Cá Cầu Vồng hay cá bảy sắc Cầu Vồng bao gồm nhiều loại khác nhau: cá Cầu Vồng Neon, cá Cầu Vồng Xanh, cá Cầu Vồng đỏ hay cá Cầu Vòng lửa, cá Cầu Vồng vây dài… Chúng được nuôi phổ biến trong các bể cá cánh. Tên gọi của cá được dựa trên màu sắc chính của chúng.
Nó có tên tiếng Anh là Rainbowfish. Chúng thường được nuôi theo đàn rất nổi bật. Để hiểu hơn về cách nuôi giống cá cảnh này, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart.
Đặc điểm của cá Cầu Vòng Neon
Chúng mang đặc điểm của những con cá Cầu Vồng với mắt lớn, một dải màu đen hoặc bạc chạy giữa thân người, miệng chẻ sâu, hai vây lưng kéo dài xuống phía khấu đuôi, có màu đỏ rực rỡ rất ấn tượng.
Cá Cầu Vồng Neon có tên khoa học là Melanotaenia Praecox. Tên tiếng Anh là NeonRainbowfish. Hiện giống cá cảnh này đang được người chơi cá vô cùng yêu thích.
Tương tự như cá bảy màu, cá vàng, cá mún… chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ bạn có thể sở hữu một đàn cá Cầu Vòng Neon vô cùng đẹp mắt. Đây là giống cá dễ nuôi, giá rẻ. Nhiều chủ nuôi còn có thể nhân giống cho cá ngay tại nhà.
Môi trường sống của cá Cầu Vồng Neon
Nhiệt độ
Cá Cầu Vồng Neon cần được nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch sẽ. Bạn có thể nuôi chúng theo đàn. Bể cá nên kết hợp trồng thêm các loại cây thủy sinh làm nơi trú ngụ cho cá.
Nhiệt độ nước khi sinh sản của cá Cầu Vồng Neon ở ngưỡng 27- 28°C. Cá cái mỗi lần đẻ 200 – 300 trứng, thường kéo dài một tuần mới có thể đẻ xong hoàn toàn. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên quan tâm tới chất lượng nước. Đồng thời, duy trì nhiệt độ bể cá ổn định.
Riêng cá Cầu Vồng Neon nên cung cấp chất nước có độ cứng hơi cao một chút. Có thể bỏ thêm một chút muối biển vào trong nước. Trong muối biển chứa ion Ca2+ Mg2+ có thể tăng độ cứng của nước.
Cảnh quan
Mặc dù cá Cầu Vồng Neon có miệng lớn nhưng cổ họng của chúng lại rất khiêm tốn. Do đó, thức ăn cho cá Cầu Vồng Neon không được quá lớn. Chúng có thể ăn hầu hết các loại thức ăn mà bạn có.
Dòng xoáy nước có chứa lượng oxy rất cao, vì thể nên dùng máy bơm sục tạo thành dòng nước chảy mạnh. Sau đó đặt một khúc gỗ lũa vào trong nước. Trên đó quấn thêm dương xỉ java hay dương xỉ lá kim xanh tươi, phần rễ của dương xỉ sẽ mọc ra mềm mại và tươi tốt.
Cách nuôi cá Cầu Vồng Neon sinh sản
Thả 2 cá Cầu Vồng Neon cái và 1 cá đực vào một góc bể. Vị trí lỗ sinh của cá cái nằm ở sau hậu môn, có thể nhìn khá rõ ràng. Khi ấn nhẹ vùng bụng có thể thấy trứng thì dùng để nhân giống.
Bộ phận sinh dục của cá Cầu Vồng Neon đực cũng nằm ở sau hậu môn, nhưng vô cùng nhỏ, không dễ nhìn thấy được. Ấn nhẹ vào phần bụng khó thấy được tinh dịch.
Sau khi cho cá bố mẹ vào bể thì để chúng bơi lội tự do. Chờ 3 ngày sau nâng nhẹ khúc gỗ lũa kiểm tra phần rễ của dương xỉ. Cá thường đẻ trứng vào khu vực này.
