Vẹt cũng giống như đại đa số các loài động vật khác, thông qua việc thay lông để điều tiết cơ thể cho thích ứng với nhiệt độ xung quanh. Lông vũ không chỉ là công cụ chống rét của Vẹt, đồng thời còn là tiêu chuẩn xác định ngoại hình của Vẹt, mức độ xinh đẹp của lông vũ có sự ảnh hưởng tương đối lớn tới hình tượng của chúng. Hãy cùng Bác sĩ thú y tìm hiểu và hướng dẫn cách chăm sóc khi vẹt thay lông nhé.
Vẹt thay lông khi nào?
Có những con Vẹt vào mùa xuân mỗi năm đều sẽ thay lông, có con lại mấy năm mới thay một lần thậm chí lâu hơn, tùy thuộc vào các loài khác nhau thì cũng sẽ khác nhau. Đối với Vẹt mà nói thì thay lông cũng là một loại trao đổi chất, lúc này cần chú ý đến việc phụ trợ chất dinh dưỡng.
Vẹt thay lông nên cho ăn uống như nào?
Về khía cạnh ăn uống, có thể cho thêm một lượng kê nấu trứng gà vào trong thức ăn, có tác dụng hỗ trợ mọc lông. Thức ăn vặt thì cho chúng những loại hoa quả màu sắc phong phí ví dụ như quýt, táo, cherry… như vậy giúp cho bộ lông trở nên xinh đẹp.
Vì thế trong thời kỳ thay lông của Vẹt đầu tiên chúng ta phải đảm bảo chúng có thể có được chất dinh dưỡng đầy đủ, để tránh tạo thành những vấn đề liên quan như màu sắc lông vũ đậm nhạt hoặc là lông không mọc đủ…
Chủ nuôi phải giúp đỡ khi Vẹt thay lông
Nếu như trong nhà chỉ nuôi một con Vet hoặc là mấy con Vẹt không hợp nhau, thì cần chú ý trong thời gian chúng thay lông thì con người cần giúp chúng nhổ ống lông. Điều này là bởi vì lông mới mọc ra vẫn bị bọc trong ống lông, bên trong có chưa máu, có tác dụng thúc đẩy lông phát triển. Lớn đến một mức độ nhất định thì máu sẽ biến mất, Vẹt sẽ tự mình rỉa ống lông, để lông lộ ra ngoài. Nhưng nếu như không có bạn ở cùng hỗ trợ chải vuốt, thì lông ở trên đầu ở cổ chúng không thể với tới được. Vì vậy chủ nuôi cần giúp đỡ chúng chỉnh sửa lông mới ở phần đầu và cổ.
Cần chú ý, nếu chân lông có màu trắng thì có thể tách ra, còn nếu như có màu đen, chứng tỏ bên trong còn có máu, nặn ra sẽ bị chảy máu, Vẹt cũng sẽ cảm thấy đau. Khi giúp chú chim yêu quý chỉnh sửa lông thì chú ý quan sát phản ứng của nó là được.
Có những con Vẹt sau khi thay lông sẽ xuất hiện tình trạng lông phai màu, lông mọc không đầy đủ, có một số loại dưới đây khả năng sẽ xuất hiện vấn đề này.
- Bình thường cho ăn thức ăn quá đơn điệu, do đó dẫn đến Vẹt suy dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng bên trong cơ thể quá ít.
- Bản thân Vẹt có mắc vi khuẩn Chlamydia.
- Kí sinh trùng bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể vẹt.
- Sắc tố lông không đủ
- Thức ăn cho ăn hàng ngày có hàm lượng protein quá cao.
Khi Vẹt thay lông cần chú ý điều gì?
- Chú ý kiểm soát nhiệt độ, tránh để môi trường quá ẩm, cố gắng đảm bảo môi trường xung quanh yên tính, để tránh chúng bị kinh động quấy rầy. Sau khi lông vũ rụng cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, cho ăn đừng quá đơn điệu, phòng ngừa màu lông trở nên xấu hơn, thậm chí là phai màu.
- Kiểm soát tốt tỷ lệ protein có trong thức ăn, đừng quá cao, tất nhiên cũng không thể quá ít, tỷ lệ vitamin, nguyên tố vi lượng cũng vậy phải khống chế tốt, giảm bớt tỷ lệ thức ăn giàu chất béo.
- Có thể cho thêm bột lông vũ, da rắn lột, xác ve, vỏ trứng,v.v…thúc đẩy thay lông.
- Nguyên tắc dinh dưỡng của thời kỳ thay lông là trước thấp, sau cao.
- Với một số con Vẹt có thể cần cho thêm lượng sắc tố vào trong thức ăn.
- Cố gắng giảm bớt việc tắm gội của chúng.
- Bên trong lòng đỏ trứng gà có chứa lưu huỳnh, có lợi cho sự phát triển lông mới, bình thường có thể lấy cho ăn, nhưng lượng cũng đừng quá nhiều.
- Thành phần thức ăn không cần thay đổi quá nhiều.
Đối với Vẹt mà nói bộ lông khỏe mạnh hay không rất quan trọng, bởi vì thông thường người khác đánh giá chất lượng của một con đạt chuẩn hay không/đẹp hay xấu đều là quan sát màu sắc lông của chúng có đẹp hay không, một con vẹt màu lông đều đặn thường thường sẽ lưu lại cho người khác ấn tượng khá tốt, vì thế trong thời kỳ thay lông của Vẹt nhất định phải chú ý nhiều hơn đến bổ sung và cân bằng chất dinh dưỡng, tránh để phát sinh tình trạng màu lông không đều, lông mọc không đầy đủ.