Chim bị bệnh do thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng là một quá trình lâu dài. Thông thường thì nguyên nhân là do thức ăn cho chim cảnh khá đơn điệu. Hoặc là cho ăn không có quy luật gây ra. Trong thời gian ngắn chúng ta có thể không nhìn ra được vấn đề lớn thế nào. Nhưng sau thời gian dài thì sẽ xuất hiện những phản ứng không tốt tương quan. Bệnh về dinh dưỡng của chim cảnh thường gặp đó là:
Thiếu vitamin A
Nguyên nhân thiếu vitamin A có thể là do thức ăn quá đơn điệu. Hoặc là sự phối trộn không hợp lý, triệu chứng của chim cảnh trong trường hợp này là phát triển chậm. Lông rối xù, mất thăng bằng khi vận động… Trường hợp nhẹ thì mắt mũi bị viêm, nặng thì có thể sẽ dẫn đến mùa mắt.
Thiếu vitamin D
Nguyên nhân là do thức ăn thiếu vitamin D hoặc là lượng ánh sáng không đủ gây ra. Chim bị bệnh sẽ phát triển không tốt. Chân không có sức. Mỏ và móng của chim sẽ trở nên cong cụp hoặc mềm. Sẽ không thích hoạt động mà thường xuyên núp trốn một chỗ. Nếu như là chim mái thì có thể khiến cho số lượng trứng giảm sút.
Thiếu vitamin E
Có thể là thời gian dự trữ thức ăn quá dài dẫn đến lượng vitamin E trong đó không đủ. Như vậy sẽ khiến cho chim non phát triển không tốt. Còn phôi thai chim mẹ sinh ra không chỉ bị cản trở phát triển mà còn có thể dẫn đến chết. Có những chú chim còn sẽ mắc bệnh nhũn não.
Chim bị bệnh thiếu hụt hoặc mất cân bằng canxi và photpho
Có thể là do bản thân thức ăn cho ăn thiếu hoặc là phối trộn không hợp lý. Và như vậy sẽ dẫn đến xương khớp của chim cảnh mềm yếu dễ gãy. Chim non có thể sẽ sinh bệnh gù. Còn chim trưởng thành có thể sẽ mắc bệnh loãng xương. Vì vậy thường xuyên bổ sung canxi và photpho vô cùng quan trọng. Bình thường cũng có thể chăm sóc hằng ngày thích hợp.
Bệnh ruột dạ dày ở chim cảnh
Chim cảnh bị viêm ruột cần phải biết những vấn đề nào
Bệnh ruột dạ dày ở chim cảnh thông thường đều là do thức ăn gây ra. Chim cảnh đã mắc bệnh ruột dạ dày sẽ có tinh thần uể oải. Lông xơ phồng, bài tiết không có quy luật. Lông xung quanh hậu môn bị dính chất bài tiết. Thậm chí sẽ có tình trạng sưng đỏ, phân có dạng loãng sệt.
Chim bị bệnh bỏ ăn
Bỏ ăn là do chim ăn phải thức ăn cứng khó tiêu hóa thức ăn dễ gây tắc nghẽn hoặc thức ăn sẽ dãn nở sau khi uống nước. Từ đó dẫn đến ứ động, chim lúc này thường sẽ giảm ham muốn ăn một cách rõ ràng. Và sẽ đặc biệt lo lắng bất an, còn diều sẽ sưng lớn.
Điều cần biết về chứng táo bón ở chim
Chim cảnh bị táo bón thì nguyên nhân là thức ăn thiếu đá sỏi, thức ăn xanh, chất béo và nước. Chim cảnh lúc này ngoài lông xơ xác, lo lắng bất an ra, thì sẽ phát hiện chúng thường xuyên làm động tác đi vệ sinh, nhưng lại không thấy phân. Vì vậy phải thường xuyên cho chúng uống nước.
Tìm hiểu một số bệnh khác ở chim cảnh
Bệnh mổ lông
Nguyên nhân có thể là môi trường nuôi dưỡng khá tệ, ánh sáng quá mạnh, mật độ nuôi dưỡng quá lớn hoặc không thông thoáng, và trong thức ăn thiếu hụt axit amin, muối ăn, chất khoáng và các vitamin… Chim lúc này sẽ phát sinh tình sạng tự nhổ lông, thậm chí sẽ mổ hậu môn, mổ ngón chân.
Bệnh béo phì
Chim cảnh sẽ béo phì là do cho ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ trong thời gian dài và ít vận động, khiến cho chất béo trong cơ thể chim cảnh tích tụ. Lúc này chim sẽ phát triển chậm. Còn chim mẹ sinh sản thì buồng trứng phải chịu áp lục của lớp mỡ dày mà không thể đẻ trứng được.
Viêm phao câu
Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là do thiếu nước tắm hoặc cát tắm, phao câu bị viêm. Chim cảnh bị sợ hãi, bị cảm hoặc là môi trường lồng nuôi không sạch sẽ gây ra. Chim sẽ xuất hiện các vấn đề như tình thần uể oải, lông xù lên, chán ăn, sợ lạnh…