Trứng cá Cầu Vồng Neon cứng có tính đàn hồi, không dễ bị bóp vỡ. Trứng cá có tơ dính. Tơ dính có tính dính cực kỳ mạnh. Trứng cá tập trung 3 – 5 – 10 quả với nhau nhưng không thành đám mà lẻ tẻ rải rác trong cùng một khu vực. Khác với 1 số cá cảnh khác, cá Cầu Vồng Neon không có tập tính ăn trứng và cá bột.
Đặc điểm của cá Cầu Vồng Neon mới đẻ
Sau khi trứng thụ tinh cho cá cảnh được 2 – 3 ngày có thể nhìn thấy được hình dáng cá con một cách rõ ràng. Tuy nhiên, thời gian để trứng cá Cầu Vồng Neon nở phải mất một tuần.
Trứng cá và cá Cầu Vòng Neon mới nở có kích thước lớn hơn trứng và cá bột của họ cá Chép. Nhưng lại nhỏ hơn của họ Cá rô phi.
Cá bột mới nở cho ăn lòng đỏ trứng. Sau 3 ngày có thể cho ăn động vật giáp xác nhỏ. Hoặc bạn có thể tìm hiểu cách nuôi ấu trùng Artemia làm thức ăn cho cá bột. Đây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng được sử dụng nhiều nhất cho cá bột.
Sau khi có thể thấy được điểm mắt của trứng cá thì thay máy bơm nước bằng thiết bị lọc dùng vật liệu lọc bằng mút. Đề phòng cá bột mới nở bị hút vào trong máy bơm nước.
Cá cầu vồng Neon sinh sản nhiều lần, mỗi lần sinh sản một lượng ít. Số lương trứng mỗi lần đẻ đều không nhiều nhưng sau thời gian 2 – 3 ngày nghỉ ngơi thì lại có thể đẻ tiếp.
Cá bảy sắc Cầu Vòng bột mới nở thì hơi thiên về màu vàng một chút. Không có gì đáng lo ngại trong vấn đề này. Sau khi lớn sẽ chuyển dần sang màu xanh.
Cách nuôi cá Cầu Vồng đỏ
Cá Rambo đỏ còn gọi là cá Cầu Vồng đỏ. Tên Tiếng Anh là Red rainbow. Sống trong môi trường có nhiệt độ 24 – 28°C. Độ pH 7-8. Cá Cầu Vồng đỏ có kích thước 12 – 14cm ngoài tự nhiên.
Chúng có màu sắc sặc sỡ với màu đỏ đậm đặc trưng. Nên nuôi cá Cầu Vòng đỏ với môi trường đủ ánh sáng chứ không phải ánh sáng yếu nuôi chúng thành đàn từ 5 – 10 con.
Cá Cầu Vồng đỏ là loài ăn tạp ăn. Các loại thức ăn viên khô, bobo, trùn chỉ, thậm chí các loài cá có kích thước nhỏ hơn. Cá Cầu Vồng đỏ đực có màu đỏ đậm tươi và có những đốm bạc trên cơ thể. Con cái có màu đỏ nhưng không sặc sỡ bằng chúng đẻ trứng trứng nở trong vòng 6 ngày tách cá bố mẹ khi cá đẻ.
Cách nuôi cá Cầu Vồng Xanh
Cá Cầu Vồng Xanh là loài cá đẹp nhiều màu sắc ấn tượng trong hồ thủy sinh. Cá Cầu Vồng Xanh nuôi trong hồ thủy sinh sẽ lên màu đẹp hơn hồ cá bình thường
Cá Cầu Vồng Xanh dễ nuôi hiền lành và tuổi thọ cao được nhiều người chơi cá cảnh thủy sinh yêu thích. Cá Cầu Vồng Xanh sinh sản nhanh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn. Đặc biệt cá Cầu Vồng Xanh rất dễ nuôi.
