Chó bị suy thận là một trong số những bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó lớn tuổi. Cũng giống như ở con người trong khi đó thận ở chó cũng là một cơ quan hết sức quan trọng. Tuy nhiên nhiều người nuôi còn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh này. Thông thường chó cảnh sẽ bị mắc 1 trong 2 dạng bệnh suy thận. Bài viết này, Pet Mart sẽ tổng hợp những nguyên nhân và cách xử lý khi chó bị mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận ở chó
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị suy thận. Có thể kể ra một số nguyên nhân như sau:
- Chó già có tuổi tác cao và quá trình lão hoá
- Virus, vi nấm hoặc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng/ trùng xoắn móc câu
- Ung thư/ tình trạng viêm
- Chấn thương
- Phản ứng với các chất độc từ thức ăn hoặc thuốc
- Rối loạn chắc năng do bẩm sinh và di truyền
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Vỡ bàng quang hay niệu đạo
- Suy tim sung huyết gây huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu đến thận
Một số loại thuốc có thể gây độc cho thận
- Acetaminophen (thuốc giảm đau)
- Amphotericin B (kháng nấm)
- Kanamycin (kháng sinh)
- Neomycin (kháng sinh)
- Polymyxin B (kháng sinh)
- Cisplatin (một loại thuốc ung thư)
- Penicillamine (điều hòa miễn dịch)
- Cyclosporine (ức chế miễn dịch)
- Amikacin (kháng sinh)…
Các dạng bệnh suy thận ở chó
Khi thận gặp vấn đề, các chức năng của thận sẽ bị gián đoạn. Độc tố sẽ tích tụ trong máu và chó sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm. Có 2 dạng bệnh chó bị suy thận:
- Suy thận cấp tính ở chó: là sự suy giảm đột ngột các chức năng ở thận. Bệnh nặng kéo dài, phá hoại hoạt động của nhiều hệ thống, và thường dẫn đến cái chết của vật nuôi.
- Suy thận mãn tính ở chó: xuất hiện và phát triển trong một khoảng thời gian dài với các triệu chứng khó xác định. Bệnh có xu hướng phát triển chậm và ảnh hưởng đến hầu hết những con chó lớn tuổi.
Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào dòng máu và vào nhiều cơ quan. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho tim, gan và thận.
Triệu chứng khi chó bị suy thận
Chó bị suy thận thường sẽ không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cho đến khi 75% mô thận bị phá hủy. Vì vậy, mặc dù chó vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhưng những tổn thương trong cơ thể đã tồn tại từ trước. Một số dấu hiệu của bệnh có thể kể đến gồm:
- Lượng nước tiêu thụ có sự thay đổi lớn bất thường. Giảm số lần đi tiểu nhưng lượng nước tiểu lại tăng. Chó hay khát nước và uống nhiều nước do mất nước.
- Trầm cảm và bơ phờ, chán ăn do cảm giác ngon miệng giảm
- Hơi thở có mùi khó chịu do các chất độc hại tích tụ trong máu.
- Ói mửa và giảm cân
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Chó bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra.
- Niêm mạc nhợt nhạt (ví dụ lợi, khoang miệng) do giảm sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu
- Loét trong miệng, phổ biến nhất trên lưỡi, lợi, hoặc bên trong má.
- Sưng ở chân do sự tích tụ của chất lỏng (phù nề dưới da)
- Bụng to do tích tụ dịch (cổ trướng)
- Huyết áp cao.
- Thay đổi ở võng mạc do cao huyết áp.
- Ở giai đoạn cuối chó bị suy thận, chó rơi vào tình trạng hôn mê.
Chẩn đoán bệnh suy thận ở chó qua xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu dựa trên bảng điều khiển hóa học được thực hiện trên một mẫu máu. Kiểm tra chó bị suy thận thường được sử dụng trong một bảng điều khiển hóa học để xác định bệnh gồm:
- Kiểm tra urea nitrogen (Serum urea nitrogen) trong máu: BUN là tên viết tắt của nitro ure trong máu. Các protein được tiêu thụ trong chế độ ăn uống được gọi là các phân tử lớn. Chúng sẽ bị chia nhỏ và được cơ thể hấp thụ. Số thừa còn lại sẽ không được hấp thụ và bị bài tiết qua thận đó chính là một hợp chất urê và nitơ. Nhưng nếu thận gặp các vấn đề trục trặc và không thể lọc hết các chất thải trên. Chúng sẽ tích tụ lại trong máu. Vì vậy việc sử dụng bảng điều khiển hoá học có thể xác định và tìm ra các chất này, từ đó nhận biết được bệnh.
- Kiểm tra chất Creatinin: Bằng cách kiểm tra chất Creatinine mà ta có thể đo được tốc độ lọc của thận. Thận là cơ quan duy nhất có thể bài tiết chất này. Do đó việc phát hiện sự tồn tại của chất này cao hơn so với mức bình thường chính là một dấu hiệu để chẩn đoán chức năng của thận bị suy giảm hoặc yếu đi.
- Sử dụng công thức máu (CBC): để kiểm tra bệnh thiếu máu và dấu hiệu của nhiễm trùng. Thiếu máu trong suy thận là phổ biến và là kết quả của sự sụt giảm chất erythropoietin.
- Ngoài ra kiểm tra mức Phốt pho trong cơ thể: bằng phương pháp này cũng có thể được sử dụng.
