo chúng không thể trốn thoát, dễ dàng vệ sinh. Chuồng thông thoáng, dễ khống chế nhiệt độ. Trong tự nhiên, rắn Sữa sống chủ yếu ở đồng ruộng, thảo nguyên, rừng rậm… Nhiệt độ lý tưởng để chúng sinh trưởng là 25 – 28°C (ban ngày), 22 – 25°C (ban đêm).
Bạn có thể lắp một bóng đèn đỏ trong chuồng nuôi. Giúp quan sát rắn vào ban đêm và sưởi ấm chuồng nuôi. Chuồng nuôi rắn lót vụn gỗ, vỏ cây, vụn xơ dừa, đá dăm, cát dùng cho bò sát, giấy vụn. Trong đó giấy vụn thuận tiện nhất, dễ dàng vệ sinh chuồng trại.
Rắn Sữa nói chung là loài hoạt động đơn độc. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm và hoàng hôn. Khi trời ẩm ướt hoặc mát mẻ, chúng cũng sẽ ra ngoài vào ban ngày. Vào những ngày nắng nóng, rắn Sữa thường ở dưới những tảng đá, khúc gỗ hoặc trong hang.
Thức ăn cho rắn Sữa cảnh
Ngoài chuồng nuôi, thức ăn cho rắn Sữa cũng rất quan trọng. Thức ăn chủ yếu của rắn Sữa là chuột bạch. Bạn có thể mua hoặc tự nuôi ở nhà để làm thức ăn nuôi rắn Sữa. Nên thường xuyên thay đổi thức ăn cho rắn. Ví dụ động vật gặm nhấm, các loài rắn khác, thằn lằn, trứng gia cầm, ếch nhái… Rắn con 5 – 7 ngày cho ăn 1 lần, rắn trưởng thành 7 – 10 ngày cho ăn 1 lần.
Các loại thịt gia súc như thịt bò, lợn, gà không nên cho ăn nhiều. Vì dinh dưỡng trong thịt chuột cao hơn và phù hợp nhất cho sức khỏe của rắn. Nếu muốn bổ sung Vitamin hoặc Canxi cho rắn, bạn có thể trộn lẫn vào thức ăn của chúng. Mỗi con rắn dài 1m, mỗi tháng cho ăn nửa viên Canxi hoặc Vitamin.
Lưu ý cho ăn ở nơi kín đáo, ít ánh sáng, yên tĩnh. Khi cho ăn không được dùng tay cầm thức ăn. Tránh việc rắn đớp vào tay chủ nhân. Sau khi ăn để rắn nằm một chỗ, không di chuyển chúng. Lúc này, rắn Sữa cần có thời gian nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn. Tốt nhất là không làm phiền chúng.
Chuẩn bị dụng cụ nuôi rắn Sữa
Lượng vận động của những loài rắn thuộc họ Rắn nước lớn hơn khá nhiều so với họ Trăn. Vì vậy không thể chuẩn bị hộp nuôi quá nhỏ, loài này sống chủ yếu dưới mặt đất. Chiều dài hộp nuôi phải tương đương với chiều dài cơ thể rắn. Chiều cao khoảng bẳng 1/3 chiều dài cơ thể rắn là được. Dưới dáy có thể sử dụng cát hoặc mùn cưa cho các loài bò sát và đặt một khay nước cung cấp nước uống và sử dụng.
Bố trí một hang tránh nạn để cung cấp cho chúng chỗ ẩn nấp, nếu như bạn đủ sự chú ý thì có thể cố gắng bố trí hộp nuôi tương tự như môi trường nguyên sinh của chúng, trồng một số loài thực vật lấy lá hoặc sắp xếp một số khúc gỗ khô… cũng có thể trang bị đèn tia hồng ngoại để cung cấp cho chúng nhiệt sưởi hoặc quan sát vào ban đêm.
Cách nuôi rắn Sữa sinh sản
Rắn Sữa trưởng thành khi được 3 đến 4 tuổi. Rắn Sữa giao phối từ khoảng tháng 3 đến tháng 5. Tùy thuộc vào phân loài. Chúng sinh sản sau kì ngủ đông. Đôi khi chúng giao phối trong hang ngủ đông của chúng. Nếu ở bên ngoài hang, con cái để lại dấu vết Pheromone sau khi nó bắt đầu rụng trứng. Những con đực theo dấu vết đó và lần theo.
Rắn Sữa đôi khi sẽ giao hợp trong nhiều giờ. Rắn cái sẽ đẻ từ 2 – 17 quả trứng sau 30 ngày sau khi giao hợp. Rắn Sữa thường đẻ trứng trong những khúc gỗ mục nát, bên dưới những tảng đá hoặc chôn trong đất. Đấy là những nơi lý tưởng để chứa trứng. Một nơi ấm áp và ẩm ướt để có thể có đủ điều kiện để ấp trứng.
Việc này có thể kéo dài 1 – 2 tháng. Phương pháp nuôi rắn Sữa cũng tương tự như rắn Ngô và rắn Vua. Đều là những loài bò sát có khả năng thích nghi cao, thể chất khỏe mạnh. Rất phù hợp cho những người mới tập chơi.
Chỉ cần biết được cách hoạt động của rắn Sữa và lựa chọn thức ăn chuẩn xác theo từng giai đoạn phát triển của chúng, chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc nuôi rắn cảnh. Thậm chí có thể nhân giống chúng ngay tại nhà.