Thú cưng cũng như trẻ nhỏ trong nhà, luôn làm người lớn lo lắng. Đôi khi chủ nhân không chú ý tới là có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào. Thỏ bị gãy xương có thể dẫn tới tàn tật suốt đời. Bài viết dưới đây petmart.vn chia sẻ với bạn phương pháp sơ cứu khi Thỏ bị gãy xương. Hãy cùng theo dõi nhé.
Chú Thỏ bị tai nạn dẫn tới tàn tật
Có một chú Thỏ cảnh nhỏ đã gặp phải tai nạn trong lúc được nuôi ghép trong chuồng. Thỏ Hà Lan nhỏ bị Thỏ lớn hơn vô tình kéo lê, mắc chân sau vào khe chuồng dẫn đến gãy chân. Điều trị không khỏi, cuối cùng kết quả là tàn tật chân sau. Thông thường trong những tình huống này, bác sĩ thú y thường khuyên chủ nuôi tiêm thuốc trợ tử để giải thoát cho Thỏ con.
Tuy nhiên, người chủ nuôi lại không nhẫn tâm nhìn Thỏ con của mình chết nên đã quyết định giúp chú có một cuộc sống mới. Người chủ này đã mua một chiếc ván trượt mini, cộng thêm một chiếc tất cũ làm xe lăn nhỏ cho Thỏ. Thỏ con vô cùng vừa ý chiếc xe lăn này. Tuy hành động không được linh hoạt như trước nhưng việc di chuyển nhờ xe lăn cũng không tệ chút nào.
Với tình yêu thương thú cưng của mình, cuối cùng chú Thỏ nhỏ lại có thể di chuyển trở lại. Có lẽ Thỏ con cảm thấy rất vui vì điều này.
Sơ cứu khi Thỏ bị gãy xương
Thỏ bị gãy xương việc làm đầu tiên phải đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y. Việc kiểm tra bằng cách chụp X-quang sẽ vô cùng có ích trong việc phán đoán tình trạng sức khỏe của Thỏ. Nếu không tới được nơi tốt nhất, thì nhanh chóng tới nơi gần nhất để tiến hành sơ cứu kịp thời. Hoặc nếu như chủ nuôi biết cách sơ cứu, hãy giúp cho chú Thỏ của mình ngay tại nhà. Sau đó đưa Thỏ con tới bệnh viện thú y.
Đầu tiên phải xác định vị trí xương gãy. Sau đó tìm một thanh gỗ có độ dài, rộng thích hợp cố định vết thương, dùng gạc y tế quấn từ ngoài vào. Cách làm này không phải quá xa lạ. Là phương pháp sơ cứu gãy xương cơ bản. Làm như vậy để cố định phần xương gãy, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc điều trị sau này.
Chăm sóc cho Thỏ bị gãy xương
Trong giai đoạn tĩnh dưỡng, cố gắng không để Thỏ hoạt động mạnh. Chủ nuôi phải luôn quan sát tình hình Thỏ. Thông thường nếu Thỏ bị thương chân sau, việc cử động đuôi cũng bị ảnh hưởng, lúc này cần kịp thời lau sạch nước tiểu để phòng mất vệ sinh.
Trong giai đoạn này, có thể cho Thỏ ăn nhiều cây Linh lăng. Cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc trợ giúp xương mau lành. Nếu Thỏ bị gãy chân sau, bạn vẫn nên lập tức đưa tới gặp bác sĩ thú y. Đây là phương án an toàn nhất. Tự cấp cứu, điều trị chỉ nên dùng trong hoàn cảnh không có bác sĩ hoặc bác sĩ đã từ bỏ điều trị. Để tránh tại nạn đáng tiếc xảy ra, bạn nên nắm vững các kiến thức cơ bản khi nuôi thỏ cảnh cần phải biết.
Trên đây là phương pháp sơ cứu cho Thỏ bị gãy xương. Hy vọng những thông tin có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công.