Chúng có thể nuôi chung với cá Cầu Vồng Neon, cá Thần Tiên Ai Cập, cá Đĩa… Để màu sắc của chúng trở nên nổi bật và đẹp hơn, nên nuôi loài cá này thành đàn 6 con trở lên.
Cách nuôi cá Cầu Vồng vây dài
Cá bảy sắc cầu vồng vây dài hay cầu vồng vây chỉ, cầu vồng đuôi én là một giống cá thuộc họ cá cầu vồng. Loài cá này có nguồn gốc ở Úc và được nhập nội vào Việt Nam từ những năm 90. Chúng được dân chơi cá cảnh ưa chuộng do ngoại hình đẹp và giá thành khá rẻ.
Đặc điểm ngoại hình
Cầu Vồng vây dài gây ấn tượng mạnh với người xem ở phần vây và đuôi dài mềm mại. Chiều dài vây gần bằng chiều dài cơ thể chúng. Vóc dáng nhỏ bé, khi cá bơi thành đàn rất đẹp mắt. Tuy nhiên giống cá này không hề dễ nuôi. Người chơi ít kinh nghiệm không nên thử sức với loại cá này.
Chúng có màu sắc chủ đạo là vàng kim óng ánh, dưới ánh đèn có thể lên màu hồng nhạt. Thân cá hình thoi, bụng tròn, cá đực khi trưởng thành có vây rất dài xếp thành phiến. Vây đuôi nhọn hình dĩa, vây lưng rất cao, vây bụng và lưng có hình như cánh chim én.
Ngoài cá bảy sắc Cầu Vồng vây dài, người chơi có thể lựa chọn các giống cá Cầu Vồng Xanh, cá Cầu Vồng Neon, cá Cầu Vồng Madagascar… để nuôi chung.
Thói quen sống
Cầu Vồng vây dài là loài cá nước ngọt sống ở tầng nước mặt. Chúng thường sống ở nơi nước chảy chậm, nước sạch và trong không bị ô nhiễm. Khi nuôi cá trong hồ cần tạo không gian rộng để chúng thoải mái bơi lội. Nên nuôi trong bể thủy sinh có trồng nhiều các loại thực vật nổi, nhằm cung cấp thức ăn cho cá.
Hoạt động ở tầng nước mặt. Đặc điểm này sẽ hỗ trợ người nuôi lựa chọn thức ăn và các giống cá để nuôi kết hợp. Thức ăn của cá bảy sắc Cầu Vồng đuôi dài không kén chọn thực phẩm.
Có thể sử dụng thức ăn cho các giống cá thuộc họ Tetra. Ví dụ: Artemia, giun quế, trùn chỉ… Cá Cầu Vồng vây dài miệng rất nhỏ, người nuôi cần chú ý lựa chọn loại có cỡ nhỏ. Để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá.
Yêu cầu về nhiệt độ của cá bảy sắc Cầu Vồng
Nhiệt độ sống phù hợp
Hầu như tất cá các loại cá bảy sắc Cầu Vồng đều ưa thích nước thiên tính cứng. Những người chơi cá Cầu Vồng Neon, cá Cầu Vồng Xanh hay ca Cầu Vồng đỏ, vây dài phải chú ý khống chế nhiệt độ và bảo đảm môi trường nước tốt.
Giống cá Cầu Vồng Xanh và cá Cầu Vồng đỏ có thể tiếp nhận nhiệt độ nước từ 22 – 26°C. Nếu như nhiệt độ thấp hơn 22°C sẽ dễ phát sinh một số trường hợp như: Chán ăn, tinh thần ủ dột, cũng dễ mắc các bệnh như nhiễm nấm nước. Vì vậy có thể xem tình hình cụ thể để sử dụng thêm thiết bị tăng nhiệt.
Ảnh hưởng của nhiệt tới sức khỏe của cá
Với mùa hè thì nhiệt độ thường thường cao trên 30°C. Cộng thêm thời tiết nóng bức, chủ nuôi thường sẽ lười thay nước. Vì thế thức ăn tồn dư trong nước, chất thải, nồng độ NO2 đều tăng nhanh. Điều này có thể gây nguy hại cho sự sinh tồn của cá bảy sắc Cầu Vồng.
Hơn nữa nhiệt độ cao kèm theo tốc độ trao đổi chất nhanh, dẫn đến một lượng lớn Canxi trong cơ thể mất đi. Vì thế cá cái lớn tuổi kích thước lớn rất dễ xuất hiện tình trạng cọng vẹo cột sống, cong vẹọ càng lớn, càng dễ chèn ép lên nội tạng nguy hại đến tính mạng của cá bảy sắc Cầu Vồng.
Muốn giải quyết vấn đề này thì chỉ còn duy nhất cách giảm bớt nhiệt độ. Có rất nhiều cách giảm nhiệt độ cho bể cá khác nhau. Cách đơn giản nhất chính là mở máy lạnh trong nhà. Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn vì tốn kém tiền điện.
Nếu không có điều kiện, người nuôi có thể thường xuyên thay nước. Nếu như có thể thay nước mỗi ngày, thì ít nhiều có thể giảm được mấy độ. Hơn nữa còn có thể khiến cá Cầu Vồng Đỏ, cá Cầu Vồng Neon sinh trưởng nhanh, cơ thể khỏe mạnh.
Nồng độ pH và độ cứng của nước
Nồng độ pH thích hợp nhất ở trong khoảng 6.5 – 7.5. Độ pH của nước có ảnh hưởng tương đối lớn tới cá Cầu Vồng Xanh, cá Cầu Vồng Đỏ và cá Cầu Vồng Neon. Độ pH được tính theo phương trình Logarit. Vì vậy nước có độ pH là 5 thì gấp 10 lần pH 6 và gấp 100 lần pH 7. Vì thế đối với con người chỉ là khác biệt 1 độ pH nhỏ. Nhưng đối với cá cảnh lại thật sự rất nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu người nuôi ít thay nước, lâu lâu mới thay, thì chất nước sẽ nhanh trở nên có tính axit do sự thay đổi của các nhân tố. Vì thế nếu như đột nhiên thay đổi lượng nước lớn thì ắt sẽ gây ra xung kích khá lớn đối với cá. Cá bảy sắc Cầu Vồng thích hợp nuôi trong nước có độ cứng khoảng 10 – 15.
Nồng độ nồng độ NO2 trong bể cá Cầu Vồng
Nồng độ nồng độ NO2 cao hay thấp cũng có ảnh hưởng khá lớn tới khả năng sinh tồn của cá Cầu Vồng Xanh và cá Cầu Vồng đỏ lửa. Mặc dù khả năng thích nghi với nồng độ NO2 của chúng khá mạnh nhưng khi nồng độ NO2 quá cao sẽ gây tổn hại tới cá.
Đặc biệt là khi bể thủy sinh là môi trường hoàn toàn đóng kín. Hơn nữa việc thường xuyên tăng mật độ nuôi cũng có thể gây hại. Vì một khi sơ ý nhỏ cũng có thể sẽ khiến cá bảy sắc Cầu Vồng chết hàng loạt trong thời gian ngắn.
Chính vì vậy, người nuôi cá không thể xem nhẹ tính quan trọng của vấn đề này. Trên thị trường bán không ít các loại thuốc thử kiểm tra nồng độ NO2. Bạn có thể mua về và kiểm tra.
Muốn giải quyết vấn đề nồng độ NO2 quá cao, cách nhanh nhất chính là thay nước mới đã loại bỏ khí Clo. Tuy nhiên, nếu nồng độ NO2 quá cao trong thời gian dài thì bắt buộc phải xem xét lại thiết bị lọc nước hoặc mật độ nuôi cá.
Cũng tương tự như nuôi cá bảy màu, cá chép koi, cá la hán… Dù nuôi bất kì giống cá cảnh nào cũng phải nắm vững những kiến thức cơ bản. Việc nuôi cá bảy sắc Cầu Vồng Neon, đỏ, xanh… cũng không ngoại lệ.