Chẩn đoán bệnh suy thận ở chó qua phân tích nước tiểu
Bộ kiểm tra chó bị suy thận que thăm – Urinalysis (thử nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu). Phương pháp này nhằm kiểm tra:
- Trọng lượng riêng của nước tiểu: Xét nghiệm này là một thước đo tỷ trọng của nước tiểu, thường thì tỷ trọng bình thường thường là > 1.025, trong khi động vật bị bệnh thận thường là từ 1,008 -1,015. Lưu ý: Phương pháp này không đủ để chẩn đoán chính xác về bệnh thận mà chỉ thường được áp dụng như một phương pháp chẩn đoán kèm theo mà thôi.
- Kiểm tra Protein: Trong một số trương hợp bệnh thân, một lượng lớn protein bị mất trong nước tiểu.
- Trầm tích: Nước tiểu có thể được ly tâm để các hạt lớn hơn có thể được tách ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sự hiện diện của tế bào hồng cầu hoặc các tế bào bạch cầu trong nước tiểu có thể giúp phát hiện ra tình trạng bệnh.
Chẩn đoán chó bị suy thận bằng hình ảnh
- Chụp X quang: chụp X-quang được thực hiện để xác định kích thước và hình dạng của thận. Thận nhỏ thường gặp hơn ở bệnh thận mãn tính trong khi thận lớn thường là do tình trạng cấp tính hoặc ung thư.
- Siêu âm: Siêu âm sẽ cho thấy sự thay đổi mật độ của thận. Quá trình siêu âm có thể giúp xác định nguyên nhân của bệnh thận trong một số trường hợp.
Việc chẩn đoán bệnh chính xác sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được sớm và hiệu quả. Giúp phân biệt và tránh nhầm lẫn với các bệnh khác như: gan, các bệnh về tụy, rối loạn đường tiết niệu không liên quan đến thận.
Điều trị bệnh suy thận ở chó
- Đối với chó bị suy thận cấp tính ở mức độ nhẹ và được hỗ trợ tốt về y tế, khả năng phục hồi là điều có thể. Nhưng thường là chức năng thận của chó sẽ trở nên giảm sút hơn.
- Đối với chó bị suy thận mãn tính, việc chữa trị là rất khó khăn và rất khó có thể phục hồi. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị các triệu chứng kết hợp với phương pháp hỗ trợ. Việc điều trị chỉ có thể giúp cho chó sống thêm được từ vài tháng đến vài năm.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh chó bị suy thận là cấp tính hay mãn tính mà các bác sỹ thú y sẽ có các cách điều trị khác nhau. Chó sẽ được truyền dịch để khôi phục lượng nước đã mất (thường trong khoảng 2-10 giờ).
Nếu lượng nước tiểu thải ra vẫn chưa đạt mức bình thường, thuốc furosemide hoặc mannitol sẽ được sử dụng để hỗ trợ chức năng của thận. Bên cạnh đó, các chất điện giải như natri, kali và một số chất điện giải khác… cũng được theo dõi và duy trì ở mức bình thường cho chó. Việc bù nước cho chó cũng có tác dụng trong việc khuyến khích chúng thèm ăn hơn. Từ đó cải thiện chất dinh dưỡng và cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Các phương pháp điều trị khác
- Điều trị ói mửa: Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày và sử dụng thuốc cimetidin/ chlorpromazine. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Chạy thận nhân tạo/ Lọc máu: Phương pháp này cần được áp dụng tại các cơ sở y tế thú y hiện đại và đầy đủ trang thiết bị.
- Ghép thận: đây được coi như là phương pháp cuối cùng cần được thực hiện. Phương pháp này đòi hỏi kĩ thuật cao và nhiều tốn kém, cũng như với người.
Việc sử dụng thuốc cũng được áp dụng để ngăn chặn sự thải ghép. Các loại thuốc này là khá tốn kém và phải được hiệu chỉnh một cách cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ. Tất cả những phương pháp điều trị phải có sự chỉ định của bác sĩ thú y. Không được tự chữa ở nhà nếu bạn không có kinh nghiệm.
Chế độ ăn uống cho chó bị suy thận
Chó bị suy thận cần một chế độ ăn ít về số lượng nhưng đảm bảo về chất lượng. Chế độ ăn uống giàu protein có thể giúp cải thiện tình trạng thận của chó. Để tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ một ngày. Kết hợp với phô mai, sữa chua hoặc rau băm nhỏ. Hoặc để thêm một loại thuốc kích thích sự thèm ăn, thuốc kiểm soát nôn. Hâm nóng thức ăn cũng có thể làm tăng tính ngon miệng.
Kiểm tra cân nặng của chó mỗi tuần để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết. Đồng thời kiểm soát được tình trạng mất nước. Bên cạnh đó cần bổ sung canxi, theo dõi hàm lượng muối và nồng độ cali để điều chỉnh cho hợp lý.
Hạn chế muối trong thức ăn của chó. Điều này giúp ngăn ngừa phù nề, cổ trướng, và cao huyết áp. Bổ sung vitamin B và C cho chó. Vitamin A và D không nên cung cấp quá nhiều, chỉ cần ở mức yêu cầu tối thiểu là được. Tránh ảnh hưởng không tốt tới tình trạng của bệnh.
Bổ sung acid béo omega-3 đồng thời giảm lượng phốt pho cung cấp cho cơ thể. Điều này giúp kìm hãm được sự tiến triển của bệnh khi chó bị suy thận.
Phòng tránh bệnh suy thận ở chó
- Đảm bảo chắc chắn chó của bạn không ăn/uống phải các chất nguy hiểm.
- Giám sát chặt chẽ việc ăn uống/ ra ngoài của chó.
- Không cho chó uống thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Đảm bảo cho chó được sử dụng nước sạch.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp duy trì một cách tổng thể sức khỏe cho chó.
- Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp.